Giáo án tiếng Anh lớp 12 - Tuần 5

 I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh nắm được:

 1. Về kiến thức:

 - Nắm được các loại rừng ở nước ta và vai trò của ngành lâm nhiệp trong việc phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường; các khu vực phân bố chủ yếu của ngành Lâm nghiệp.

 - Thấy được nước ta có nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Những xu hướng mới trong phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.

 2. Về kỷ năng:

 - Có kỷ năng vẽ biểu đồ đường, lấy năm gốc = 100%.

 3. Về thái độ:

 Có ý thức trong việc bảo vệ nguồn lợi về lâm nghiệp, thuỷ sản của Việt Nam.

 II. Phương tiện dạy-học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tiếng Anh lớp 12 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 05
Tiết 9 Ngày soạn: 15/9/2013
Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN
	I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh nắm được:
	 1. Về kiến thức:
	- Nắm được các loại rừng ở nước ta và vai trò của ngành lâm nhiệp trong việc phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường; các khu vực phân bố chủ yếu của ngành Lâm nghiệp.
	- Thấy được nước ta có nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Những xu hướng mới trong phát triển và phân bố ngành thuỷ sản. 
	2. Về kỷ năng:
	- Có kỷ năng vẽ biểu đồ đường, lấy năm gốc = 100%.
	3. Về thái độ:
	Có ý thức trong việc bảo vệ nguồn lợi về lâm nghiệp, thuỷ sản của Việt Nam.
	II. Phương tiện dạy-học:
 1. Bản đồ Nông- Lâm – Thuỷ sản, Kinh tế Việt Nam.
 2. átlát VN, vở bài tập, bài tập thực hành Địa Lý 9.
 3. SGK, SGV, tài liệu tham khảo…
	III. tiến trình tổ chức các Hoạt động dạy - học:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Bài cũ : Dùng bản đồ Nông – Lâm – Thuỷ sản
 ?Phân tích sự phát triển và giải thích sự phân bố các vùng Nông nghiệp nước ta? 
 3. Bài mới:
 a. giới thiệu bài: (SGK)
 b. Tiến trình các hoạt động:
Hoạt động của GV và Học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: 20 phút
Hoạt động 1.1: 10 phút
GV: Vai trò của ngành Lâm nghiệp ?
HS nghiên cứu kênh chữ, bảng số liệu SGK
GV: Dựa vào bảng 9.1 và kiến thức bản thân hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta ? 
HS nghiên cứu bảng số liệu: 
- 6/10 rừng phòng hộ và rừng đặc dụng
- 4/10 rừng sản xuất
Cho học sinh đọc: Rừng sản xuất… Cát Tiên.
GV: Hãy nêu chức năng của từng loại rừng theo mục đích sử dụng?
HS phân tích sâu: rừng sản xuất, phòng hộ, đặc dụng và sự tăng giảm của chúng và nêu nguyên nhân. 
Họat động 1.2: 10 phút
Dựa vào H9.2:
GV: Em hãy cho biết vài nét về sự phát triển rừng của nước ta ? 
HS: trước đây giàu có, hiện nay đã cạn kiệt nhiều: còn 11,6triệu ha = 35% độ che phủ.
GV: Dựa vào H9.2 hãy cho biết sự phân bố các loại rừng ?
 HS xác định các TTCN chế biến Lâm sản ở Bắc Bộ và Tây Nguyên
GV: Cơ cấu ngành Lâm nghiệp gồm những hoạt động nào ? 
HS: Khai thác chế biến, trồng mới tu bổ và bảo vệ rừng
GV: Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì ? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo vệ?
HS suy nghỉ trả lời.
Hoạt động 2: 20 phút
Hoạt động 2.1: 10 phút.
GV: Cho biết giá trị to lớn của ngành Thuỷ sản nước ta ?
HS: trả lời
GV yêu cầu HS trả lời 3 vấn đề: HĐ nuôi trồng? HĐ Khai thác? Những khó khăn trong khai thác và sử dụng?
 HS tự suy nghỉ và trả lời.
GV: Cho biết những khó khăn do thiên tai gây ra cho nghề khai thác,nuôi trồng Thuỷ sản?
HS liên hệ bão lụt… ngoài ra là xã hội cần nguồn vốn lớn..
Hoạt động 2.2: 10 phút
GV yêu cầu HS: Dựa vào bảng 9.2 để so sánh và rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thuỷ sản?
HS thực hiện.
GV: Hãy xác định các tỉnh trọng điểm nghề cá ở nước ta?
HS xác định trên bản đồ: DHNTB, Kiên Giang, Cà Mau, BR- Vũng Tàu, Bình Thuận, An Giang, Bến Tre.
=> Nghề nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và khai thác tiềm năng.
I. Lâm nghiệp
1. Tài nguyên rừng 
- Cơ cấu có 3 loại rừng với DT = 11,6 Triêụ ha:
+ sản xuất: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu.
+ Phòng hộ: phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
+ Đặc dụng: Bảo vệ sinh thái, bảo vệ giống loài quý hiếm.
=> Diện tích rừng ngày một thu hẹp.
