Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 6 năm 2013

I. Yêu cầu cần đạt:

A. Tập đọc:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” và lời người mẹ.

- Hiểu ý nghĩa: Lời nói của học sinh phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.

*KNS : Đảm nhận trách nhiệm

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc15 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 6 năm 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số; GV hướng dẫn HS cách trình bày bài giải: 1/3 của 69 kg là: 69 : 3 = 23 (kg).
- HS tự làm các bài còn lại vào vở, sau đó chữa bài làm ở trên bảng. Khi chữa bài, cho HS nêu lại cách thực hiện.
a) Tìm 1/3 của: 69 kg ; 36 m; 93 l 69 : 3 = 23 kg 36 : 3 = 12 m 93 : 3 = 31 l
b) Dành cho HS khá , giỏi
 - Tìm 1/2 của :24 giờ ; 48 phút ; 44 ngày
 24 : 2 =12 giờ 48 : 2 =24 phút 44 :2 = 22 ngày. 
Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV gợi ý: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS tự tóm tắt và giải. Gọi HS lên bảng chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Giải Mẹ biếu bà số cam là:
 36 :3 = 12(quả cam)
 Đáp số; 12 quả cam.
C. Chấm bài – Nhận xét , dặn dò: 5’
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
- Dặn HS về ôn lại cách chia đã học. 
ĐẠO ĐỨC
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (tiết2)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy.
	- Nêu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
	- Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà, ở trường.
	- HS khá giỏi: Hiểu được ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.
* KNS: Kĩ năng tự lập kế hoạch tự làm lấy công việc của mình.
II. Tài liệu và phương tiện: VBT Đạo đức.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: HS tự liên hệ: (BT4) 10’
	- Yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh:
 + Các em đã từng tự làm lấy những việc gì của mình ?
 + Các em đã thực hiện những việc đó như thế nào ?
 + Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc ?
	- Gọi một số cặp trao đổi trước lớp.
	- Nhận xét tuyên dương những HS thực hiện tốt các công việc của mình.
 ? Em đã được đi chơi xa cùng bố mẹ chưa? Khi đó em đã chuẩn bị những gì? 
Hoạt động 2: Đóng vai. (BT5) 10’
	- GV giao nhiệm vụ quan sát tranh, tìm hiểu nội dung BT5 (VBT).
	- HS thảo luận theo nhóm 2. - Giao cho 1 nửa số nhóm thảo luận tình huống 1 , 1 nửa còn lại thảo luận tình huống 2, rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai .
	- Đại diện từng nhóm lên đóng vai, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
	- GV kết luận chung.
GV nêu tình huống: Đi học về, bật ti vi lên em thấy chương trình hoạt hình mà em yêu thích. Nhìn vào bếp, em thấy mẹ đang chuẩn bị bữa tối. Khi đó em sẽ làm gì?
 HS nêu lên suy ngi và việc làm của mình. GV kết luận.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. 10’
- GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu các em bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến bằng cách ghi vào ô trống dấu cộng trước ý kiến mà em đồng ý, dấu trừ vào ý kiến không đồng ý.
- Sau khi thảo luận , từng HS độc lập làm việc .
- Theo từng nội dung, một số em nêu kết quả , các em khác bổ sung.
- GV kết luận theo từng nội dung.
Hoạt động 4: Kết luận, dặn dò. 5’
 Kết luận chung: Trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày, em hãy tự làm lấy công việc của mình, như vậy em mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
 Dặn HS tự làm lấy những việc phù hợp với khả năng của mình để phục vụ cho học tập và suộc sống hằng ngày.
Thứ tư ngày 16 tháng 10 năm 2013
Lớp học môn đặc thù
Thứ năm ngày 17 tháng 10 năm 2013
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA D, Đ
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Viết đúng chữ hoa D (1 dòng), Đ, H (1 dòng); viết đúng tên riêng Kim Đồng (1 dòng) và câu ứng dụng Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
	- HS KG viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong vở TV3.
II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu chữ viết hoa D, Đ.
	Tên riêng và câu ứng dụng trong bài viết trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
 GV kiểm tra vở tập viết của HS.
- Gọi 1 HS lên bảng viết từ Chu Văn An.
- Cả lớp viết vào giấy nháp.
- GV nhận xét sửa sai (nếu có)
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa:
	- HS tìm các chữ hoa có trong bài: K, Đ, D.
	- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. 
	- HS tập viết vào bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): Kim Đồng.
	- HS đọc tên riêng; - Mời 1-2 HS nói những điều đả biết về anh Kim Đồng. Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong .Anh Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền , quê ở bản Nà Mạ , huyện Hà Quảng , tỉnh Cao Bằng, hi sinh năm 1943, lúc 15 tuổi.
 GV giới thiệu và viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ.
	- HS tập viết vào bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
	- HS đọc câu ứng dụng - GV giúp HS hiểu nội dung. Con người phải chăm học mới khôn ngoan, trưởng thành.
	- HS nêu các chữ viết hoa trong câu, GV hướng dẫn HS viết chữ Dao.
3. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
	GV nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ
- Viết chữ D : 1 dòng .- Viết chữ Đ, K : 1 dòng.- Viết tên Kim Đồng : 1 dòng.- Viết câu tục ngữ : 1 lần. 
 – HS viết bài.
4. Chấm, chữa bài
C. Củng cố, dặn dò: 5’
 - Nêu một số lỗi Hs thường sai, cần lưu ý.
 - Nhắc HS luyện viết thêm trong vở tập
TẬP ĐỌC
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
	- Hiểu nội dung: Những kỉ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
- HS khá, giỏi thuộc một đoạn văn em thích.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
 2 HS tiếp nhau đọc 4 đoạn của câu chuyện Bài tập làm văn.
 GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng hồi tưởng nhẹ nhàng, tình cảm).
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau mỗi em đọc1 câu. GV hướng dẫn các em đọc một số từ khó.
+ Đọc từng đoạn trước lớp. GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng. HS đọc để hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài, đặt câu với từ: náo nức, mơn man, bỡ ngỡ, ngập ngừng. Nói thêm về ngày tựu trường.
+ HS đọc theo nhóm - Thi đọc bài.
- Một HS đọc lại toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường?
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Trong ngày đến trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật có sự thay đổi lớn?
- GV chốt lại: Ngày đến trường.... 
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụ rè của đám học trò mới tựu trường?
4. Học thuộc lòng một đoạn văn.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc một đoạn trong bài.
- Bốn HS đọc lại đoạn văn.
- Cả lớp đọc nhẩm đoạn văn.
- HS khá, giỏi thi đọc thuộc lòng đoạn văn.
C. Củng cố , dặn dò. 5’
GV nhận xét tiết học; Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL đoạn văn. 
TOÁN 
PHÉP CHIA HẾT VÀ PHÉP CHIA CÓ DƯ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận biết số dư phải bé hơn số chia.
- Các bài tập cần làm 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa có chấm tròn ( bộ ĐDDT).
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ : 5’
 2 HS lên bảng đặt phép tính rồi tính:
 55 : 5 44 : 4.
 - Cả lớp làm vào vở nháp.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới : 28’
1. Hướng dẫn HS nhận biết phép chia hết và phép chia có dư
- GV viết lên bảng 2 phép chia: 8 2 và 9 2
rồi gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép chia.
- Nhận xét về đặc điểm của từng phép chia.
- Cho HS kiểm tra lại bằng mô hình chấm tròn.
- GV nêu: 
*8 chia 2 được 4, không còn thừa, ta nói 8 : 2 là phép chia hết. 
 Viết 8 : 2 = 4.
*9 chia 2 được 4, còn thừa 1, ta nói 9 : 2 là phép chia có dư, chỉ vào số 1 trong phép chia và nói 1 là số dư.
 Viết 9 : 2 = 4 (dư 1).
 * Lưu ý: Trong phép chia có dư, số dư phải bé hơn số chia.
2. Thực hành
Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa bài (theo mẫu). Khi chữa bầi phải nêu cách thực hiện phép chia và phải nhận biết được đó là phép chia hết hay phép chia có dư.
a. 20 5 15 3 24 4 b. 19 3 29 6 19 4 
 20 4 15 5 24 6 18 6 24 4 16 4
 0 0 0 1 5 3
Viết 20:5=4 15:5=3 24:4=6 19:3=6(dư1) 29:6=4(dư5) 19:4=4(dư3)
Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu bài Điền Đ hoặc S vào ô trống.
- HS lên bảng chữa bài( Điền Đ, S).
- Kết quả là: a,c điền Đ. b,d điền S vào ô trống.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài tập rồi nêu câu trả lời.
GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm một phần bằng nhau của một số.
- Đã khoanh vào 1/2 số ô tô trong hình nào?
- HS trả lời bằng miệng. Cuối cùng đã khoanh 1/2 vào hình a.
C. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò: 5’
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
	- Dặn HS về ôn lại các phép chia hết và chia có dư.
THỦ CÔNG
GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (T2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đối.
- Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao đều nhau. Hình dán phẳng, cân đối.
II. GV chuẩn bị: 
- Mẫu và quy trình gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1:HS thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. 25’
- HS nhắc lại và thực hiện các bước gấp.
+ Bước 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng 5 cánh.
+ Bước 2: Cắt ngôi sao vàng 5 cánh .
+ Bước 3: Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ.
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Trong khi HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng. 
Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá. 5’
- GV tổ chức cho HS trưng bày và đánh giá sản phẩm.
- GV hướng dẫn, HS nhận xét 
-HS nhận xét: + Đúng kĩ thuật
 + Cân đối
 + Trình bày đẹp
- GV đánh giá sản phẩm của HS , nhận xét 
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. 5’
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và KN thực hành của HS. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
Thứ sáu ngày 8 tháng 10 năm 2010
CHÍNH TẢ
Nghe – viết: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- L

File đính kèm:

  • docGA LOP3 SANG 20132014 Tuan 6.doc
Giáo án liên quan