Giáo án Tin học 12 - Tiết 8-20

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức:

• Biết được M.Access là một hệ QTCSDL

• Biết 4 loại đối tượng chính: Tables, Forms, Queries, Reports.

b) Về định hướng phát triển năng lực:

Qua dạy học có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng CNTT và Truyền thông qua những bài tập cụ thể trong cuộc sống:

- Xác định nhiệm vụ học tập hệ QT CSDL Access.

- Tự tìm nguồn tài liệu

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12;

+ Chuẩn bị của học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi.

 

doc38 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 12 - Tiết 8-20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 2
TẠO CẤU TRÚC BẢNG (t2)
I. Mục tiêu
a. Về kiến thức:
Thực hiện được các thao tác cơ bản: khởi động và kết thúc Access, tạo CSDL mới;
Phân biệt được các loại đối tượng, sự khác nhau giữa các cửa sổ của từng loại đối tượng.
b. Về kĩ năng
Có các kĩ năng cơ bản về tạo cấu trúc bảng theo mẫu, chỉ định khoá chính;
Thực hiện được chỉnh sửa và lưu cấu trúc bảng.
c. Về thái độ
HS nhận thức được lợi ích cũng như tầm quan trọng của các công cụ phần mềm nói chung cũng như của hệ QTCSDL nói riêng để có quyết tâm học tập tốt, nắm vững các khái niệm và thao tác cơ sở của Access. 
d) Về định hướng phát triển năng lực:
Qua dạy học có thể hướng tới hình thành và phát triển giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng CNTT và TT qua những bài tập cụ thể:
Lựa chọn hiệu quả các thiết bị ICT để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể.
Sử dụng được kỹ thuật để hỗ trợ kiến thức mới
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12, máy tính và phần mềm Access.
b. Chuẩn bị của học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi.
III . Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Nội dung bài mới
Hoạt động 1. Tỉm hiểu Bài 3
GV: Đưa ra nội dung bài 3 SGK trang 41.
HS: Đọc và tìm hiểu bài 3.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác chuyển trường.
HS: Theo dõi và thực hiện trên máy của mình.
GV: Quan sát và chỉnh sửa nếu cần.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác thêm các trường.
HS: Theo dõi và thực hiện trên máy của mình.
GV: Quan sát và chỉnh sửa nếu cần.
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác lưu cấu trúc bảng và thoát ra khỏi Access.
HS: Theo dõi và thực hiện trên máy của mình.
GV: Quan sát và chỉnh sửa khi cần.
Nội dung: 
Bài 3.	 
- Chuyển trường DoanVien xuống dưới trường NgSinh và trên trường DiaChi.
- Thêm các trường sau:
Tên trường
Mô tả
Li
Điểm trung bình môn Lí
Hoa
Điểm trung bình môn Hoá
Tin
Điểm trung bình môn Tin
	- Lưu lại bảng và thoát khỏi Access.
1. Thao tác chuyển trường Doanvien xuống dưới trường Ngsinh và trên trường địa chỉ:
- Chọn trường muốn thay đổi vị trí, nhấn chuột và giữ. Khi đó Access sẽ hiển thị một đường nhỏ nằm ngang ngay trên trường được chọn; 
- Di chuyển chuột, đường nằm ngang đó sẽ cho biết vị trí mới của trường; 
- Thả chuột khi đã di chuyển trường đến vị trí mong muốn.
2. Thao tác - Thêm các trường sau:
Tên trường
Mô tả
Li
Điểm trung bình môn Lí
Hoa
Điểm trung bình môn Hoá
Tin
Điểm trung bình môn Tin
Để thêm trường Li, Hoa, Tin vào bên trên (trái) trường hiện tại, thực hiện: 
- Chọn Insert®Rows hoặc nháy nút ;
- Gõ tên trường, chọn kiểu dữ liệu, mô tả và xác định các tính chất của trường (nếu có).
3. Thao tác lưu lại bảng và thoát khỏi Access:
Lưu cấu trúc bảng
- Chọn lệnh File®Save hoặc nháy nút lệnh ; 
- Gõ tên bảng vào ô Table Name trong hộp thoại Save As; 
- Nháy nút OK hoặc nhấn phím Enter. 
Thoát khỏi bảng: 
