Giáo án tham khảo địa lí 6: tiết 9 - Bài 7: sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả

 1/ Kiến thức:

- Trình bày được sự chuyển động tự quay quanh một trục của Trái Đất: hướng; thời gian

- Trình bày hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất

+ Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp

+ Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

 2/ Kỹ năng: sử dụng hình vẽ và quả Địa Cầu mô tả chuyển động tự quay Trái Đất.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 Quả Địa Cầu; H19. H20, H21, H22 phóng to.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3559 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tham khảo địa lí 6: tiết 9 - Bài 7: sự vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án tham khảo môn Địa lý
Cùng tham khảo mẫu giáo án môn Địa lý lớp 6 do Sở GD&ĐT Bình Thuận công bố.
Giáo án tham khảo Địa lí 6:
Tiết 9 - BÀI 7: SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC
                 CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
   1/ Kiến thức:
-         Trình bày được sự chuyển động tự quay quanh một trục của Trái Đất: hướng; thời gian
-         Trình bày hệ quả chuyển động tự quay của Trái Đất
+ Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp
+ Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
 2/ Kỹ năng: sử dụng hình vẽ và quả Địa Cầu mô tả chuyển động tự quay Trái Đất.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 Quả Địa Cầu;  H19. H20, H21, H22 phóng to.
 III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ:  
3. Giới thiệu bài mới : Viết lời dẫn nhập ngắn gọn sát với nội dung bài giảng.
Trái Đất có nhiều vận động. Vận động tự quay quanh trục là một vận động chính của Trái Đất. Vận động này đã sinh ra hiện tượng ngày, đêm ở khắp mọi nơi trên Trái Đất và làm lệch hướng các vật chuyển động trên cả hai nửa cầu. Vì sao có các hiện tượng trên, chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết bài hôm nay: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả.
Hoạt động của giáo viên và học sinh:
Nội dung chính
Hoạt đông 1: Tìm hiểu chuyển động tự quayquanh trục của Trái Đất.
Hoạt động cá nhân
GV dùng Hình 23 giới thiệu cho HS:
- Mũi tên biểu hiện vận động tự quay của Trái Đất.
- Trục tưởng tượng của Trái Đất.
- Mặt phẳng quỹ đạo.
- Độ nghiêng 66033’ của trục trên mặt phẳng quỹ đạo.
Quan sát hình 19 và kết hợp SGK cho biết:
+ Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào?
+ Thời gian Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là bao lâu?
* GV cho HS thực hành hướng chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất. Em hãy quay quả Địa Cầu đúng theo chiều vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Thao tác phải thực hiện:
1. Đứng đối diện với quả Địa Cầu.
2. Quay quả Địa Cầu từ tay trái sang tay phải theo hướng từ trong ra ngoài.
Hoạt động nhóm/ bàn
Quan sát hình 20 và SGK cho biết: Người ta chia bề mặt Trái Đất ra làm mấy khu vực giờ? Cách chia trên nhằm mục đích?
Hoạt động 2: Hệ quả của sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Quan sát hình 21 cho biết:
+ Ngày là gì? Đêm là gì?
+ Hiện tượng ngày và đêm khắp mọi nơi trên Trái Đất xảy ra như thế nào? Nguyên nhân?
Hoạt động nhóm/ bàn:
Quan sát hình 22 cho biết:
+ Ở nửa cầu Bắc các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch về bên phải hay trái ?
+ Ở nửa cầu Nam vật chuyển động lệch về bên nào?
+ Vì sao các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng?
1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Hướng tự quay: từ Tây sang Đông.
- Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm).
Bề mặt Trái Đất chia ra thành 24 khu vực giờ.
2. Hệ quả của sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
a) Hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất.
b) Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể trên bề mặt Trái Đất:
Ở nửa cầu Bắc, nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động thì vật chuyển động sẽ lệch về bên phải.
Còn ở nửa cầu Nam, vật chuyển động sẽ lệch về bên trái
 Thực hành/ luyện tập: Vẽ bản đồ tư duy
5/ Vận dụng: Nếu Trái Đất không có vận động tự quay quanh trục thì hiện tượng ngày đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ như thế nào? (Có ảnh hưởng gì đến sự sống trên bề mặt Trái Đất? (thì một nửa bề mặt Trái Đất sẽ mãi mãi là ngày và nửa còn lại sẽ mãi mãi là đêm. Lúc ấy chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa hai nửa của bề mặt Trái Đất rất lớn sinh ra gió bão cực mạnh làm cho trên Trái Đất không thể có sự sống).
4. Củng cố: Chỉ cần ghi củng cố vấn đề gì, không yêu cầu phải trình bày đầy đủ nội dung củng cố
5. Dặn dò:  
RÚT KINH NGHIỆM:…
VI. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
1. Học bài cũ: Trình bày được vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
2. Chuẩn bị bài mới: Các em tìm hiểu Chuyển động củaTrái Đất quanh Mặt Trời giống và khác với vận động tự quay quanh trục của Trái Đất như thế nào về: Hướng chuyển động. Thời gian chuyển động một vòng. Hệ quả.
VII. PHỤ LỤC:
Hoạt động 1:Quan sát hình 20 và SGK cho biết:
1. Người ta chia bề mặt Trái Đất ra làm mấy khu vực giờ? Mục đích?
2.  Khu vực giờ nằm ở phía đông có giờ sớm hơn hay muộn hơn khu vực giờ nằm ở phía tây? Vì sao?
Hoạt động 2: Quan sát hình 21 cho biết: Ngày là gì? Đêm là gì? Hiện tượng ngày và đêm khắp mọi nơi trên Trái Đất xảy ra như thế nào? Nguyên nhân?
* Thông tin phản hồi:
Hoạt động 1:
1. Người ta chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu vực giờ. Để tiện việc tính giờ và giao dịch trên thế giới.
2. Khu vực giờ nằm ở phía đông có giờ sớm hơn khu vực giờ nằm ở phía tây. Vì Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông.
Hoạt động 2:
+ Ngày là khoảng thời gian bề mặt Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng.
+ Đêm là khoảng thời gian bề mặt Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng.
+ Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. Do Trái Đất có hình khối cầu và có vận động tự quay quanh trục.
Sở GD&ĐT Bình Thuận

File đính kèm:

  • docGiao an tham khao mon Dia lydoc.doc