Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 1 đến 44 - Năm học 2014-2015

TIẾT 2 BÀI 2: KHÍ HẬU CHÂU Á

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức: Sau bài học cần giúp học sinh :

- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á.

 - Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á.

2. Về kĩ năng:

- Rèn kỹ năng đọc, phân tích, so sánh các yếu tố địa lý trên bản đồ.

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm ở châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm của một số kiểu khí hậu tiêu biểu ở châu Á.

3. Về thái độ:

- Yêu mến môn học và phát triển tư duy về môn địa lý, tìm ra những kiến thức có liên quan đến môn học

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

1. Phương pháp :

- Đàm thoại gợi mở, thảo luận cặp ( nhóm).

- Sử dụng đồ dùng trực quan : bản đồ, tranh ảnh.

2. Phương tiện:

- Bản đồ tự nhiên châu Á , lược đồ các đới khí hậu châu Á.

- Một số cảnh qua đặc trưng của các kiểu khí hậu châu Á.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Bài cũ

Em hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lý, kích thước của lãnh thổ Châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH

Hoạt động 1: Cá nhân/ cặp.

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ các đới khí hậu trên Trái Đất, sau đó nêu câu hỏi:

 ? Em hãy cho biết dựa vào đâu để chia ra các đới khí hậu trên Trái Đất? Nêu tên các đới khí hậu và vị trí của chúng trên Trái Đất?

Bước 2: HS trình bày, GV nhận xét.

Bước 3:

Em hãy quan sát bản đồ tự nhiên Châu Á và lược đồ H2.1 Skg và cho biết:

? Dọc theo kinh tuyến 800Đ từ vùng cực đến xích đạo có các đới khí hậu nào?

Mỗi đới nằm ở khoảng vĩ độ bao nhiêu?

 

? Trong đới khí hậu ôn đới, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới có những kiểu khí hậu nào? ( học sinh chỉ trên bản đồ và nêu tên)

 ? Xác định các kiểu khí hậu thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa?

 

? Giải thích tại sao khí hậu Châu Á lại phân hóa đa dạng như vậy?

Bước 4:

Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: hoạt động nhóm

 

Bước 1:

GV chia cả lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi :

Nội dung thảo luận:

Nhóm 1,2: Xác định vùng phân bố và đặc điểm chung của kiểu khí hậu gió mùa?

 

 

