Giáo án theo chương trình vnen mĩ thuật: lớp 4

I/ Mục tiêu:

- Biết cách pha các màu da cam, xanh lá cây và tím

- Nhận biết được các cặp màu bổ túc

- Pha được các màu theo hướng dẫn

- Tập pha được các màu da cam, xanh lá cây và tím

II/ Tài liệu và phương tiện :

 Giáo viên:

- SGK, SGV

 - Hộp màu, bảng các màu cơ bản

 Học sinh:

 - Giấy vẽ, vở thực hành

 - Hộp màu, bút sáp, bút dạ.

III/ Tiến trình:

 

doc52 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4273 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án theo chương trình vnen mĩ thuật: lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iản.
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV
	- Tranh chân dung
	Học sinh:
	- SGK, Giấy vẽ, vở thực hành
	- Bút chì, tẩy, màu, ...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
3. HS quan sát và tìm hiểu về tranh chân dung: ( HĐ nhóm )
- GV giới thiệu và gợi ý HS tìm hiểu về tranh chân dung
+ Các bức tranh chân dung thường vẽ phần nào của cơ thể người? ( Thường vẽ khuôn mặt người là chính...)
+ Tranh chân dung vẽ những gì? ( Hình dáng khuôn mặt, các chi tiết trên khuôn mặt...)
+ Ngoài ra tranh còn vẽ gì nữa? ( Vai, cổ...)
+ Hình dáng, đặc điểm, nét mặt các tranh có giống nhau không? ( Mỗi khuôn mặt một đặc điểm khác nhau...)
- GV nhận xét, nêu tóm tắt
3. HS tìm hiểu cách vẽ tranh chân dung: ( HĐ cả lớp )
- GV yêu cầu HS quan sát tranh hướng dẫn cách vẽ và tìm hiểu các bước vẽ
- GV nêu tóm tắt các bước vẽ
+ Ước lượng, vẽ khuôn mặt vừa với tờ giấy vẽ
+ Vẽ cổ, vai
+ Vẽ các chi tiết: tóc, mắt, mũi cho rõ đặc điểm khuôn mặt người
+ Vẽ màu theo ý thích
- GV thao tác mẫu các bước vẽ lên bảng
- GV nêu tóm tắt lại các bước vẽ theo mẫu
2. Hoạt động thực hành:
1. GV gợi ý HS nhớ lại chân dung một người mình định vẽ
- HS tả chân dung người mình định vẽ
2. HS thực hành vẽ tranh chân dung theo ý thích
- GV lưu ý HS cách vẽ khuôn mặt cân đối trong tờ giấy vẽ
- GV theo dõi, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
3. Nhận xét đánh giá
- GV yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá theo nhóm
- Tổ chức cho các nhóm chọn sản phẩm, thi sản phẩm đẹp nhất
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
	3. Hoạt động ứng dụng:
- Giới thiệu với gia đình về bức tranh của mình
- Trưng bày bức tranh đã vẽ vào góc học tập.
____________________________________
TIẾT 16: TẬP NẶN TẠO DÁNG
TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP
I/ Mục tiêu:
- Hiểu cách tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp.
- Biết cách tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp.
- Tập tạo dáng con vật hoặc ô tô đơn giản.
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV
	- Bài mẫu
	Học sinh:
	- SGK, Giấy vẽ, vở thực hành
	- Bút chì, tẩy, màu, ...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng SGK và đặt câu hỏi :
+ Tên của hình tạo dáng? ( Con mèo. Ô tô...)
+ Các bộ phận của chúng?( Thân, đầu ...)
+ Nguyên liệu để làm? ( Bằng hộp giấy )
- GV tóm tắt :
+ Các loại vỏ hộp, bìa... đều có thể sử dụng tạo thành đồ chơi theo ý thích
+ Muốn tạo dáng được con vật, đồ chơi theo ý thích cần phải nắm được đặc điểm hình dáng và các bộ phận của chúng để tìm vỏ hộp cho phù hợp
