Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Luyện từ và câu Từ đồng âm - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu:

- Giúp HS hiểu từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.

- Rèn kĩ năng phân biệt nghĩa của các từ đồng âm qua các BT (BT1 mục 3); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2);

- Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Luyện từ và câu Từ đồng âm - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2012
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Từ đồng âm
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu từ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
- Rèn kĩ năng phân biệt nghĩa của các từ đồng âm qua các BT (BT1 mục 3); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2); 
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
II. Chuẩn bị:- Bảng phụ ghi các câu đố - BT4.
 - bảng phụ để HS làm bài tập2.
II. Hoạt động dạy và học 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ đồng nghĩa ? Nêu ví dụ?
- Thế nào là từ đồng âm ? Nêu ví dụ?
- Nhận xét bài của HS.
2. Dạy bài mới: 
a.Giới thiệu bài : Tiếng việt của chúng ta vô cùng phong phú. Chúng ta đã được tìm hiểu một số đặc điểm của từ tiếng việt: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Để tìm hiểu thêm một đặc điểm nữa của từ tiếng việt chúng ta vào bài hôm nay.
b. Nội dung: 
HĐ1 :Hình thành kiến thức:
 VD : Tìm các chữ giống nhau trong các câu sau:
- GV ghi bảng
a. Ông đang ngồi câu cá.
b. Đoạn văn này có 5 câu.
- Yêu cầu HS đọc theo thước chỉ của GV.
- Hai tiếng câu trong hai câu văn trên âm thanh phát ra như thế nào với nhau?
- Yêu cầu HS đọc hai câu văn trên?
- Câu thứ nhất thông báo với em điều gì?
- Câu thứ hai thông báo với em điều gì? 
- Hãy giải nghĩa của từ câu trong câu a?
- Hãy giải nghĩa của từ câu trong câu b?
- Nghĩa của 2 từ câu như thế nào với nhau.
+ GV nhận xét và rút ra kết luận:
 Vậy từ câu trong hai câu văn trên là từ đồng âm. Đây là một đặc điểm đáng ghi nhớ của từ tiếng việt và cũng là nội dung bài hôm nay: Từ đồng âm.
- Thế nào là từ đồng âm?
- GV ghi bảng bằng phấn khác màu.
- Để từ câu đứng một mình các em có tìm được nghĩa chính xác của chúng không?
- Khi cô viết: câu cá, 5 câu thì nghĩa của nó như thế nào?
- Làm thế nào để phân biệt được nghĩa của từ đồng âm?
- Lấy ví dụ một cặp từ đồng âm? 
+ GV nhận xét và chốt HĐ1.
- Để củng cố phần kiến thức vừa học và kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức của các em vào việc làm BT. Chúng ta chuyển sang HĐ2.
HĐ2: Luyện tập thực hành. 
Bài 1:
- Giải nghĩa hai từ sau;
+ Hòn đá- đá bóng.
- Hòn đá, đá bóng là hai có đặc điểm gì?
- Hãy giải nghĩa từ cánh đồng? 
-Tìm từ, cụm từ có chứa từ đồng là từ đồng âm với từ đồng trong từ cánh đồng ?
+ Cánh đồng- thau đồng- đồng hương...
+Hãy tìm một cặp từ đồng âm, giải nghĩa của các từ đó ?
- GV chốt: Vừa rồi chúng ta đã :Phân biệt nghĩa từ đồng âm trong cụm từ. ( Ghi bảng phần a).
- Ngoài cách đặt từ vào cụm từ để phân biệt nghĩa của từ đồng âm ta còn cách nào khác ?
b. Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm:
- Đặt câu có từ em vừa tìm được ở câu a. 
- Tìm từ đồng âm với từ bàn và đặt câu với các từ đó?
- Đặt câu có cả hai từ đồng âm là bàn?
- GV chốt: + Người ta thường sử dụng từ đồng âm trong nghệ thuật chơi chữ. 
Bài 2: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Em hãy giúp Bắc giải nghĩa từ tiền tiêu
để Nam hiểu?( Ghi bảng :tiền tiêu )
- GV nhận xét bổ xung và cho HS quan sát tranh.
+ GV chốt kiến thức và giáo dục HS:
