Giáo án Thể dục lớp 7 - Học kỳ II - Tiết 5
I- MỤC TIÊU:
- Cung cấp cho HS một số hiểu biết cần thiết để chủ động phòng tránh không để chấn thương xảy ra trong hoạt động TDTT.
- Biết được một số nguyên nhân cơ bản và cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện và TĐ TDTT.
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để đảm bảo an toàn trong tập luyện và TĐ TDTT.
II- ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
- Phòng học.
- Giáo án, SGV TD 7, và một số tài liệu có liên quan.
III- TIẾN TRèNH DẠY – HỌC:
Ngày soạn: 25/08/2013 Tuần: 03 Ngày giảng : 28/08 Tiết 5: lý thuyết Phòng tránh trấn thương khi hoạt động TDTT – m2 I- MỤC TIấU: - Cung cấp cho HS một số hiểu biết cần thiết để chủ động phòng tránh không để chấn thương xảy ra trong hoạt động TDTT. - Biết được một số nguyên nhân cơ bản và cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện và TĐ TDTT. - Biết vận dụng những hiểu biết đã học để đảm bảo an toàn trong tập luyện và TĐ TDTT. II- ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN: - Phòng học. - Giáo án, SGV TD 7, và một số tài liệu có liên quan. III- TIẾN TRèNH DẠY – HỌC: 1/ Nhận lớp: - Ổn định T/C lớp. - Kiểm tra tỡnh hỡnh SK HS. - Phổ biến mục tiờu, yờu cầu và nội dung bài học. 2/ Bài mới: +/ Một số nguyên nhân cơ bản và cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện và TĐ TDTT: A) Một số nguyên nhân: - Không thực hiện đúng một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện và thi đấu TDTT như: + Nguyên tắc hệ thống. + Nguyên tắc tăng tiến. + Nguyên tắc vừa sức. - Không đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh trng tập luyện TDTT như: + Địa điểm, phương tiện không đảm bảo an toàn, vệ sinh. + Trang phục tập luyện không phù hợp. + Môi trường tập luyện như ánh sáng, không khí, nhiệt độ, tiếng ồn, … không đảm bảo yêu cầu. + Ăn, uống quá nhiều ngay trước khi tập luyện…. - Không tuân thủ nội quy, kỷ luật trong tập luyện và thi đấu TDTT: Tập luyện và thi đấu TDTT là một hoạt động tập thể, nếu không tuân thủ những quy định một cách nghiêm túc, thì rất dễ xảy ra chấn thương. Ví dụ: Trong giờ học nhảy cao, khi chưa có lệnh của người điều khiển mà HS tự ý nhảy thì rất có thể cả hai phía nhảy sẽ lao vào nhau và bị ngã, có thể là bị gẫy tay hoặc chân. B) Cách phòng tránh: - Phải khởi động tốt trước khi tập luyện hoặc thi đấu để chuyển cơ thể từ trạng thái hoạt động bình thường sang trạng thái hoạt động TDTT (Trạng thái vân động). - Trong phần cơ bản của buổi tập cần tập từ nhẹ đến nặng và từ đơn giản đến phức tạp. - Không tập các động tác khó, nguy hiểm khi không có người hướng dẫn,bảo hiểm. - Trước khi kết thúc buổi tập hoặc sau khi thi đấu, nhất thiết phải tiến hành hồi tĩnh để đưa cơ thể từ trạng thái động về trạng thái bình thường bằng một số đông tác thả lỏng. - Trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu, nếu thấy sức khoẻ không đảm bảo, không bình thường thì phải để GV biết và có biện pháp xử lý phù hợp. - Không tham gia thi đấu khi chưa có quá trình tập luyện nhất định. - Cần kiểm tra điều kiện sân bãi, dụng cụ trước khi tập luyện và thi đấu. - Nên mặc trang phục thể thao khi tập , Không ăn, uống nhiều ngay trước và sau khi tập. Khi tập xong, mồ hôi nhiều, không nên ngồi chỗ thông gió, hoặc tắm nước lạnh, vì rất dễ bị cảm. *Câu hỏi: 1. Ngoài giờ học TD các em có tham gia TDTT không? 2. Em tập những môn TT nào? 3. Có em nào đã bị xảy ra chấn thương khi tập thể thao ? 4. Em hãy kể về một chấn thương khi tập thể thao đã xảy ra với em hoặc một chấn thương khi hoạt động thể thao ma em biết. 5. Theo em nguyên nhân để xảy ra chấn thương đó là gì? 6. Không tiến hành khỏi động khi bắt đầu buổi tập và không thực hiện thả lỏng khi kết thúc buổi tập có đúng không? vì sao? 7. Để thực hiện nguyên tắc tăng tiến, em cần tập như thế nào? (Cần tập từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp). 8. . Để thực hiện nguyên tắc vừa sức, em cần tập như thế nào? (Cần tập luyện phù hợp với sức khoẻ của mình). 3/ Xuống lớp: - Củng cố: GV & HS hệ thống lại nội dung bài. - GV nhận xột, đỏnh giỏ kết quả giờ học và ý thức tham gia đóng góp xậy dựng bài của HS. - GV dặn dũ và hướng dẫn HS luyện tập ngoài giờ .
File đính kèm:
- Tiet 5 - Tuan 3.doc