doc150 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 8 - Tiết 1 đến 44 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã đem lại nhiều kết quả trong kinh tế- văn hóa- xã hội mỗi nước.
- Sự nỗ lực phát triển của từng quốc gia và kết quả của sự hợp tác đã tạo môi trường ổn định để phát triển 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
3. Hoạt động 3.
? Em hãy cho biết lợi ích của Việt Nam trong quan hệ mậu dịch và hợp tác với các nước asean là gì?
- Tốc độ mậu dịch phát triển rõ từ 1990 đến nay:26,8%
- Xuất khẩu gạo.
- Nhập xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu.
- Dự án hành lang Đông - Tây: Khai thác lợi thế miền Trung xoá đói giảm nghèo.
- Quan hệ trong thể thao, văn hoá.
? Những khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của asean?
Chênh lệch trình độ kinh tế, khác biệt chính trị, ngôn ngữ bất đồng.
ÞGiáo viên kết luận.
3. Việt Nam trong asean.
- Việt Nam tích cực tham gia mọi lĩnh vực hợp tác kinh tế, xã hội.
- Có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội song còn nhiều khó khăn cần cố gắng xoá bỏ.
4. Củng cố:
Giáo viên củng cố lại toàn bài.
Cho học sinh làm các bài cuối sách giáo khoa.
5. Dặn dò:
Học sinh về ôn các bài cũ.
Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội Lào và Cam Pu Chia.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI HỌC
Tiết 22 - bài 18. Thực hành
TÌM HIỂU LÀO VÀ CĂMPUCHIA
Ngày soạn: 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
Tập hợp và sử dụng các tư liệu để tìm hiểu địa lý một quốc gia.
Trình bày lại kết quả làm việc bằng văn bản.
2. Kỹ năng:
Đọc, phân tích bản đồ địa lý, xác định vị trí địa lý, xác định sự phân bố các đối tượng địa lý.
Đọc, phân tích, nhận xét các bảng số liệu thống kê, các tranh ảnh...
II. CHUẨN BỊ:
	Bản đồ các nước Đông Nam á.
	Lược đồ tự nhiên kinh tế Lào - Cămpuchia.
	Tư liệu,tranh ảnh về 2 quốc gia trên.
III.TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP:
	1. ổn định tổ chức 
	2. Kiểm tra bài cũ
	3. Bài mới
* Hoạt động 1: Trước hết giáo viên phổ biến nội dung và yêu cầu của bài thực hành cần đạt.
* Các bước tiến hành:
Bước 1: Chia lớp 4 nhóm.
- Nhóm 1, 3 tìm hiểu vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
- Nhóm 2, 4: điều kiện dân cư - xã hội, kinh tế.
Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đối chiếu kết quả rồi thông báo cho giáo viên.
* Hoạt động 2: Nội dung thực hành.
I. Vị trí địa lý:
Dựa vào hình 15.1 cho biết Lào và Campuchia:
- Thuộc khu vực nào, giáp nước nào, biển?
- Khả năng liên hệ với nước ngoài?
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
CĂMPUCHIA
LÀO
Diện tích
- 181.000km2
- Thuộc bán đảo Đông Dương.
-Phía Đông, Đông Nam giáp Việt Nam .
- Phía đông bắc giáp Lào.
- Phía Tây Bắc, Bắc giáp Thái Lan.
- Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.
- 236.800km2
- Thuộc bán đảo Đông Dương.
- Phía Đông giáp Việt Nam .
- Phía bắc giáp Trung Quốc, Mianma.
- Phía tây giáp Thái Lan.
- Phía nam giáp Cămpuchia.
Khả năng liên hệ với nước ngoài
Bằng tất cả các loại đường giao thông
- Đường bộ, đường sông, hàng không.
- Không giáp biển, nhờ cảng miền Trung Việt Nam .
II. Điều kiện tự nhiên:
Các yếu tố
Cămpuchia
Lào
Địa hình
75% đồng bằng, núi cao ven biên giới, dãy Rếch, Cacđamôn. Cao nguyên phía đông, ĐB
- 90% là núi, cao nguyên
- Các dãy núi cao phía bắc, cao nguyên dải từ Bắc xuống Nam.
Khí hậu
- Nhiệt đới gió mùa, gần xích đạo, nóng.
- Mùa mưa ( T4- 10), gió tây nam.
