Giáo án Tin học 12 - Chương I: Khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu

1. Mục tiêu

a) Về kiến thức:

• Biết các vấn đề cần giải quyết trong một bài tóan quản lí và sự cần thiết phải có CSDL.

• Biết vai trò của CSDL trong học tập và cuộc sống.

b) Về kĩ năng:

• Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.

c) Về thái độ:

• Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày.

d) Định hướng phát triển năng lực:

Qua dạy học có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề:

- Lấy được ví dụ về những bài toán quản lý phổ biến trong thực tế.

- Diễn tả được các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức.

 

doc24 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2738 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tin học 12 - Chương I: Khái niệm về hệ cơ sở dữ liệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin. 
GV: Các thao tác dữ liệu?
HS: - Xem nội dung dữ liệu.
 - Cập nhật dữ liệu (nhập, sửa, xóa dl).
 - Khai thác dữ liệu (sắp xếp, tìm kiếm, kết xuất báo cáo, ...)
GV: Chỉ có những người thiết kế và quản lí CSDL mới được quyền sử dụng các công cụ này. Người dùng chỉ nhìn thấy và thực hiện được các công cụ ở a, b.
1. Các chức năng của hệ QTCSDL.
Một hệ QTCSDL có các chức năng cơ bản sau:
a) Cung cấp môi trường tạo lập CSDL
Một hệ QTCSDL phải cung cấp một môi trường cho người dùng dễ dàng khai báo kiểu dữ liệu, các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin và các ràng buộc trên dữ liệu. Để thực hiện được chức năng này, mỗi hệ QTCSDL cung cấp cho người dùng một ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu.
b) Cung cấp cách cập nhật và khai thác dữ liệu
Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay tìm kiếm, kết xuất thông tin được gọi là ngôn ngữ thao tác dữ liệu.
Thao tác dữ liệu gồm: 
Cập nhật (nhập, sửa, xoá dữ liệu);
Khai thác (tìm kiếm, kết xuất dl).
c) Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển việc truy cập vào dữ liệu
Để góp phần đảm bảo được các yêu cầu đặt ra cho một hệ CSDL, hệ QTCSDL phải có các bộ chương trình thực hiện những nhiệm vụ sau:
Đảm bảo an ninh, phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép. 
Duy trì tính nhất quán của dữ liệu;
Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời để bảo vệ các ràng buộc toàn vẹn và tính nhất quán;
Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm; 
Quản lí các mô tả dữ liệu. 
Hoạt động 2. Vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Đặt vấn đề: Liên quan đến hoạt động của một hệ CSDL, có thể kể đến bao vai trò khác nhau của con người.
Người quản trị
Người dùng
Người lập trình ứng dụng
GV: Nhiệm vụ của người quản trị CSDL?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Thiết kế và cài đặt CSDL, hệ QTCSDL, và các phần mềm có liên quan.
- Cấp phát các quyền truy cập CSDL
- Duy trì các hoạt động hệ thống nhằm thỏa mãn các yêu cầu của các ứng dụng và của người dùng. 
GV: Vai trò của người lập trình ứng dụng?
HS: Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Người dùng thường được phân thành từng nhóm, mỗi nhóm có một số quyền hạn nhất định để truy cập và khai thác CSDL.
3. Vai trò của con người khi làm việc với hệ cơ sở dữ liệu
a) Người quản trị cơ sở dữ liệu
Là một người hay nhóm người được trao quyền điều hành CSDL.
Nhiệm vụ của người quản trị CSDL:
Quản lí các tài nguyên của CSDL, hệ QTCSDL, và các phần mềm có liên quan.
Tổ chức hệ thống: phân quyền truy cập cho người dùng, đảm bảo an ninh cho hệ CSDL. Nâng cấp hệ CSDL: bổ sung, sửa đổi để cải tiến chế độ khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng.
Bảo trì CSDL: thực hiện các công việc bảo vệ và khôi phục hệ CSDL
