Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện môn Đạo đức Lớp 2 - Bài 11 Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (Tiết 1) - Vũ Thị Thắm

I. Mục tiêu:

- Học sinh nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. Ví dụ: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.

- Biết xử lý một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại. Biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.

- Giáo dục học sinh có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.

KNS: Giáo dục kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện môn Đạo đức Lớp 2 - Bài 11 Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (Tiết 1) - Vũ Thị Thắm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh đọc kĩ việc làm ghi trên thẻ là việc nên làm hay không nên làm trong thời gian 2 phút.
- Giáo viên kẻ bảng và giới thiệu: cột bên trái để gắn những việc nên làm, cột bên phải để gắn những việc không nên làm khi nhận và gọi điện thoại.
- Gọi đại diện các nhóm lên gắn thẻ từ vào đúng cột.
- Yêu cầu học sinh nhận xét đúng, sai.
? Khi nhận và gọi điện thoại, em nên làm gì?
? Nêu những việc không nên làm khi nhận và gọi điện thoại?
Liên hệ: Ở nhà bạn nào đã được nhận và gọi điện thoại rồi, em đã làm đúng các việc nên làm chưa? Việc nào em chưa làm được? em có mắc vào việc không nên làm không?
{ GV chốt những việc nên làm và không nên làm khi nhận và gọi điện thoại 
- Giáo viên trình chiếu hình ảnh về các loại điện thoại và liên hệ: Trong thực tế, chúng ta đang sử dụng rất nhiều loại điện thoại khác nhau như: điện thoại bàn, điện thoại di động, ipad Khi sử dụng điện thoại các em cần chú ý: nút xanh trên bàn phím là để thực hiện nghe và gọi, nút đỏ là kết thúc cuộc gọi. Ngoài ra với những chiếc điện thoại thông minh, chúng ta không chỉ nghe bằng âm thanh mà còn nhìn thấy hình ảnh. Vì vậy khi nghe điện thoại, các em chú ý sắc thái biểu cảm, cử chỉ
3. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):
- Giáo viên nhắc nhở học sinh vận dụng những việc nên làm khi nhận và gọi điện thoại để thể hiện là người lịch sự, có văn hóa. Các em về xem trước bài để tiết sau sắm vai giải quyết các tình huống trong bài: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (tiết 2).
- Mẹ bạn Thịnh nghe máy.
- A lô! Tôi xin nghe.
- Cháu chào bác ạ. Cháu là Hà bạn của Thịnh. Bác làm ơn cho cháu gặp bạn Thịnh với ạ.
* Lễ phép, lịch sự
- Bạn đã hết đau chân chưa.
- Thịnh cảm ơn bạn Hà.
- Có
- Hai bạn nói năng rất rõ ràng, từ tốn thể hiện thái độ gần gũi thân mật.
- Đặt ống nghe nhẹ nhàng.
* Khi nhận và gọi điện thoại, em cần có thái độ lịch sự, nói năng rõ ràng, từ tốn.
- Nhiều học sinh nhắc lại.
- HS nêu.
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Học sinh nhận thẻ.
- Học sinh thảo luận.
- Học sinh quan sát
- Đại diện các nhóm lên gắn thẻ.
- Học sinh nhận xét.
* Học sinh nêu.
- Nhiều HS nhắc lại
- Nhiều học sinh nêu.
- HS nêu ý kiến
- Nhiều HS nhắc lại
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe.
 ______________________________ 
Đạo đức
LỊCH SỰ VỚI KHÁCH ĐẾN CHƠI NHÀ (TIẾT 1)
I - MỤC TIÊU:
- Biết được cách giao tiếp đơn giản khi khách đến chơi nhà.
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc thực hiện các yêu cầu khi khách đến chơi nhà. Biết cư xử phù hợp với khách đến chơi nhà là bạn bè, người quen, khách lạ.
 - Có thái độ đồng tình, quý trọng những người biết cư xử lịch sự với khách đến nhà.
Các KNS:
Kĩ năng giao tiếp lịch sự với khách đến chơi nhà.
Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng với khách đến chơi nhà.
Kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự với khách đến chơi nhà. 