- Mùa khô gió đông bắc, khô hanh
- Nhiệt đới gió mùa
- Mùa hạ, gió Tây nam®mưa.
- Mùa đông, gió đông bắc® khô hanh.
Các yếu tố
Cămpuchia
Lào
Sông ngòi
Sông Mêkông, Tông Lê Sáp, Biển hồ
Sông Mêkông( một phần qua Lào)
Thuận lợi đối với nông nghiệp
- Khí hậu nóng quanh năm® ­ trồng trọt
- Sông ngòi, hồ cung cấp nước, cá
- Đồng bằng diện tích lớn, màu mỡ.
- Khí hậu ấm áp quanh năm 
- Sông Mêkông là nguồn nước nhiều
- Đồng bằng đất màu mỡ, diện tích rừng nhiều.
Khó khăn
- Mùa khô thiếu nước
- Mùa mưa lũ lụt
- Diện tích đất nông nghiệp ít
- Mùa khô thiếu nước.
	III. Kinh tế:
Kinh tế
Cămpuchia
Lào
Cơ cấu (%)
- NN31,7% ; CN20% ; DV 42,4%
- Phát triển cả công, nông nghiệp và dịch vụ.
- NN52,9% chiếm tỉ trọng cao nhất.
- CN22,8%
- DV 24,3%
Điều kiện
- Biển hồ rộng, khí hậu nóng ẩm
- Đồng bằng lớn, màu mỡ
- Quặng sắt, Mn, vàng, đá vôi
- Nguồn nước khổng lồ, 50% tiềm năng thuỷ điện của sông Mêkông
- Đất nông nghiệp ít, rừng còn nhiều.
- Đủ các loại khoáng sản.
Các ngành sản xuất
- Trồng lúa gạo, ngô, cao su ở đồng bằng, cao nguyên thấp
- Đánh cá nước ngọt / Biển Hồ
- Sản xuất xi măng, khai thác quặng kim loại
- CNCB lương thực cao su.
- CNchưa ­
+ Chủ yếu sản xuất điện, khai thác, chế biến gỗ.
- Nông nghiệp là chủ yếu, sản xuất ven sông trồng cà phê, sa nhân trên cao nguyên
Giáo viên bổ sung, củng cố và tổng kết.
4. Củng cố:
* GV nhận xét giờ học thực hành và tuyên dương những nhóm đạt kết quả tốt. Có thể cho điểm để động viên tinh thần học tập của các em
- Nhắc nhở những nhóm làm chưa tốt để các em cố gắng nhiều hơn nữa trong bài học hôm sau
* Giáo viên yêu cầu học sinh lên điền vào bản đồ để trống.
- Vị trí của Lào và Cămpuchia giáp nước nào, biển nào?
- Vị trí núi, cao nguyên, đồng bằng lớn.
- Tên sông hồ lớn.
* Khái quát đặc điểm kinh tế của Lào và Cămpuchia.
5. Dặn dò:
Học sinh học bài cũ và tìm hiểu trước những tác động của nội lực và ngoại lực lên địa hình bề mặt trái đất.
 Ký duyệt giáo án 
	 Ngày /02/ 2009
Tuần 21- Tiết 23
 Bài 19
ĐỊA HÌNH VỚI 
TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC
Ngày soạn:
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức:
Học sinh cần hệ thống lại những kiến thưc về:
- Hình dạng bề mặt trái đất vô cùng phong phú, đa dạng với các dạng địa hình.
- Những tác động đồng thời hoặc xen kẽ của nội lực, ngoại lực tạo nên cảnh quan trái đất với sự đa dạng, phong phú đó.
2.Về kỹ năng:
Củng cố, nâng cao kiến thức đọc, phân tích, mô tả.
Giải thích các hiện tượng địa lý của tự nhiên
3. Thái độ:
Tích cực tìm hiểu, khám phá thế giới, những hiện tượng lạ trong tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ tự nhiên thế giới có kí hiệu khu vực động đất, núi lửa.
Bản đồ các địa mảng trên thế giới.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Cho biết đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của Lào và Cămpuchia.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1
? Bằng kiến thức đã học em hãy nhắc lại:? Hiện tượng động đất, núi lửa?
 ? Nguyên nhân nào đã gây nên hiện tượng đó? Nội lực là gì?
? Quan sát hình 19.1 đọc tên và nêu vị trí của các dãy núi, sơn nguyên, đồng bằng lớn trên các châu lục?
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm
? Quan sát hình 19.1 và hình 19.2 và dựa vào kiến thức đã học cho biết các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện vị trí nào của các mảng kiến tạo?
Nhóm1 Dựa vào kí hiệu nhận biết các dãy núi nơi có núi lửa, nêu tên, vị trí ( khu vực châu lục)?
