Giáo án Tin học 6 - Tiết 2: Thông tin và tin học (tt) - Đỗ Thừa Trí

- Trong các hoạt động chúng ta vừa học theo các em hoạt động nào là quan trọng nhất trong việc mang lại hiểu biết cho con người?

- GV khẳng định câu trả lời của học sinh là đúng, vì nếu chúng ta chỉ tiếp nhận thông tin mà không có phản ứng nào thì việc tiếp nhận không có nghĩa. Ví như các em đi học mà không chép bài

- Việc lưu trữ và truyền thông tin có vai trò như thế nào?

- Để quan sát các vì sao trên trời các nhà thiên văn học không thể sử dụng mắt thường được. Vậy họ sử dụng dụng cụ gì? (Dụng cụ đó để giúp các em đo nhiệt độ của cơ thể, quan sát các tế bào trong môn sinh học).

- Mô tả dụng cụ:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Tiết 2: Thông tin và tin học (tt) - Đỗ Thừa Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Ngày soạn: 16 – 08 – 2014
Tiết 2	 	Ngày dạy: 19 – 08 – 2014
Bài 1. THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tt)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- Giúp các em hiểu khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.
- Có được khái niệm ban đầu về tin học và máy tính điện tử.
	2. Kỹ năng:
- Nhận biết được lợi ích của máy tính điện tử trong hoạt động thông tin của con người và nhận biết được nhiệm vụ chính của tin học.
	3. Thái độ:
- Học sinh cần nhận biết được tầm quan trọng của tin học.
- Có ý thức học tập, rèn luyện tinh thần cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn viết bảng, thước kẻ
	- Học sinh: SGK, viết, vở, thước kẻ, xem trước nội dung bài mới trước khi đến lớp.
III. Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại.
IV. Tiến trình bài dạy:
	1. Ổn định lớp:	6A1:/; 6A2:/; 6A3:/
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	- Thông tin là gì.
- Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó.
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hoạt động thông tin và tin học (20’)
- Trong các hoạt động chúng ta vừa học theo các em hoạt động nào là quan trọng nhất trong việc mang lại hiểu biết cho con người?
- GV khẳng định câu trả lời của học sinh là đúng, vì nếu chúng ta chỉ tiếp nhận thông tin mà không có phản ứng nào thì việc tiếp nhận không có nghĩa. Ví như các em đi học mà không chép bài 
- Việc lưu trữ và truyền thông tin có vai trò như thế nào? 
- Để quan sát các vì sao trên trời các nhà thiên văn học không thể sử dụng mắt thường được. Vậy họ sử dụng dụng cụ gì? (Dụng cụ đó để giúp các em đo nhiệt độ của cơ thể, quan sát các tế bào trong môn sinh học).
- Mô tả dụng cụ:
+ Kính thiên văn:
+ Kính hiển vi:
- GV nhận xét.
- GV gọi HS đoc nội dung ghi nhớ SGK-Tr 5
- Quá trình xử lí thông tin là quan trọng nhất.
- Lưu trữ các thông tin giúp em ngày càng có nhiều hiểu biết hơn.
- Truyền thông tin làm cho nhiều người được biết đến.
- Kính thiên văn
- Kính hiển vi
- Nhiệt kế
- HS chú ý quan sát và nghe giảng.
- HS đoc nội dung ghi nhớ SGK-Tr 5
3. Hoạt động thông tin và tin học:
- Khi thông tin được tiếp nhận hay còn gọi là thông tin vào, chúng ta sẽ có xử lí, kết quả của việc xử lí đó là một thông tin mới được gọi là thông tin ra. Đây chính là mô hình của quá trình xử lí thông tin.
TT ra
Xử lí
TT vào
- Việc lưu trữ và truyền thông tin làm cho thông tin ngày càng tích luỹ nhiều và nhân rộng.
- Các dụng cụ đó do con người tạo ra để hỗ trợ, mở rộng khả năng tiếp nhận, xử lí thông tin về thế giới xung quanh.
Máy tính điện tử ban đầu để hỗ trợ cho việc tính toán. Tuy nhiên cho đến nay nó còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống.
* Ghi nhớ: SGK/Tr 5
Hoạt động 2: Luyện tập (12’)
- GV nhắc lại mô hình quá trình xử lí thông tin
- Giáo viên đưa bài tập 1.1 đến bài tập 1.7 trong SBT tr5+6
- Yêu cầu học sinh thực hiện và trả lời.
- HS nghe và ghi nhớ
- HS đọc đề bài các bài tập .
- HS suy nghĩ và trả lời các bài tập.
- HS nhận xét.
Hoạt động 3: Đọc bài đọc thêm “Sự phong phú của thông tin” (3’)
- GV Mời 1 học sinh đọc bài đọc thêm “Sự phong phú của thông tin”.
- 1 học sinh đọc bài đọc thêm “Sự phong phú của thông tin”.
Bài đọc thêm “Sự phong phú của thông tin”.
 SGK
	4. Củng cố: (2’)
	- GV nhắc lại mô hình quá trình xử lí thông tin.
5. Hướng dẫn về nhà: (3’)
	- Nhắc nhở học sinh học bài cũ.
	- Làm các bài tập 4,5 SGK/Tr 05.
	6. Rút kinh nghiệm tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTIN6T2.doc