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Một đoạn video (có nội dung : Khách đến chơi nhà).
- BP, phiếu học tập - HĐ2
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Tiết 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Dạy-học bài mới:
{ Khám phá:( 3 - 5 phút)
- Giới thiệu bài: Cho HS hát bài:"Con chim vành khuyên "
- GV hỏi HS: Lời bài hát nhắc đến loài chim nào? 
- Chim vành khuyên có điểm gì đáng khen?
- GV chốt lại và dẫn dắt vào bài.
{ Kết nối:( 20 - 25 phút)
Hoạt động 1: Xem đoạn video và trả lời câu hỏi.( 7 - 10 phút)
Mục tiêu: Giúp HS bước đầu biết được thế nào là lịch sự với khách đến chơi nhà.
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát một đoạn video về một tình huống.
- Nội dung truyện: “Khách đến chơi nhà”.
 Phân tích tình huống:
1. Ai đến thăm nhà bạn Dương? 
2. Cô Hà là khách lạ hay khách quen?
3. Vì sao em biết
4. Khi cô Hà đến nhà Dương chơi thì bố mẹ Dương có ở nhà không?
5. Dương đã thay bố mẹ tiếp đón khách như thế nào
- Bạn nào nhắc lại cho cô lời mời khách vào nhà của bạn Dương?
- Còn khi mời khách nước bạn mời thế nào?
- Nét mặt, ánh mắt của Dương như thế nào đối với khách?
6. Khi cô Hà ra về, Dương đã làm gì? 
 GV chốt: Đây là những thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động rất chuẩn mực của bạn Dương với khách đến chơi nhà đấy các em ạ.
7. Thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động chuẩn mực của bạn Dương thể hiện điều gì đối với khách?
- Vậy lịch sự với khách đến chơi nhà là biểu hiện những gì?
Ghi nhớ: Cần phải cư xử lịch sự với khách đến chơi nhà : chào hỏi lễ phép, rót nước mời khách, trò chuyện cởi mở,....., khi ra về phải chào.
- Qua đoạn vi deo các em học tập được gì ở bạn Dương?
- Nếu là khách lạ đến nhà em sẽ cư xử thế nào?
GV chốt: Nếu là khách lạ cần cư xử như sau:( trình chiếu trên màn hình)
1. Lễ phép chào hỏi
2. Không nên mở cổng, khoảng cách nhất định.
3. Hỏi tên, địa chỉ, nội dung khách cần là gì?
4. Gọi điện cho bố mẹ.( trong trường hợp không có điện thoại thì nói với khách khi khác gặp lại)
5. Không nhận quà của khách lạ.
- Vì sao các em phải làm như vậy?
GV lồng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Hoạt động 2: Nhận xét hành vi (7 - 10 phút)
Mục tiêu: HS biết được một số cách cư xử với khách đến chơi nhà.
- GV đưa ra một số các hành vi biểu hiện lịch sự với khách đến chơi nhà, yêu cầu HS xếp vào bảng sau cho phù hợp
Nên làm
Không nên làm
 G Gợi ý nội dung phiếu:
a) Bỏ khách ngồi một mình khi bố mẹ không có ở nhà.
b) Lễ phép chào hỏi khách.
c) Nói năng rõ ràng, lễ phép với khách.
d) Chào hỏi khách, mời khách vào nhà; gọi bố mẹ về tiếp khách.
đ) Biết cảm ơn khi khách cho quà hoặc có lời hỏi thăm.
e) Mở to ti vi, đài khi khách đang nói chuyện.
g) Trả lời khách một cách cộc lốc.
h) Vừa tiếp khách, vừa đọc truyện.
i) Khi khách ra về lễ phép chào.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, nghe học sinh trình bày và ghi lại các ý kiến không trùng nhau lên bảng.
- GV đưa ra kết quả đúng (Trình chiếu trên màn hình)
- GV hỏi: Trong những việc nên làm, em đã thực hiện được những việc nào? Những việc nào còn chưa thực hiện được? Vì sao?
- Ngoài những hành vi trên em có thể thêm những hành vi nên làm hoặc không nên làm với khách đến chơi nhà?
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến thái độ.
Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến có liên quan đến cách cư xử với khách đến chơi nhà.
Cách tiến hành:
- GV lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ. Ví dụ:
Giơ thẻ đỏ nếu tán thành.
Giơ thẻ xanh nếu không tán thành.
Nội dung các ý kiến:
a. Mọi người cần cư xử lịch sự với khách đến chơi nhà.
b. Cư xử lịch sự với khách đến chơi nhà là bạn bè, họ hàng, hàng xóm là không cần thiết.