Nhóm 2,3: Cho biết nơi có các dãy núi cao và núi lửa xuất hiện trên lược đồ địa mảng thể hiện như thế nào?
Nhóm 4: Giải thích sự hình thành núi và núi lửa.
Sau 5 phút đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Giáo viên chuẩn bị kiến thức.
- Các núi lửa dọc theo ven bờ Tây và Đông Thái Bình Dương tạo thành vành đai núi lửa Thái Bình Dương.
- Nơi có các dãy núi cao, kết quả các mảng xô, chờm vào nhau đẩy vật chất lên cao.
1. Tác động của nội lực lên bề mặt trái đất.
- Nội lực là lực sinh ra từ bên trong trái đất.
VD: + Lực gây ra động đất.
 + Lực®lục địa nâng lên và hạ xuống.
 + Lực ®núi lửa phun.
- Các hiện tượng tạo núi cao, núi lửa trên mặt đất do vận động trong lòng trái đất tác dụng lên bề mặt Trái đất.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
-Nơi có các dãy núi cao , kết quả các mảng xô hoặc tách xa làm vỏ trái đất không ổn định nên vật chất phun trào macma lên mặt đất.
?Quan sát hình 19.3, 19.4, 19.5 cho biết nội lực còn tạo ra các hiện tượng gì?
- Nén, ép các lớp đá làm cho chúng xô lệch (hình 19.5)
- Uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài (hình 19.4, hình 19.3)
? Nêu 1 số ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người?
- Dung nham núi lửa đã phong hoá là đất tốt cho trồng cây công nghiệp.
- Tạo ra cảnh quan đẹp.
Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng trong các tranh a,b,c,d.
- Tác động của khí hậu tới phong hoá các loại đá.
- Quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió...)
Giáo viên kết luận.
? Dựa vào lược đồ 19.1 và kiến thức đã học tìm thêm ví dụ cho mỗi dạng địa hình ?
 Bờ biển bị sóng đánh vỡ bờ
 Núi đồi bị xói mòn.
Þ Kết luận: Cảnh quan trên bề mặt trái đất là kết quả tác động không ngừng trong thời gian dài của nội lực, ngoại lực và các hiện tượng địa chất địa lý, nguyên nhân tác động đó vẫn đang tiếp diễn.
2. Tác động của ngoại lực lên bề mặt trái đất.
- Đó là nguyên nhân lực sinh ra bên ngoài bề mặt Trái đất.
Þ Kết luận (sách giáo khoa)
 4. Củng cố: 
Giáo viên củng cố lại toàn bài.
1. Gợi ý học sinh làm bài tập 1.
	Hình 10.4 (Tr.35), hình 12.3 (Tr. 43): kết quả tác động nội lực tạo nên.
	Hình 11.3, hình 11.4: kết quả tác động ngoại lực trong đó có vai trò con người.
2. Cảnh quan tự nhiên Việt Nam thể hiện rõ các dạng địa hình chịu tác động của ngoại lực.
- Rừng bị phá® đồi núi trọc®xói mòn®khe rãnh đất thoái hoá.
- Dòng sông uốn khúc để lại các hồ lớn.
	VD: Hồ Tây là một khúc uốn sông Hồng.
5. Dặn dò:
Học sinh ôn tập đặc điểm khí hậu trên Trái đất.
Khí hậu ảnh hưởng tới các cảnh quan tự nhiên như thế nào?
Địa hình, vị trí ảnh hưởng tới khí hậu như thế nào?
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Tiết 24 - Bài 20
KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN TRÊN TRÁI ĐẤT
Ngày soạn : 
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức sau bài học cần giúp học sinh 
- Nhận biết, mô tả các cảnh quan chính trên trái đất, các sông và vị trí của chúng trên trái đất, các thành phần của vỏ trái đất.
- Phân tích mối quan hệ mang tính quy luật giữa các yếu tố để giải thích một số hoạt động địa lý tự nhiên.
2. Kỹ năng
Củng cố, nâng cao kỹ năng nhận xét, phân tích lược đồ, bản đồ, ảnh các cảnh quan chính trên trái đất.
3. Thái độ: Yêu mến môn học
II- CHUẨN BỊ
Bản đồ tự nhiên, khí hậu thế giới
Các vành đai gió trên trái đất (H203 phóng to)
III- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài 

File đính kèm:

  • docGiao an dia 8.doc