- Sau khi đâ lưu bảng ta vào File chọn Exit.
Hoạt động 2. Một số vấn đề cần quan tâm khi làm việc với cấu trúc bảng
GV: Đưa ra các chú ý khi làm việc với cấu trúc bảng.
HS: Theo dõi và ghi nhớ.
HS: Tiến hành làm bài tập thực hành.
GV: Nhắc nhở học sinh cần lưu ý các chú ý trên khi thực hành.
GV: Quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình thực hành.
2. Một số lưu ý.
*. Các trường điểm trung bình môn, để hiển thị được số dạng thập phân có một chữ số và luôn hiển thị dạng thập phân, trong phần Field Properties ta đặt một số thuộc tính: 
*.Đặt tên: 
 * Không đặt tên bảng hay mẫu hỏi trùng tên.
 * Tên trường không quá 64 kí tự.
 * Những kí tự không dùng: dấu chấm, chấm than, dấu huyền, các dấu ngoặc vuông. * Tránh dùng tên trùng với tên hàm có sẵn trong Access hoặc tên tính chất của trường. 
*. Trong chế độ thiết kế để tạo/sửa đổi cấu trúc bảng: 
 * Phím TAB hoặc Enter để chuyển qua lại giữa các ô.
 * Phím F6 để chuyển qua lại giữa hai phần của cửa sổ cấu trúc bảng.
*. Khi đã chỉ định khóa chính cho bảng, Access sẽ không cho phép nhập giá trị trùng hoặc để trống giá trị trong trường khóa chính. 
IV. Củng cố - Luyện tập
Sau khi học xong bài học sinh cần: Thực hiện được các thao tác cơ bản: khởi động và kết thúc Access, tạo CSDL mới;
Phân biệt được các loại đối tượng, sự khác nhau giữa các cửa sổ của từng loại đối tượng.
V. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
	HS về làm các bài tập trong sách bài tập từ bài 2.26 đến bài 2.40. Và đọc trước bài CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG.
-----------------------------------------------------
Ngày soạn: 25/9/2014
Tiết:14
BÀI 5: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG
1. Mục tiêu
a) Kiến thức:
- Biết cách cập nhật dữ liệu: Thêm bản ghi mới, chỉnh sửa bản ghi, xoá bản ghi
- Biết cách sắp xếp dữ liệu tăng, giảm theo trường ( ở chế độ hiển thị dạng bảng).
 b) Về định hướng phát triển năng lực:
Qua dạy học có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng CNTT và TT, năng lực sáng tạo qua những tình huống cụ thể:
Say mê nêu được nhìêu ý tưởng mới trong học tập không sợ sai.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12;
+ Chuẩn bị của học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi.
3. Nội dung giảng dạy chi tiết:
	a)Cập nhật dữ liệu:
	+ Thêm bản ghi mới
	+ Chỉnh sửa bản ghi
	+ Xoá bản ghi
	b)Sắp xếp và lọc:
	+ Hai cách sắp xếp: Sắp xếp tăng dần, sắp xếp giãm dần
	+ Hai cách lọc: lọc với 1 điều kiện, lọc với nhiều điều kiện
4 . Tiến trình bài dạy
a) Ổn định lớp:
b)Kiểm tra bài cũ: Học sinh lên máy GV thực hiện các thao tác tạo bảng theo yêu cầu GV
c)Nội dung bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu thao tác cập nhật dữ liệu. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Sau khi tạo cấu trúc các bảng, hãy cho biết bước tiếp theo thực hiện công việc gì?
HS: 1 HS trả lời câu hỏi:
Cập nhật dữ liệu
GV: Em hiểu như thế nào là cập nhật dữ liệu?
HS: 1 Trả lời: Cập nhật dữ liệu là thay đổi dữ liệu trong các bảng 
GV: Nêu các thao tác thực hiện thêm bản ghi mới.
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Nêu thao tác chỉnh sửa giá trị một trường của bản ghi?
HS: Nháy chuột vào ô chứa dữ liệu tương ứng và thực hiện các thay đổi cần thiết.
GV: Nêu thao tác xóa bản ghi?
HS: 1 HS trả lời: Chọn bản ghi cần xóa, nhấn phím Delete và chọn Yes.
GV: Lưu ý khi đã bị xoá thì bản ghi không thể khôi phục lại được.
1. Cập nhật dữ liệu
Cập nhật dữ liệu là thay đổi dữ liệu trong các bảng gồm:
 * Thêm bản ghi mới.
 * Chỉnh sửa bản ghi.
 * Xóa các bản ghi.
a) Thêm bản ghi mới (Record)