 - Đọc đúng để hiểu đúng nghĩa của từ.
 - Học tập tốt để tỏ lòng biết ơn các chú bộ đội đang ngày đêm canh gác bảo vệ tổ quốc, bảo vệ biển đảo Việt Nam.
- Từ ngữ Việt Nam vô cùng phong phú về ý nghĩa, từ đồng âm đã được sử dụng vào trong một số câu đố. Cô sẽ cho chúng ta chơi trò chơi đố vui để tìm hiểu điều này. Đó chính là nội dung BT3 của cô.
 Bài 3: Đố vui: 
- Treo bảng phụ có câu đố1
- Em hiểu từ chín trong câu đố là gì?
- Từ chín đó đống nghĩa với từ nào ?
- Treo bảng phụ có câu đố 2:
- Giải thích nghĩa của mỗi đáp án?
+ Gv nhận xét và cho HS quan sát tranh.
- Giáo dục HS không sử dụng vũ khí cúng như đồ chơi là vũ khí giả vì đó là những đồ chơi không lành mạnh dễ gây tai họa.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường bằng cách không hái hoa súng chơi bừa bài, trồng thêm hoa súng vào các hồ nước quanh nhà để nước hồ trong sạch và đẹp cảnh quan.
- Nêu thêm các câu đố có sử dụng từ đồng âm ?
- 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân 2 chữ câu.
- HS đọc nối tiếp.( 3 em)
- Giống nhau.
- Ông đang dùng lưỡi câu có mồi để câu cá.
- Đoạn văn gồm 5 câu văn ( diễn đạt 5 ý trọn vẹn)
- Là một HĐ bắt cá. 
- Là một đơn vị của lời nói diến đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngăt câu.
- ... khác hẳn nhau về nghĩa.
- HS nhắc lại tên bài: Từ đồng âm.
-... Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
- Không.
- Nghĩa của mỗi từ rõ ràng hơn.
- Đặt chúng vào cụm từ hay câu văn.
Lưu ý:Để phân biệt được nghĩa của từ đồng âm ta đặt từ vàocụm từ hoặc câu văn.
- HS ghi vở.
- HS tự lấy và đặt câu theo nhóm đôi.
- Các nhóm nêu từ và câu của mình.
- HS giải thích nghĩa của tiếng đá trong mỗi từ:
+ Đá trong hòn đá: là một vật thể có sẵn trong tự nhiên, cứng kết thành hòn thành tảng.
+ Đá trong đá bóng: là một hoạtk động dùng chân hất quả bóng ra xa .
- .... là hai từ đồng âm.
- ..... là khoảng đất rộng bằng phẳng để nông dân cấy cày trồng trọt.
* Giải thích nghĩa của các từ vừa tìm được.
+ Đồng trong cánh đồng: là khoảng đất rộng bằng phẳng là nơi cày cấy,trồng trọt.
................................................................
- Đặt từ vào cụm từ. 
- HS nêu miệng:
- HS tự đặt câu vào vở nháp
1 HS làm bảng phụ nhỏ.
- HS nêu câu- nhận xét và chữa.
- HS làm vào nháp, 1 HS làm bảng phụ.
+ Bàn tay búp măng trắng nõn nà.
+ Lớp em bàn bạc việc vui trung thu.
- Vài HS đọc bài của mình.
- Nhận xét chữa bài trên bảng phụ.
* Hai bàn tay em đặt ngay ngắn trên bàn học.
- HS đọc mẩu chuyện theo cặp và thảo luận câu hỏi:
+ Câu chuyện gây cười ở chi tiết nào?
- Đại diện các cặp trình bày ý kiến.
- Nam hiểu sai nghĩa của từ tiền tiêu nên nghĩ ba mình là cán bộ ngân hàng.
- Từ tiền tiêu không phải là đơn vị tiền bạc dùng để chi tiêu mua bán mà tiền tiêu ở đây là chỉ một ví trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch.
- HS nêu đáp án: con chó thui.
- chín: là thức ăn được nấu tới mức ăn được.
- Đồng nghĩa với từ chín chỉ số lượng.
- HS nêu đáp án; Cây súng, hoa súng
+ Cây súng: là một loại vũ khí.
+ Hoa súng : là một loài hoa họ nhà sen mọc ở dưới nước.
 Hai người khác họ cùng tên 
Người ở dưới nước , người trên mái nhà.
 ( Cá mè - cái mè nhà)
 Hai người khác họ cùng tên
Người ở dưới nước người trên góc vườn.
 (Cá chuối- cây chuối)
3. Củng cố, dặn dò:
- NX tiết học.
- Học thuộc 2 câu đố để đố lại bạn bè, người thân; tập tra từ điển để tìm 2 - 3 từ đồng âm khác.
- CB: Hợp tác - hữu nghị.

File đính kèm:

  • docgiao_an_tieng_viet_lop_5_luyen_tu_va_cau_tu_dong_am_nam_hoc.doc
Giáo án liên quan