Giáo án Tập làm văn 7 - Bài 2

1. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được :

1.1. Kiến thức:

 - Thuộc được một số câu ca dao - dân ca tiêu biểu của các dân tộc đang lưu hành trên địa bàn Yên Bái.

 - Hiểu được nội dung, nghệ thuật, tính địa phương, dân tộc của một số câu ca dao trên.

1.2. Kĩ năng:

 - Biết sưu tầm và diễn xướng dân ca địa phương.

 - Biết cách phân loại theo nội dung và phân tích ca dao - dân ca.

1.3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng, giữ gìn kho tàng ca dao - dân ca địa phương.

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập làm văn 7 - Bài 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7
Bài 1. Tiếng Việt: Rèn luyện chính tả
Tìm hiểu các lỗi chính tả phổ biến và cách khắc phục
về một số cặp vần có các nguyên âm dễ lẫn ở yên bái
(1 tiết)
bài 2 : văn - tập làm văn
ca dao - dân ca yên bái
(1 tiết)
1. Mục tiêu: 
Sau khi học xong bài này, học sinh đạt được :
1.1. Kiến thức:
	- Thuộc được một số câu ca dao - dân ca tiêu biểu của các dân tộc đang lưu hành trên địa bàn Yên Bái.
	- Hiểu được nội dung, nghệ thuật, tính địa phương, dân tộc của một số câu ca dao trên.
1.2. Kĩ năng:
	- Biết sưu tầm và diễn xướng dân ca địa phương.	
	- Biết cách phân loại theo nội dung và phân tích ca dao - dân ca.
1.3. Thái độ: Yêu quý, trân trọng, giữ gìn kho tàng ca dao - dân ca địa phương.
2. Thông tin:
2. 1. Khái quát về ca dao – dân ca Yên Bái
Ca dao - dân ca là một thể loại văn học dân gian rất phong phú và giàu tính trữ tình. So với ca dao – dân ca đồng bằng, ca dao - dân ca miền núi nói chung và Yên Bái nói riêng có những đặc trưng riêng. Đặc biệt là những bài ca nghi lễ và những bài ca giao duyên. Những bài ca này đã có từ lâu đời và vẫn được lưu truyền, sử dụng thường xuyên trong các hoạt động nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng của các dân tộc trong các lễ hội và cả trong sinh hoạt hàng ngày. 
	 Khảo sát ca dao - dân ca Yên Bái chúng tôi thấy có một số đặc điểm sau:
	- Về thể thơ: Ngoài một số bài là thể thơ lục bát, còn lại chủ yếu là thể tự do, các dòng thơ dài ngắn khác nhau nhưng đều có vần điệu nên cũng dễ nhớ và dễ thuộc.
	- Về ngôn ngữ: Lời các bài ca dao chủ yếu là phần lời của bài hát giao duyên hoặc bài ca nghi lễ, tôn giáo, nó mang rõ dấu ấn cách cảm, cách nghĩ của người dân miền núi, dân tộc, giàu hình ảnh, mang âm hưởng của thiên nhiên miền núi, hồn nhiên, mộc mạc.
	- Về diễn xướng: Dân ca miền núi chủ yếu được hát theo các làn điệu then, lượn, cọi, có thể kết hợp với vũ đạo. Các hình thức diễn xướng này thường được tổ chức trong các sinh hoạt nghi lễ, tôn giáo, trong các dịp lễ hội hoặc trong các dịp gặp gỡ làm quen, giao duyên của thanh niên nam nữ.
	 Theo nội dung có thể phân chia ca dao - dân ca Yên Bái thành các tiểu loại:
- Ca dao - dân ca về tình yêu quê hương, đất nước (có tên địa danh, sản vật, sự vật địa phương).
	- Ca dao - dân ca về tình cảm con người.
- Ca dao - dân ca nghi lễ.
	- Ca dao - dân ca than thân.
	- Hát ru.
- Ca dao - dân ca về lao động sản xuất.
2.2. Một số câu ca dao - dân ca về tình yêu quê hương đất nước (có tên địa danh, sản vật địa phương):
1. Phúc An(1) có Đát Ô Đồ
	 Có suối róc rách, bóng cô áo chàm 
 (Ca dao dân tộc Cao Lan – Yên Bình)
2. Có tiền chợ Ngọc, chợ Ngà
 Hết tiền thì lại Thác Bà, Thác Ông(2). 
 (Ca dao dân tộc Kinh- Yên Bình )
 3. Thác Bà đây xứ thác tràn
Thác Ông xuôi nhịp vô vàn gian truân
Hỡi ai xuôi ngược xa gần
Lên đền tế lễ có phần được yên
Linh Bà truyền khắp mọi miền
Hội xuân mùng chín tháng giêng tìm về 