- Chọn Insert®New Record hoặc nháy nút (New Record) trên thanh công cụ rồi gõ dữ liệu tương ứng vào mỗi trường. 
- Cũng có thể nháy chuột trực tiếp vào bản ghi trống ở cuối bảng rồi gõ dữ liệu tương ứng.
b) Chỉnh sửa.
Để chỉnh sửa giá trị một trường của một bản ghi chỉ cần nháy chuột vào ô chứa dữ liệu tương ứng và thực hiện các thay đổi cần thiết.
c) Xóa bản ghi.
Chọn bản ghi cần xoá.
Nháy nút (Delete Record) hoặc nhấn phím Delete.
Trong hộp thoại khẳng định xoá (h. 26), chọn Yes. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu thao tác Sắp xếp và lọc 
GV: Đưa ra ví dụ đã được lập sẵn và thực hiện thao tác sâp xếp bản các bản ghi theo yêu cầu.
HS: Chú ý quan sát và ghi bài.
GV: Cho hình 27 SGK trang 43. Em hãy nêu các thao tác để sắp xếp các bản ghi theo tên?
HS: 1 HS lên bảng thực hiện.
Để sắp xếp các bản ghi theo tên:
Chọn trường Ten; 
Nháy nút . Các bản ghi sẽ được sắp xếp tên tăng dần theo bảng chữ cái.
GV: Từ ví dụ trên em hãy nêu thao tác sắp xếp bản ghi theo thứ tự giảm dần của ngày sinh?
HS: 1 HS lên bảng thực hiện thao tác.
1. Chọn trường NgSinh; 
2. Nháy nút .
GV: Chức năng của lọc dữ liệu?
HS: Lọc dữ liệu là một công cụ của hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho phép tìm ra những bản ghi thỏa mãn một số điều kiện nào đó phục vụ tìm kiếm.
GV: Thế nào là lọc theo ô dữ liệu đang chọn?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Thế nào là lọc theo mẫu?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Chú ý: Sau khi kết thúc, có thể nháy lại vào nút để trở về dữ liệu ban đầu. 
GV: Cho hình 27 SGK trang 43. Em hãy nêu cách để tìm tất cả các học sinh có tên là Hải?
GV: Thực hiện mẫu thao tác.
HS: Quan sát GV thực hiện.
GV: Gọi 1 HS lên bảng thực hiện lại thao tác.
2. Sắp xếp và lọc
a) Sắp xếp
Access có các công cụ cho phép sắp xếp các bản ghi theo thứ tự khác với thứ tự chúng được nhập.
Chọn trường cần sắp xếp trong chế độ hiển thị trang dữ liệu; 
Dùng các nút lệnh (tăng dần) hay (giảm dần) để sắp xếp các bản ghi của bảng dựa trên giá trị của trường được chọn;
Lưu lại kết quả sắp xếp.
b) Lọc
Access cho phép lọc ra những bản ghi thoả mãn điều kiện nào đó bằng cách sử dụng các nút lệnh sau đây trên thanh công cụ Table Datasheet (h. 25):
Lọc theo ô dữ liệu đang chọn
Lọc theo mẫu, điều kiện được trình bày dưới dạng mẫu
Lọc / Huỷ bỏ lọc
+ Lọc theo ô dữ liệu đang chọn: Chọn ô rồi nháy nút , Access sẽ lọc ra tất cả các bản ghi có giá trị của trường tương ứng bằng với giá trị trong ô được chọn.
+ Lọc theo mẫu: Nháy nút , rồi nhập điều kiện lọc vào từng trường tương ứng theo mẫu, sau đó nháy nút để lọc ra tất cả các bản ghi thoả mãn điều kiện 
* Để tìm tất cả các học sinh có tên là Hải:
- Chọn một ô trong cột Ten có giá trị là "Hải" (h. 28).
- Nháy nút , Access hiển thị danh sách các học sinh có tên là Hải (h. 29).
5. Củng cố: 
	+ Gọi HS lên máy thực hiện lại các thao tác trên bảng: sắp xếp, lọc
6.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Dặn BTVN: 1; 2 trang 47
Thanh Miện, ngày tháng năm 2014
	ĐÃ KIỂM TRA
	Nguyễn Tất Sáng
Ngày soạn: 5/10/2014
Tiết PPCT: 15
BÀI 5: CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG (tiếp)
1. Mục tiêu
	a) Về kiến thức
Biết được chế độ làm việc khi thao thực hiện các thao tác cơ bản.
Biết và vận dụng được các thao tác tìm kiếm dữ liệu vào trong quá trình thao thực hành
 b) Về định hướng phát triển năng lực:
Qua dạy học có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng CNTT và TT, năng lực sáng tạo qua những tình huống cụ thể:
Say mê nêu được nhìêu ý tưởng mới trong học tập không sợ sai.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo

File đính kèm:

  • doctin 12Tiet 820 theo DHNL.doc