Giáo án Tiết 23: thực hành tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của nhật bản

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết được đặc điểm các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

- Hiểu được ý nghĩa các hoạt động kinh tế đối ngoại đối với nền kinh tế - xã hội Nhật Bản.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện và bổ sung các kỹ năng thực hành địa lí:

+ Vẽ biểu đồ đường.

+ Nhận xét biểu đồ.

- Nhận xét tư liệu.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

1. Phương pháp dạy học:

- Dùng các câu hỏi phát vấn để kiểm tra kiến thức về nội dung bài thực hành

2. Phương tiện dạy học:

- Bảng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.

- Biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm ( trên giấy A2).

III. Hoạt động dạy học.

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Em hãy trình bày đặc điểm ngành dịch vụ của Nhật Bản ?.

3. Bài mới:

 

docx5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 16385 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 23: thực hành tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại của nhật bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY HỌC SỐ 1
Bài 9: NHẬT BẢN (Tiếp theo)
Tiết 23: Thực hành
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết được đặc điểm các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
Hiểu được ý nghĩa các hoạt động kinh tế đối ngoại đối với nền kinh tế - xã hội Nhật Bản.
Kỹ năng:
Rèn luyện và bổ sung các kỹ năng thực hành địa lí: 
+ Vẽ biểu đồ đường.
+ Nhận xét biểu đồ.
Nhận xét tư liệu.
Phương pháp và phương tiện dạy học.
Phương pháp dạy học:
Dùng các câu hỏi phát vấn để kiểm tra kiến thức về nội dung bài thực hành
Phương tiện dạy học:
 Bảng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.
Biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm ( trên giấy A2).
Hoạt động dạy học.
 Ổn định lớp 
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy trình bày đặc điểm ngành dịch vụ của Nhật Bản ?.
Bài mới:
Mở bài: 
Ở những tiết học trước các em đã được tìm hiểu về đất nước Nhật Bản. Là một đất nước tài nguyên không nhiều, đất chật người đông, quanh năm chịu nhiều thiên tai. Nhưng Nhật Bản là 1 trong những cường quốc về kinh tế, để làm được điều đó, hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản có ý nghĩa đăc biệt quan trọng. Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay, chúng ta sẽ học bài thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản. 
*Bước 1: Xác định yêu cầu bài thực hành
- Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài thực hành ( có bao nhiêu yêu cầu, đó là những yêu cầu nào).
GV: kết luận: Bài học bao gồm 2 yêu cầu: 
+ Vẽ biểu đồ
+ Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
*Bước 2: Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ.
- Treo bảng số liệu lên bảng :
Năm
1990
1995
2000
2001
2004
Xuất khẩu
287.6
443.1
479.2
403.5
565.7
Nhập khẩu
235.4
335.9
379.5
349.1
454.5
Cán cân thương mại
52.2
107.2
99.7
54.4
111.2
Bảng: Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm ( đơn vị:tỉ USD) 
 - GV: Câu hỏi: Nhìn vào Bảng giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm, hãy xác định biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm ? giải thích tại sao?. (2 phút).
- 1, 2 HS trình bày , các HS khác nhận xét và có ý kiến. 
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức: 
Với yêu cầu đưa ra, ta thấy: số liệu cần thể hiện trên biểu đồ là số liệu thô và không cần tính toán, gồm 5 năm và 3 đại lượng cần thể hiện là xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại.
 Như vậy, các biểu đồ có thể vẽ là:
Biểu đồ cột chồng
Biểu đồ cột ghép
Biểu đồ đường
Tuy nhiên:
-Với biểu đồ cột chồng, giá trị xuất khẩu, nhập khẩu được thể hiện rõ nhưng cán cân thương mại không được thể hiện rõ.
-Với biểu đồ cột ghép thì thể hiện khá rõ ràng cả 3 đại lượng, trên lý thuyết có thể vẽ được nhưng trong thực tế, số năm nhiều( 5 năm) và cách nhau không đều nên khi thể hiện trên vở không thấy được giá trị một cách trực quan.
-Còn lại, biểu đồ đường: 2 đường thể hiện 2 giá trị xuất khẩu và nhập khẩu, đồng thời khoảng cách giữa 2 đường chính là cán cân thương mại, vì vậy, biểu đồ đường đáp ứng được yêu cầu của câu hỏi và rất trực quan. 
- GV hướng dẫn sơ qua biểu đồ, yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ , còn lại tất cả các Hs trong lớp vẽ vào giấy.( 10 phút)
- Dựa vào biểu đồ HS vừa vẽ, GV nhận xét và chỉ rõ các bước vẽ cho học sinh 
Vẽ trục tung, chia các khoảng giá trị trên trục thích hợp, ghi giá trị, đơn vị
Vẽ trục hoành, chia các khoảng thời gian thích hợp, ghi năm
Chọn các điểm giá trị dựa vào trục tung và trục hoành
Nối các điểm lại với nhau
Tô khoảng trống ở giữa 2 đường và ghi số liệu
Chú thích kí hiệu
Tên biểu đồ
-GV treo lên bảng Biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm ( trên giấy A2).
- Chuyển ý: Trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản, hoạt động xuất nhập khẩu chỉ là 1phần, ngoài ra còn có ODA viện trợ phát triển chính thức; HDI- đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, để hiểu hơn về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản, chúng ta qua phần 2: Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại.
*Bước 3: Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
GV : Chia lớp thành 4 nhóm:
Gv phân chia nhiệm vụ: Từ biểu đồ đã vẽ và các thông tin trong sgk, hãy nêu các đặc điểm khái quát về các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.bao gồm:
+Nhóm 1: Nhận xét về hoạt động xuất nhập khẩu. GVHD: dựa vào số liệu và biểu đồ các em nhận xét tổng giá trị xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, xu hướng phát triển.
+Nhóm 2: Nhận xét về các bạn hàng chủ yếu.
+Nhóm 3: Nhận xét về ODA viện trợ phát triển chính thức
+Nhóm 4: Nhận xét HDI- đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, bổ sung, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
Từ 1990 đến 2004 Nhật Bản là một cường quốc về kinh tế đối ngoại
Xuất nhập khẩu:
+ Tổng giá trị XNK lớn và xu hướng tăng nhanh
+ Xuất siêu liên tục
+ Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu đa dạng:
Xuất khẩu: sản phẩm công nghiệp chế biến( tàu biển, ô tô…)
Nhập khẩu: sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, nguyên liệu công nghiệp.
Các bạn hàng chủ yếu: Hoa Kỳ, EU, các nước và lãnh thổ công nghiệp mới ở Châu á.
 FDI: Tăng nhanh và đứng đầu thế giới, chiếm vị trị quan trọng trong đầu tư vào các nước ASEAN. 
 ODA: Đứng đầu thế giới , chiếm tới 60% tổng viện trợ ODA quốc tế dành cho các nước ASEAN. Chiếm 40% nguồn vốn ODA đầu tư vào Việt Nam với gần 1 tỉ USD.
Hoạt động kinh tế đối ngoại tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển mạnh, nâng cao vị thế của Nhật Bản trên thế giới.
Nếu còn thời gian, giải thích cho HS rõ về cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu, cơ cấu chi tiết về đối tác để các em hiểu rõ hơn chủ trương đối ngoại của Nhật Bản.
Dặn dò HS về nhà hoàn thành bài thực hành và đọc trước bài mới.

File đính kèm:

  • docxbai thuc hanh Nhat Ban.docx