b) Người lập trình ứng dụng:
Là người có nhiệm vụ xây dựng các chương trình ứng dụng hỗ trợ khai thác thông tin từ CSDL trên cơ sở các công cụ mà hệ quản trị CSDL cung cấp. 
c) Người dùng
Là người có nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL.
IV. Củng cố và luyện tập. 
V. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 
Về làm các bài tập 1,2,3,4,5/Trang 20
Ngày soạn: 22/08/2014
Tiết: 04
§2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU 
(Tiết 2)
1. Mục tiêu
Biết các bước xây dựng CSDL.
Về định hướng phát triển năng lực:
Qua dạy học có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề:
- Thực hiện và suy ngẫm về cách thức tiến hành các bước xây dựng CSDL.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12, máy chiếu;
+ Chuẩn bị của học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi.
3. Nội dung giảng dạy chi tiết:
	b) Các bước xây dựng CSDL: + Khảo sát + Thiết kế + Kiểm thử
4 . Tiến trình bài dạy
a) Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
1. NN định nghĩa DL trong 1 hệ QTCSDL cho phép ta làm những gì?
(Gợi ý: Chho phép ta: Khai báo kiểu và cấu trúc DL; Khai báo các ràng buộc trên DL)
2. Hãy kể các loại thao tác DL, nêu VD?
(Gợi ý: thao tác trên CSDL có thể phân làm ba nhóm cơ bản:
Thao tác vớI cấu trúc DL:khai báo tạo lập DL mới, cập nhật CTDL, phần này do NN định nghĩa DL đảm bảo
Cập nhật dữ liệu
Khai thác thông tin: tìm kiếm,SX DL và kết xuất báo cáo.)
Nội dung bài mới
Hoạt động 1: Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu 
GV: Đặt vấn đề: Việc xây dựng CSDL của một tổ chức được tiến hành theo các bước:
Bước 1: Khảo sát;
Bước 2: Thiết kế;
Bước 3: Kiểm thử.
HS: Lắng nghe và ghi bài đầy đủ
GV: Theo em bước khảo sát ta cần thực hiện những công việc gì?
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Giới thiệu bước thiết kế CSDL.
HS: Chú ý lắng nghe và ghi bài.
GV: Giới thiệu bước kiểm thử.
HS: Chú ý lắng nghe và ghi bài.
4. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu
Bước 1: Khảo sát
Tìm hiểu các yêu cầu của công tác quản lí.
 Xác định và phân tích mối liên hệ các dữ liệu cần lưu trữ.
 Phân tích các chức năng cần có của hệ thống khai thác thông tin, đáp ứng các yêu cầu đặt ra. 
 Xác định khả năng phần cứng, phần mềm có thể khai thác, sử dụng.
Bước 2: Thiết kế
Thiết kế CSDL.
 Lựa chọn hệ quản trị để triển khai.
 Xây dựng hệ thống chương trình ứng dụng.
Bước 3: Kiểm thử 
Nhập dữ liệu cho CSDL.
 Tiến hành chạy thử các chương trình ứng dụng.
Hoạt động 2: Một số bài tập 
GV: Đưa ra bài tập1.
HS: Quan sát và làm bài.
GV: Đáp án.
B, D sai vì
B. Trừ một số chương trình đặc biệt (thông thường các chương trình kiểm tra trạng thái thiết bị) tất cả các phần mềm đều phải chạy trên nền tảng của một HĐH nào đó.
D. Ngôn ngữ CSDL là công cụ do hệ QTCSDL cung cấp để người dùng tạo lập và khai thác CSDL, hệ QTCSDL là sản phẩm phần mềm được xây dựng dự trên một hoặc một số ngôn ngữ lập trình khác nhau (trong đó có thể có cả ngôn ngữ CSDL).
GV: Đưa ra bài tập 2.
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
GV: Đáp án.
E. Bộ quản lí dữ liệu của hệ QTCSDL không trực tiếp quản lí các tệp CSDL, mà tương tác với bộ quản lí tệp của hệ điều hành để quản lí, điều khiển việc tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác dữ liệu trên các tệp CSDL.
Bài 1: Những khắng định nào dưới đây là sai:
Hệ QTCSDL nào cũng có một ngôn ngữ CSDL riêng;
Hệ QTCSDL hoạt động độc lập, không phụ thuộc và hệ điều hành;
Ngôn ngữ CSDL và Hệ QTCSDL thực chất là một;
Hệ QTCSDL thực chất là một bộ phận của ngôn ngữ CSDL, đóng vai trò chương trình dịch cho ngôn ngữ CSDL;
Bài 2. Câu nào sau đây về hoạt động của một hệ QTCSDL là sai?