2.Sự phát triển và phân bố ngành Lâm nghiệp
- Rừng phòng hộ phân bố ở vùng núi cao và ven biển.
- Rừng sản xuất ở vùng núi thấp và trung bình.
- Rừng đặc dụng KT chế biến
- Cơ cấu ngành bao gồm Trồng rừng
II. Ngành thuỷ sản
1. Nguồn lợi thuỷ sản 
- HĐ khai thác: Thuỷ sản nước ngọt, hải sản nước lợ => nhiều bãi tôm mực ( có 4 ngư trường lớn).
- HĐ nuôi trồng: tiềm năng lớn cả về cả về thuỷ sản nước ngọt và thuỷ sản nước măn, nước lợ.
- Khó khăn trong khai thác:Biển động do bão, gió mùa đông bắc, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm ở nhiều vùng.
2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.
- Sản xuất thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu vượt bậc.
+ Khai thác:
+ Nuôi trồng:
+ Xuất khẩu:
 IV. Củng cố:
 - HS kết luận nội dung bài học, đọc chữ đỏ trong SGK. Giáo viên tổng kết nội dung.
 V. Hướng dẫn về nhà:
 - Học sinh làm bài tập SGK (1,2,3). HD học sinh làm bài tập trong tập bản đồ và vở bài tập Địa lý 9.
 - HD học sinh học kỹ bài và chuẩn bị bài tiếp theo ( bài 10).
VI: Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 10 Bài 10: thực hành:
vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây. sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm.
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh nắm được:
	1: Về kiến thức:
	- Nắm được sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây và sự tăng trưởng của đàn gia súc gia cầm trong thời gian qua.
	2: Về kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng xử lý số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ.
	- Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và kỹ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.
	3: Về thái độ:
	Có nhận thức đúng đắn về tình hình phát triển nông nghiệp hiện nay.
iI. Phương tiện dạy-học: 
 1. Thước kẻ, com pa, vở bài tập, bài tập thực hành Địa Lý 9.
 2. SGK, SGV, tài liệu tham khảo, hộp màu…
III. tiến trình tổ chức các Hoạt động dạy - học:
 1. ổn định tổ chức.
 2. Bài cũ : Kết hợp bài thực hành 
 3. Bài mới:
 1. giới thiệu bài: (SGK)
 2.Tiến trình các hoạt động
Giờ thực hành chỉ chọn một trong hai bài
Bài tập 1:
a. Quy trình các bước:
 B1. Lập bảng số liệu đã xử lý, làm tròn số = 100%.
 B2. Vẽ biểu đồ cơ cấu theo quy tắc( bắt đầu từ tia 12h trở đi vẽ thuận chiều kim đồng hồ).
 - Vẽ các hình quạt tương ứng từng phần trong cơ cấu ghi % vào các hình quạt, vẽ đến đâu kẻ vạch đến đó, thiết lập bảng chú giải.
b. Giáo viên tổ chức cho học sinh tính toán:
 - Kẻ khung số liệu xử lý.
 - 1% tương ứng 3,6 0 trên biểu đồ ( góc ở tâm).
 N1,2: Tính cơ cấu diện tích gieo trồng Hình thức chạy tiếp sức.
 N3,4: Tính góc ở tâm
Kết quả tính toán như sau:
 Chỉ sô, năm
Loại cây
Cơ cấu diện tích gieo trồng (%)
Góc ở tâm trên biểu đồ (độ)
1990
2002
1990
2002
Tổng số
100
100
360
360
Cây lương thực
71,6
64,8
258
233
Cây Công nghiệp
13,3
18,2
48
66
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
15,1
16,9
54
61
c. Tổ chức cho học sinh vẽ biểu đồ.
 R1 = 20mm (1990).
 R2 = 24mm ( 2002). 
 * Biểu đồ cơ cấu DT gieo trồng phân theo các loại cây năm 1990 và nam 2002
d. Nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỷ trọng diện tích gieo trồng của cây Công nghiệp và cây Lương thực:
 - Cây lương thực: Diện tích tăng từ : (8.320.330 – 6.474.600 = 1.845.700 ha) nhưng tỷ lệ so với diện tích gieo trồng giảm: ( 71,62 – 64,84 = 6,78%).
 - Cây Công nghiệp tăng: ( 2.337.300 – 1.199.300 = 1.138.000 ha) và tỷ lệ so với tổng diện tích cây gieo trồng tăng: ( 18,20 - 13,8 = 4,4 %).
 - Cây thực phẩm, ăn quả tăng: ( 2.173,8 – 1.366,1 = 807.700 ha) tỷ lệ so với tổng diện tích gieo trồng tăng thêm 1,8% (18,2 – 13,3).
Cho học sinh hoàn thành bài tập 1, nếu còn thời gian giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 trong SGK trang 38.
 IV. Củng cố:
 - HS kết luận nội dung bài học, đọc chữ đỏ trong SGK.
 - Giáo viên tổng kết nội dung.
 V. Hướng dẫn về nhà:
 - Hoàn thành thật tốt bài thực hành.
 - HD học sinh học kỹ bài và chuẩn bị bài tiếp theo ( bài 11).
VI: Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ duyệt
Ngày.......tháng.......năm 2013

File đính kèm:

  • docTuần 05.doc
Giáo án liên quan