c. Cư xử lịch sự với khách đến chơi nhà là thể hiện nếp sống văn minh.
- GV nhận xét, kết luận: 
+ Ý kiến a, d là đúng.
+ Ý kiến b, c là sai vì khi đến bất cứ nhà ai chúng ta cũng phải cư xử lịch sự.
Kết luận chung:
 Cư xử lịch sự với khách đến chơi nhà là thể hiện sự tôn trọng khách, thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu mến.
{ Vận dụng:
- GV nhắc nhở HS thực hiện cư xử lịch sự với khách đến chơi nhà để tiết sau các em sắm vai để giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống.
- 1 đến 2 HS suy nghĩ trả lời.
- 1 HS nhận xét.
- HSTL
- HSTL
- HS nêu ý kiến.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- Cô Hà
- Khách quen
- Vì bạn Dương đã biết tên cô Hà
- Bố mẹ Dương không có ở nhà
- Chào khách, mở cổng, mời khách vào nhà, rót nước mời khách, trò chuyện với khách.
- HS nhắc lại.
- Bạn mời bằng hai tay
- Vui tươi, niềm nở, cởi mở.
- Tiễn cô Hà ra ngoài cổng, chào cô.
* Lịch sự đối với khách.
 * Mời khách vào nhà, rót nước, trò chuyện lễ phép với khách, chào khách khi khách ra về,.......
- Lịch sự với khách đến chơi nhà.
 - HS nối tiếp nêu cách cư sử
- HS nghe
- Làm việc theo nhóm 4
- 1 HS đọc
 - Các nhóm trao đối phiếu đối chứng kết quả.
- HS tự liên hệ
- Nên làm: 
+ Mời khách khi ăn cơm.
+ Lấy tăm cho khách ăm cơm xong.
- Không nên làm: 
+ Ngồi gác chân lên ghế.
+ Khi nói chuyện ngáp không che miệng.
+ Ngồi và nói chuyện điện thoại với người khác.
- HS suy nghĩ và giơ thẻ trước mỗi ý kiến.
- HS chú ý lắng nghe.
* HS giải thích vì sao tán thành, vì sao không tán thành.
- HS lắng nghe.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Dạy-học bài mới:
{ Khám phá:( 3 - 5 phút)
- Giới thiệu bài: Cho HS hát bài: "Con chim vành khuyên "
- GV hỏi HS: Lời bài hát nhắc đến loài chim nào? 
Chim vành khuyên có điểm gì đáng khen?
- GV chốt lại và dẫn dắt vào bài.
{ Kết nối:( 20 - 25 phút)
Hoạt động 1: Xem đoạn video và trả lời câu hỏi.( 7 - 10 phút)
Mục tiêu: Giúp HS bước đầu biết được thế nào là lịch sự với khách đến chơi nhà.
Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát một đoạn video về một tình huống.
- Nội dung truyện: “Khách đến chơi nhà”.
 Phân tích tình huống:
1.Ai đến thăm nhà bạn Dương? 
2. Cô Hà là khách lạ hay khách quen?
3. Vì sao em biết
4. Khi cô Hà đến nhà Dương chơi thì bố mẹ Dương có ở nhà không?
5. Dương đã thay bố mẹ tiếp đón khách như thế nào
- Bạn nào nhắc lại cho cô lời mời khách vào nhà của bạn Dương?
- Còn khi mời khách nước bạn mời thế nào?
- Nét mặt, ánh mắt của Dương như thế nào đối với khách?
6. Khi cô Hà ra về, Dương đã làm gì? 
 GV chốt: Đây là những thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động rất chuẩn mực của bạn Dương với khách đến chơi nhà đấy các em ạ.
7. Thái độ, lời nói, cử chỉ và hành động chuẩn mực của bạn Dương thể hiện điều gì đối với khách?
- Vậy lịch sự với khách đến chơi nhà là biểu hiện những gì?
Ghi nhớ: Cần phải cư xử lịch sự với khách đến chơi nhà : chào hỏi lễ phép, rót nước mời khách, trò chuyện cởi mở,....., khi ra về phải chào.
- Qua đoạn vi deo các em học tập được gì ở bạn Dương?
- Nếu là khách lạ đến nhà em sẽ cư xử thế nào?
GV chốt: Nếu là khách lạ cần cư xử như sau:( trình chiếu trên màn hình)
1. Lễ phép chào hỏi
2. Không nên mở cổng, khoảng cách nhất định.
3. Hỏi tên, địa chỉ, nội dung khách cần là gì?
4. Gọi điện cho bố mẹ.( trong trường hợp không có điện thoại thì nói với khách khi khác gặp lại)
5. Không nhận quà của khách lạ.
- Vì sao các em phải làm như vậy?
GV lồng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Hoạt động 2: Xử lí hàn

File đính kèm:

  • docgiao_an_thi_giao_vien_day_gioi_cap_huyen_mon_dao_duc_lop_2_b.doc
Giáo án liên quan