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu cách tạo dáng
- GV yêu cầu HS chọn hình để tạo dáng
- GV gợi ý HS cách tạo dáng con vật, đồ vật theo ý thích:
+ Tìm các bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm và sinh động.
+ Chọn vỏ phù hợp (có thể cắt bớt).
+ Tìm và làm thêm các chi tiết cho hình sinh động hơn.
+ Dính các bộ phận bằng keo, hồ, băng dính ... 
2. Hoạt động thực hành:
1. Thực hành
- GV cho HS thực hành theo nhóm
+ GV gợi ý cho các nhóm cách tìm hình dáng đồ vật mà mình định làm
- GV theo dõi, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
2. Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS bày sản phẩm và nhận xét về :
+Hình dáng chung
+ Các bộ phận, chi tiết
+ Màu sắc
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
3. Hoạt động ứng dụng:
- Tạo dáng một đồ vật theo ý thích và tặng cho người thân của mình.
____________________________________
TIẾT 17: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I/ Mục tiêu:
- Biết thêm về trang trí hình vuông và ứng dụng của nó.
- Biết cách trang trí hình vuông.
- Trang trí được hình vuông theo yêu cầu bài.
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV
	- Bài mẫu trang trí hình vuông.
	Học sinh:
	- SGK, Giấy vẽ, vở thực hành
	- Bút chì, tẩy, màu, ...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. Quan sát, nhận xét
- Giới thiệu một số bài trang trí hình vuông yêu cầu HS tìm hiểu:
+ Cách sắp xếp hoạ tiết? ( Họa tiết sắp xếp đối xứng qua các trục )
+ Vị trí và kích thước của hoạ tiết chính so với hoạ tiết phụ? ( Họa tiết chính ở giữa, họa tiết phụ ở các góc, xunh quanh...)
+ Cách vẽ màu của những hoạ tiết? ( Họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau...)
- GV nhận xét, bổ xung cho các nhóm:
+ Có nhiều cách trang trí hình vuông khác nhau
+ Các hoạ tiết thường được sắp xếp đối xứng qua trục
+ Hoạ tiết chính thường ở giữa và to hơn, hoạ tiết phụ thường nhỏ hơn và nằm ở 4 góc
+ Những hoạ tiết giống nhau thì thường vẽ cùng màu, màu sắc đậm nhạt làm rõ trọng tâm của bài
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu cách trang trí hình vuông
- GV yêu cầu HS nêu lại các bước ve trang trí đã học.
- GV nhận xét, hướng dẫn mẫu :
+ Kẻ hình vuông cho phù hợp, kẻ trục
+ Tìm và vẽ các hình mảng trang trí 
+Vẽ phác hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ sau.
+ Vẽ chi tiết và vẽ màu tự chọn 
- GV lưu ý HS:
+ Không nên vẽ quá nhiều màu
+ Vẽ màu ở hoạ tiết chính trước, hoạ tiết phụ sau
+ Màu sắc cần có đậm nhạt
4. HS quan sát 1 số bài trang trí hình vuông của HS năm trước.
2. Hoạt động thực hành:
1. Thực hành
- GV cho HS thực hành theo nhóm hoặc có thể thực hành theo từng cá nhân
+ GV gợi ý cho HS cách tìm mảng hình, hoạ tiết phù hợp
- Trong khi thực hành GV quan sát, giúp đỡ các HS còn lúng túng.
2. Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài tiến hành nhận xét, đánh giá:
+ Cách vẽ họa tiết, sắp xếp họa tiết
+ Cách vẽ màu
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
3. Hoạt động ứng dụng:
- Tập trang trí 1 hình vuông theo ý thích.
- Trưng bày tại góc học tập của mình.
____________________________________
TIẾT 18: VẼ THEO MẪU
TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ
I/ Mục tiêu:
- Hiểu sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm
	- Biết cách vẽ lọ và quả
- Vẽ được hình lọ và quả gần giống với mẫu.
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV
	- Bài vẽ tĩnh vật lọ và quả
	Học sinh:
	- SGK, Giấy vẽ, vở thực hành
	- Bút chì, tẩy, màu, ...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu mẫu, yêu cầu HS quan sát tìm hiểu:
+ Khung hình chung của mẫu? 
+ Vị trí của lọ và quả?
+ Hình dáng, tỉ lệ từng vật mẫu?
+ Độ đậm nhạt của mẫu?
- GV nhận xét, nêu tóm tắt, bỗ xung cho các nhóm.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu cách vẽ
- GV yêu cầu HS nêu lạicác bước vẽ theo mẫu đã học
- GV tóm tắt, hướng các bước vẽ:
+ Ước lượng tỉ lệ, vẽ khung hình chung, khung hình riêng của mẫu
+ Vẽ phác các nét chính
+ Vẽ chi tiết, chỉnh sửa cho giống mẫu
+ Vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu
- GV lưu ý HS cách sắp xếp bố cục cho cân đối, cách vẽ đậm nhạt, vẽ màu
4. HS quan sát 1 số bài vẽ lọ và quả của HS năm trước.
2. Hoạt động thực hành:
1. Thực hành
- GV nêu yêu cầu bài thực hành
- Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng.
2. Nhận xét, đánh giá:
- GV cùng HS chọn 1 số bài và cùng nhận xét
+ Cách vẽ vẽ hình, cách sắp xếp bố cục
+ Cách vẽ đậm nhạt, vẽ màu
- GV nhận xét chung tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau
3. Hoạt động ứng dụng:
- Giới thiệu với mọi người bức tranh mình vẽ
- Trưng bày tại góc học tập của mình.
____________________________________
TIẾT 19: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I/ Mục tiêu:
- Hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam thông qua nội dung và hình thức.
II/ Tài liệu và phương tiện :
	Giáo viên:
- SGK, SGV
	- Một số tranh dân gian
	Học sinh:
	- SGK, Giấy vẽ, vở thực hành
	- Bút chì, tẩy, màu, ...
III/ Tiến trình:
	- Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.
1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. Tìm hiểu về tranh dân gian VN
- GV yêu cầu HS độc SGK và tìm hiểu về tranh DG 
- GV giới thiệu về tranh DG:
+ Tranh DG có từ lâu đời, là một trong những di sản văn hóa của Việt Nam.
+ Tranh DG thường được bày bán trong mỗi dịp tết nên còn được gọi là tranhh tết..
+ Có hai dòng tranh DG nổi bật là tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống.
+ Nội dung tranh thường phản ánh các đề tài gần gũi với đời sống, lao động sản xuất, lễ hội.
- GV giới thiệu qua về cách làm tranh
- GV cho HS xem một số tranh tiêu biểu
3. Hướng dẫn HS xem tranh
- GV yêu cầu HS xem tranh mẫu, tranh trong SGK trang 45 và đặt câu hỏi thảo luận :
+ Tranh Lí ngư vọng nguyệt có những hình ảnh nào? ( Cá chép, đàn cá con, ông trăng, rong rêu )
+ Tranh Cá chép có những hình ảnh nào? ( Cá chép, đàn cá con, những bông hoa )
+ Hình ảnh nào là chính ở hai bức tranh? ( Hình ảnh cá )
+ Hình ảnh phụ được vẽ ở đâu? ( Vẽ xung quanh )
+ Hình ảnh Cá chép được thể hiện như thế nào?
+ Hãy so sánh sự giống và khác nhau của hai bức tranh?
- GV cho đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận
- GV tóm tắt và giới thiệu về hai bức tranh
4. Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, khen ngợi những học sinh có nhiều ý kiến xây dựng bài .
-

File đính kèm:

  • docGiao an Mi thuat Lop 4 theo chuong trinh VNEN.doc
Giáo án liên quan