A. Trình ứng dụng tương tác với hệ QTCSDL thông qua bộ xử lí truy vấn;
B. Có thể tạo các truy vấn trên CSDL dựa vào bộ xử lí truy vấn;
C. Bộ quản lí dữ liệu của hệ QTCSDL tương tác với bộ quản lí tệp của hệ điều hành để quản lí, điều khiển việc tạo lập, cập nhật, lưu trữ và khai thác dữ liệu trên các tệp của CSDL;
D. Bộ quản lí tệp nhận các yêu cầu truy xuất từ bộ xử lí truy vấn và nó cung cấp dữ liệu cho bộ truy vấn theo yêu cầu;
E. Bộ quản lí dữ liệu của hệ QTCSDL quản lí trực tiếp các tệp CSDL.
IV. Củng cố: 
Qua bài học này học sinh biết vai trò của con người khi làm việc với hệ CSDL và 
biết các bước xây dựng CSDL.
V. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 
	Yêu cầu các em về nhà làm thêm các bài tập 1.27 đến 1.34 trong SBT để giờ sau ta học giờ bài tập.
Thanh Miện, ngày tháng năm 2014
	ĐÃ KIỂM TRA
	Nguyễn Tất Sáng
Ngày soạn: 29/08/2014
Tiết: 05
BÀI TẬP 
(Tiết 1)
1. Mục tiêu
Về kiến thức:
Củng cố các khái niệm đã học: CSDL, hệ QTCSDL, hệ CSDL;
Sự cần thiết phải có CSDL lưu trên máy tính, mối tương tác giữa các thành phần của hệ CSDL;
Về kĩ năng: Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
Về thái độ: Có ý thức sử dụng máy tính để khai thác thông tin, phục vụ công việc hàng ngày.
d) Về định hướng phát triển năng lực:
Qua dạy học có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua những bài tập cụ thể trong cuộc sống	
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12, tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ;
+ Chuẩn bị của học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi, hoạt động theo nhóm nhỏ.
3 . Tiến trình bài dạy
	a) Ổn định lớp:
	b) Kiểm tra bài cũ: Lồng vào trong các hoạt động của giờ học
	c) Nội dung bài mới :
Hoạt động 1: Chia lớp thành bốn nhóm nhỏ và ra bài tập
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: Thực hiện chia lớp thành bốn nhóm:
Nhóm 1: Tổ 1; Nhóm 2: Tổ 2; Nhóm 3: Tổ 3; Nhóm 4: Tổ 4.
HS: Thực hiện phân chia nhóm theo yêu cầu của giáo viên.
GV: Ra bài tập cho học sinh.
Yêu cầu: Nhóm 1+4 làm đề 1;
Nhóm 2+3 làm đề 2.
GV: Dùng máy chiếu hoặc bảng phụ ra đề để học sinh theo dõi bài tập của mình.
HS: Theo dõi bài tập, từng nhóm thảo luận nội dung đã được GV phân công.
Nội dung đề số 1 và đề số 2 được ghi trong bảng phụ hoặc được trình chiều bằng máy chiếu. 
Nội dung đề số 1
Câu 1: Hồ sơ giáo viên của một trường có thể có dạng như bảng dưới đây:
Stt
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
Là GV
chủ nhiệm
Môn
Số tiết/năm
Hệ số lương
1
Nguyễn Hậu
12/8/71
Nam
C
Toán
620
3.35
2
Tô sang
21/3/80
Nam
K
Tin
540
2.34
3
Nguyễn Lan
14/2/80
Nữ
C
Tin 
540
3.60
...
...
...
...
...
...
...
...
75
Minh Châu
3/5/75
Nữ
K
Toán
620
2.90
a) Với hồ sơ trên, theo em có thể thống kê và tổng hợp những gì?
b) Em hãy đưa ra hai ví dụ về khai thác dữ liệu phải sử dụng dữ liệu của nhiều cá thể?
c) Hai yêu cầu tìm kiếm thông tin với điều kiện phức tạp?
Câu 2: Khi dữ liệu ở câu 1 được lưu trong RAM có thể được xem là một CSDL đơn giản không? Vì sao?
Câu 3: Sau khi thực hiện tìm kiếm thông tin trong một tệp hồ sơ học sinh, khẳng định nào sau đây là sai?
a) Trình tự các hồ sơ trong tệp không thay đổi;
b) Tệp hồ sơ có thể xuất hiện trong hồ sơ mới;
c) Trình tự các hồ sơ trong tệp không thay đổi, nhưng những thông tin tìm thấy đã được lấy ra nên không còn trong những hồ sơ tương ứng;
d) Những hồ sơ tìm được sẽ không còn trên tệp vì người ta đã lấy thông tin ra.
Nội dung đề số 2
Câu1: Cho hồ sơ lớp như hình dưới, em hãy cho biết:
Stt
Họ tên
Ngày sinh
Giới tính
Đoàn viên
Địa chỉ
Điểm Toán
Điểm Lí
...
Điểm Hóa
Điểm Văn
Điểm Tin
1
Nguyễn An

File đính kèm:

  • docChuong 1 lop 12 nang luc.doc