 (Ca dao dân tộc Kinh- Yên Bình)
 4. Lẫy lừng trong chốn hoang vu
 Gồm hai văn vũ, riêng gò Biều Vương(3) 
 (Ca dao dân tộc Kinh -Yên Bình)
 5. Ai lên phố Cát Đại Đồng(4)
 Hỏi thăm cô Tú có chồng hay chưa ?
 Có chồng năm ngoái, năm xưa
 Năm nay chồng mất như chưa có chồng. 
 (Ca dao dân tộc Kinh - Yên Bình)
 6. Ai ăn cơm trắng canh cần
 Vượt qua đèo Gỗ vào Vần(5) mà ăn. 
 (Ca dao dân tộc Tày - Trấn Yên )
 7. Làng Vần có lịch có lề
 Có hang núi đá, có nghề sáo nâu. 
 (Ca dao dân tộc Tày - Trấn Yên )
 8. Muốn ăn cơm trắng, nước trong
	 Vượt qua đèo ách vào trong Mường Lò(6) 
 (Ca dao dân tộc Thái – Mường Lò )
 9. Mường Lò rộng mênh mông
 Mường lớn chứa trăm ngàn kho thóc. 
 (Ca dao dân tộc Thái - Mường Lò)
 10. Ngọt lịm câu Then(7) mùa trái chín
 Lùng tùng ngày hội Lục Yên châu(8). 
 (Ca dao dân tộc Tày- Lục Yên )
Chú thích:
(ờ) Ca dao- dân ca địa phương: Là những sáng tác trữ tình dân gian mang tính địa phương. Tính địa phương ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa: lưu hành, phổ biến rộng rãi ở địa phương hoặc là nói về địa phương như: có tên địa danh, tên danh nhân địa phương, nói về sản vật, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh,phong tục, tập quán, đặc điểm tình cảm, cách nghĩ cách cảm, lối tư duy, cách sử dụng hình ảnh độc đáo mang dấu ấn địa phương. 
(1) Phúc An: Địa danh thuộc huyện Yên Bình
(2) Chợ Ngọc, Chợ Ngà, Thác Bà, Thác Ông: Chợ Ngọc: Địa danh thuộc huyện Yên Bình, chợ Ngọc nằm bên sông Chảy, nay là lòng hồ Thác Bà. Chợ Ngọc xưa sầm uất, nổi tiếng khắp vùng thượng huyện Yên Bình.
Chợ Ngà: Địa danh thuộc huyện Đoan Hùng, Phú Thọ. Chợ Ngà cũng nằm bên sông Chảy và nổi tiếng sầm uất.
Thác Bà, thác Ông: Là những thác sông Chảy, thuộc địa phận huyện Yên Bình, hai thác này liền kề nhau và rất hiểm trở, hung dữ ( xem “Sự tích Thác Bà, thác Ông” truyện kể dân gian). Dân sông Chảy xưa có nghề đưa bè vượt thác rất nguy hiểm nhưng nghề này cũng kiếm được rất nhiều tiền.
(3) Gò Biều: Còn gọi là gò Bầu, đây là nơi Vũ Văn Mật xây thành luỹ, thành nằm ven sông Chảy, đối diện với nui Cao Biền. Dân gian vẫn gọi là thành nhà Bầu hoặc nhà Biều.
(4) Phố Cát, Đại Đồng: Phố Cát: Phố Cát Tường thuộc trấn Đại Đồng. Có ý kiến cho rằng: Các hào kiệt bốn phương lên phố Cát Tường tìm "cô Tú" tức là tìm tướng công Vũ Văn Mật đang dựng cờ phò Lê chống Mạc ở Đại Đồng. " Có chồng chưa" có hàm ý là đã có đủ quân, tướng chưa.
(5) Đèo Gỗ, Làng Vần: Thuộc huyện Trấn Yên. Làng Vần là một thung lũng có cánh đồng lúa phì nhiêu, nổi tiếng gạo trắng, nước trong, làng Vần còn là căn cứ địa, là chiến khu trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
(6) Đèo ách, Mường Lò: Đèo ách năm trên đường Yên Bái đi Nghĩa Lộ, rất cao, quanh co, là gianh giới giữa vùng trong và vùng ngoài của huyện Văn Chấn. Qua Đèo ách vào đến Mường Lò. Mường Lò là một thung lũng rộng tạo nên cánh đồng lúa phì nhiêu lớn thứ hai của Tây Bắc( Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc), gạo Muờng Lò ngon nổi tiếng khắp vùng.
(7) Then: Hát Then, một thể loại hát dân ca của người Tày.
( 8) Lục Yên châu: Châu Lục Yên, nay là huyện Lục Yên.
Câu hỏi đọc – hiểu:
1. Những địa danh, sự vật, sản vật được nêu trong các bài ca dao – dân ca trên đã nói lên điều gì về các vùng quê Yên Bái ? Hãy tìm hiểu cụ thể ở từng bài.
2. Qua các bài ca dao- dân ca trên tác giả dân gian đã gửi gắm những tình cảm gì ?
2. Tính địa phương của ca dao - dân ca Yên Bái được thể hiện như thế nào qua các bài ca dao – dân ca trên ?

File đính kèm:

  • docBAI 2.doc