Giáo án Thể dục 8 - Tiết 1

 

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số – GV nhận lớp

- Một số phương pháp phát triển sức nhanh .

- Không khởi động .

- Theo em thế nào là sức nhanh? HS tự suy nghĩ và trả lời

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1891 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục 8 - Tiết 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 01
Tiết theo PPCT: 01
Ngày soạn: 18/8/2014
NỘI DUNG 
-Lý thuyết: Một số phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh
 ( một số hiểu biết cần thiết)
PHẦN-NỘI DUNG
YÊU CẦU VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
I. MỞ ĐẦU:
1.Nhận lớp
2.Giới thiệu ND-YC :
3.Khởi động:
4.Kiểm tra bài cũ:
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số – GV nhận lớp
- Một số phương pháp phát triển sức nhanh .
- Không khởi động .
- Theo em thế nào là sức nhanh? HS tự suy nghĩ và trả lời
II. CƠ BẢN:
1.Khái niệm về sức nhanh:
2.Các loại sức nhanh:
a.Phản ứng nhanh.
b.Tần số động tác 
c.Động tác đơn nhanh.
3.Sức nhanh có sự liên quan với sức mạnh tốc độ và sức bền tốc độ:
-Sức nhanh là năng lực thực hiện nhiệm vụ vận động với thời gian ngắn nhất.
-Sức nhanh biểu hiện ở hình thức cơ bản sau:
+Ví dụ: khi nghe tín hiệu dừng thì dừng lại ngay, hoặc đang chạy có tín hiệu thì chạy ngược chiều ngay, …Khi nghe tiếng súng phát lệnh hoặc hiệu lệnh “chạy”, người chạy phản ứng nhanh bằng động tác xuất phát. Trong đời sống khi chúng ta đi xe đạp, xe máy trên đường bất ngờ có 1 tình huống xảy ra như có người chạy qua đường, người đi xe phản ứng nhanh bằng cách phanh(thắng) gấp hoặc điều khiển tay lái để tránh…
+Ví du: Số lần bước chạy trong 1s, số lần bước đi bộ trong 1phút, số lần tâng cầu hay nhảy dây trong 15s, 20s, 30s, hoặc số lần quạt tay của VĐV bơi 50m, 100m, …
+Ví dụ: trong đấu võ, đấu kiếm …, xuất đòn nhanh, khi đối phương ra đòn tấn công nhanh, hoặc trong thi đấu bóng chuyền, khi đối phương đập bóng lập tức bên bị tấn công có động tác đỡ bóng, hoặc khi bị ngã lập tức đưa 2 tay chống, …
+Sức mạnh tốc độ: Ví dụ: Đạp chân vào bàn đạp khi xuất phát, đạp chân khi chạy tăng tốc sau xuất phát, …
+Sức bền tốc độ: Ví dụ: Khi gắng sức chạy 10-20m cuối trước khi đến đích.
III. KẾT THÚC:
1.Thả lỏng:
2.Củng cố:
3.Nhận xét: 
4.Dặn dò: 
- Không thả lỏng (học lí thuyết)
- Củng cố kỹ cho HS về tất cả các nội dung của tiết học
- GV nhận xét tình tình học tập của lớp biểu dương tinh thần học tập qua nội dung tiết học, động viên khích lệ học sinh.
- Về nhà ôn nội dung đã học, tìm thêm các ví dụ minh họa về bài học.
MỤC TIÊU: -Nhằm trang bị cho học sinh một số hiểu biết về khái niệm sức nhanh. Biết phân biệt các loại sức nhanh, phân biệt được một số hình thức biểu hiện sức nhanh, nêu được ví dụ về các loại sức nhanh.
ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN: Sân bóng, GV: giáo án, sách giáo viên. HS: vở, bút để ghi bài.
GIÁO ÁN SỐ: 01
Ngày soạn:18/8/2014
Ngày dạy: 19/8/2014
ĐLVĐ
PHƯƠNG PHÁP-BIỆN PHÁP
5’
- Ổn định tổ chức, lớp trưởng báo cáo sĩ số, GV nhận lớp.	
- GV giới thiệu nội dung bài học
- GV gọi tên hoặc HS xung phong trả lời-GV giới thiệu dẫn dắt vào bài học
35’
8’
20’
7’
* Phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm.
-GV nêu câu hỏi: Sức nhanh là gì?
-Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4-6 em(2-3 bàn).
-Các nhóm tiến hành thảo luận 3-5 phút.
-Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. GV bổ sung và đi đến kết luận
* GV giới thiệu các hình thức biểu hiện của sức nhanh.
-GV ra câu hỏi: Cho 1 số ví dụ về sức nhanh của phản ứng nhanh.
-Các nhóm tiến hành thảo luận 3-5 phút.
-Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. 
-GV bổ sung và đi đến kết luận
-GV ra câu hỏi: Cho 1 số ví dụ về sức nhanh của tần số động tác?
-Các nhóm tiến hành thảo luận 3-5phút.
-Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. 
-GV bổ sung và đi đến kết luận.
-GV ra câu hỏi: Cho 1 số ví dụ về sức nhanh của động tác đơn nhanh?
-Các nhóm tiến hành thảo luận 3 - 7phút.
-Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. 
-GV bổ sung và đi đến kết luận.
*GV giới thiệu sự liên quan của sức nhanh với sức mạnh tốc độ và sức bền tốc độ
-GV ra câu hỏi: Cho 1 số ví dụ về sức mạnh tốc độ và sức bền tốc độ?
-Các nhóm tiến hành thảo luân 5 -7phút.
-Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. 
-GV bổ sung và đi đến kết luận
5’
-GV mời 1 số em nhắc lại nội dung của các phần 1,2,3 
-GV nhận xét ưu, khuyết, kết quả qua nội dung học tập của HS.
-Về nhà học: Y/C nắm vững khái niệm, Phương pháp tập luyện, lấy được 1 số ví dụ khác trong thực tế. 

File đính kèm:

  • docGiao an the duc 8 tiet 1.doc
Giáo án liên quan