Giáo án Tin học 4 - Nguyễn Quốc Đăng

I. Mục tiêu:

- HS biết được các chức năng và ý nghĩa của phần mềm Cùng học toán 4. Có thể tự khởi động và tự ôn luyện làm toán trên phần mềm.

- Học sinh hiểu và thao tác thành thạo các dạng toán khác nhau và thực hiện đúng theo quy trình làm bài của phần mềm.

- Thông qua phần mềm, HS có ý thức và hiểu được ý nghĩa, tác dụng của phần mềm máy tính trong đời sống hàng ngày của con người, trong đó có việc học các môn học cụ thể.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.

- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.

 

doc79 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 4 - Nguyễn Quốc Đăng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, HD những HS thực hành còn chậm.
- Trình chiếu 3 kết quả thực hành.
- Nhận xét chung, tuyên dương.
- Tương tự cho HS thực hành bài T4, T5, SGK trang 85.
- Nhận xét quá trình thực hành và nhắc nhỡ những lỗi mà HS thường mắc.
*Hoạt động 3: Bài tập
- Cho HS đọc bài tập B2, SGK trang 86.
- Y/c HS chọn đáp án.
- Nhận xét.
- Cho HS đọc bài tập B3, SGK trang 86.
- Y/c HS chọn đáp án.
- Nhận xét.
- Chép bài.
- Quan sát.
- Các bước thực hiện:
+ Chọn phần văn bản cần thay đổi phông chữ;
+ Nháy chuột ở mũi tên bên phải ô phông chữ.
+ Nháy chuột để chọn phông chữ em muốn.
- Nhận xét.
- Đọc bài thực hành.
- Thực hành theo nhóm đôi.
- Nhận xét.
- Đọc bài tập.
- Chọn đáp án thứ 2.
- Đọc yêu cầu bài.
- Chọn đáp án thứ 3.
3'
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Nhắc lại các bước thay đổi cỡ chữ và phông chữ.
- Tìm hiểu bài: Sao chép văn bản.
- Chú ý lắng nghe.
- HS thực hiện.
Tuần 23 	Ngày dạy: //
Tiết 
BÀI 5: SAO CHÉP VĂN BẢN (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách sao chép văn bản.
- Học sinh biết sử dụng các nút lệnh Sao chép và Dán để sao chép các phần văn bản đã chọn.
- Thái độ say mê, hứng thú học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
4'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy thay đổi phông chữ cho đoạn văn?
- Nhận xét – ghi điểm.
- Thực hành thay đổi phông chữ.
2'
10'
16'
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Sao chép văn bản
- Nếu trong một văn bản mà có nhiều nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần thì ta không cần gõ lại nội dung đó, vì sẽ làm mất nhiều thời gian.
*Hoạt động 1: Các bước thực hiện
- Cho HS quan sát hai khổ thơ. Yêu cầu đọc kĩ hai khổ thơ (SGK - trang 81).
- Em thấy từ trăng và câu Trăng ơi.....từ đâu đến? được lặp lại bao nhiêu lần? 
- Nếu em gõ nhiều lần cùng một nội dung như vậy thì mất rất nhiều thời gian. Vậy có cách nào có thể giúp tiết kiệm thời gian không?
- Nhận xét.
- Thực hành mẫu sao chép văn bản: Để sao chép thì ta sẽ thực hiện như sau:
 +Chọn phần văn bản cần sao chép.
 + Nháy chuột ở nút sao chép (Copy) trên thanh công cụ để đưa nội dung vào bộ nhớ của máy tính.
 + Đặt con trỏ soạn thảo tại nơi cần sao chép.
 - Nháy chuột ở nút dán (Paste) để dán nội dung vào vị trí con trỏ đang đứng.
* Chú ý: 
 - Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C thay cho việc nhấn nút sao chép. 
 - Nhấn tổ hợp phím Ctrl+ V thay cho việc nhấn nút dán.
- Cho 1HS lên thực hành để lớp nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 2: Thực hành
- Đọc yêu cầu bài thực hành T1, SGK trang 89.
- Cho HS thực hành theo nhóm đôi.
- Nhắc nhở HS quan sát phần HD để thực hành tốt hơn, có thể sử dụng tổ hợp phím.
- Trình chiếu 3 bài thực hành cho lớp quan sát.
- Nhận xét chung, tuyên dương.
Lưu ý: Em có thể nháy nút Dán nhiều lần.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Câu trăng ơi... từ đâu đến? xuất hiện 3 lần.
- Thảo luận nhóm: Sao chép phần văn bản giống nhau.
- Chú ý quan sát.
- Chú ý lắng nghe.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Thực hành.
- Nhận xét.
. 
2'
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét quá trình thực hành của HS.
- Nêu tóm tắt cách sao chép văn bản.
- Về nhà xem lại bài để tiết tới thực hành cho thật tốt.
- Lắng nghe.
Tuần 23 	Ngày dạy: //
Tiết 
BÀI 5: SAO CHÉP VĂN BẢN (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Ôn lại cách sao chép văn bản.
- Học sinh biết sử dụng các nút lệnh Sao chép và Dán để sao chép các phần văn bản đã chọn, có thể sử dụng tổ hợp phím để thay các nút lệnh.
- Hứng thú trong học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
4'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy thực hành sao chép đoạn văn bản?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Thực hành.
2'
7'
15'
8'
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Sao chép văn bản (tiếp)
*Hoạt động 1: Ôn các bước thực hiện 
- Em hãy nêu lại các bước để sao chép trong văn bản?
- Nhận xét và cho điểm.
- Cho 1HS vừa thực hành vừa nêu các bước thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Hoạt động 2: Thực hành
- Y/c HS đọc bài thực hành T2, SGK trang 89.
- Cho HS thực hành theo nhóm đôi.
- Nhắc nhở HS quan sát phần HD để thực hành tốt hơn, có thể sử dụng tổ hợp phím.
- Trình chiếu 3 bài thực hành cho lớp quan sát.
- Nhận xét chung, tuyên dương.
*Hoạt động 3: Lưu văn bản
- Thực hành mẫu và giảng giải các bước thực hiện để lưu văn bản trong Word:
+ Nháy chuột ở nút Lưu. Một hộp thoại được mở ra.
+ Gõ tên văn bản trong ô File Name.
+ Nháy nút Save trên hộp thoại để lưu.
- Cho HS thực hành lưu văn bản vừa gõ.
- 2 HS nêu.
- Chú ý quan sát.
- Đọc yêu cầu bài.
- Thực hành.
- Nhận xét.
- Quan sát.
- Thực hành.
3'
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét quá trình thực hành của học sinh.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập soạn thảo và lưu văn bản, chuẩn bị bài tiếp theo: Trình bày chữ đậm, nghiêng.
- Chú ý lắng nghe.
Tuần 24 	Ngày dạy: //
Tiết 
BÀI 6: TRÌNH BÀY CHỮ ĐẬM, NGHIÊNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Hiểu cách sử dụng các nút lệnh B và I để trình bày chữ đậm và chữ nghiêng.
- Hứng thú, ham học hỏi.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
4'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu các bước để sao chép đoạn văn bản?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nêu các bước thực hiện.
2'
 8'
5'
18'
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Trình bày chữ đậm, nghiêng
*Hoạt động 1: Các bước thực hiện để trình bày chữ đậm 
- GV mở một bài thực hành đã trình bày sẵn chữ thường, chữ đậm và chữ nghiêng sau đó yêu cầu HS cho biết:
 Bác Hồ của chúng em 
 Bác Hồ của chúng em
 Bác Hồ của chúng em 
 + Điểm giống nhau giữa ba dòng trên? 
 + Sự khác nhau giữa ba dòng trên? 
- HS trả lời.
- Nhận xét và ghi điểm cho học sinh.
- Để thực hiện thao tác in đậm ta sẽ thực hiện theo các bước sau:
 + B1: Chọn (bôi đen) phần văn bản cần tô đậm.
 + Nhắp chuột trái vào chữ B trên thanh công cụ.
(Hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + B)
- Muốn cho văn bản trở lại bình thường như lúc đầu thì ta thực hiện lại thao tác vừa làm (bỏ in đậm).
* Ngoài việc tạo chữ đậm, ta còn có thể tạo chữ nghiêng cho văn bản.
*Hoạt động 2: Tạo chữ nghiêng
- Để định dạng chữ nghiêng cho văn bản, ta sẽ thực hiện theo các bước sau:
 + B1: Chọn (bôi đen) văn bản cần in nghiêng.
 + Nhắp chuột trái vào chữ I trên thanh công cụ.
(Hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + I)
- Muốn cho văn bản trở lại bình thường như lúc đầu thì ta thực hiện lại thao tác vừa làm (bỏ in nghiêng).
*Hoạt động 3: Thực hành
- Y/C HS gõ và trình bày bài thơ theo mẫu:
- HD: 
 + Nháy chuột vào chữ B rồi gõ tên bài thơ. Sau đó nhấn phím Enter.
 + Gõ tiếp nội dung còn lại.
(Chú ý: lúc này các câu thơ vẫn được in đậm)
 + Chọn nội dung bài thơ (trừ tên bài thơ).
 + Nháy chuột vào chữ B để chuyển nội dung bài thơ về chữ thường.
 + Nháy chuột vào chữ I để tạo chữ nghiêng.
* Thực hành:
Gõ bài thơ “Nắng Ba Đình”, "Bác Hồ ở chiến khu" và trình bày theo mẫu (SGK trang 93, 94).
- Chú ý lắng nghe.
- Quan sát.
- Ba nội dung giống nhau
- Cách trình bày khác nhau.
 + Dòng 1: chữ thường.
 + Dòng 2: chữ in đậm.
 + Dòng 3: chữ nghiêng.
- Lắng nghe.
- Chú ý quan sát. 
- Lắng nghe.
- Thực hành 
- Thực hành theo nhóm đôi.
2'
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét quá trình thực hành của học sinh.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh phải nắm được cách để tạo chữ đậm và nghiêng.
- Chú ý lắng nghe.
Tuần 24 	Ngày dạy: //
Tiết 
BÀI 6: TRÌNH BÀY CHỮ ĐẬM, NGHIÊNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Hiểu cách sử dụng các nút lệnh B và I để trình bày chữ đậm và chữ nghiêng.
- Hiểu cách sử dụng nút lệnh U để trình bày nét gạch dưới văn bản.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
4'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên thực hành thay đổi kích thước chữ, tạo chữ đậm, nghiêng cho văn bản mẫu.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Thực hành.
2'
7'
5'
18'
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: Trình bày chữ đậm, nghiêng (tiếp)
*Hoạt động 1: Ôn lại các bước thực hiện để trình bày chữ đậm, nghiêng
- Y/c HS nhắc lại cách tạo chữ đậm cho đoạn văn mẫu.
- Cho 2 HS lên thực hiện.
- Nhận xét, ghi đểm.
- Y/c HS nhắc lại cách tạo chữ nghiêng cho đoạn văn mẫu.
- Cho 2 HS lên thực hiện.
 - Nhận xét, ghi đểm.
- Hệ thống lại thao tác tạo chữ đậm, chữ nghiêng một lần nữa.
* Ngoài việc tạo chữ đậm, nghiêng ta còn có thể tạo đường gạch dưới (dấu gạch chân) cho văn bản.
*Hoạt động 2: Tạo đường gạch dưới cho văn bản
- Để định dạng dấu gạch chân cho văn bản, ta sẽ thực hiện theo các bước sau:
 + B1: Chọn (bôi đen) văn bản cần gạch chân
 + Nhắp chuột trái vào chữ U trên thanh công cụ.
(Hoặc nhấn tổ hợp phúm Ctrl + U)
- Muốn cho văn bản trở lại bình thường như lúc đầu thì ta thực hiện lại thao tác vừa làm (bỏ gạch chân).
*Hoạt động 3: Thực hành
- Bằng tất cả những gì đã học được, em hãy thực hành gõ và trình bày các bài thơ theo ý thích.
- Quan sát, sửa chữa những sai sót cho HS.
- Trình chiếu 3 kết quả để lớp quan sát.
- Nhận xét chung, tuyên dương, cho điểm.
- Trả lời.
- Thực hành.
- HS trả lời.
- Thực hành.
- Lắng nghe.
- Chú ý quan sát. 
- Thực hành theo nhóm đôi.
2'
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét quá trình thực hành của học sinh.
- Nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu học sinh phải nắm được cách để tạo chữ đậm và nghiêng.
- Chú ý lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Tuần 25 	Ngày dạy: //
Tiết 
Bài 7: THỰC HÀNH TỔNG HỢP (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức đã học để thực hành tốt hơn.
- Luyện tập kĩ năng gõ văn bản bằng 10 ngón.
- Sử dụng tổ hợp phím để trình bày chữ.
- Hứng thú, tìm tòi trong học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
- Học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
III. Tiến trình lên lớp:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1'
7'
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu các bước thay 

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4.doc
Giáo án liên quan