Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 1

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Học sinh cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi cuộc đời của mỗi con người.

- Hiểu được nội dung và nghệ thuật của câu chuyện.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức:

- HS cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ văn bản, phân tích tâm trạng của người mẹ

3. Thái độ:

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường, cha mẹ đối với cuộc đời mỗi con người  ta càng thêm yêu quý cha mẹ

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp – Phân tích – Thảo luận – Giảng bình

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: kiểm diện HS

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tâm trạng của người mẹ và người con trong bài khác nhau ở chỗ nào?
- Em hiểu gì về thế giới kỳ diệu mà người mẹ nói đến trong bài?
 - Soạn bài: Mẹ tôi
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Thể loại: Văn bản nhật dụng có nội dung gần gũi bức thiết với cuộc sống con người
Trích báo yêu trẻ 166
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Đọc – hiểu chú thích
2. Tìm hiểu văn bản
a. Tâm trạng của mẹ và con trong đêm trước ngày khai trường
Mẹ: thao thức không ngủ, trằn trọc suy nghĩ triền miên.
Con thanh thản nhẹ nhàng vô tư 
à Tấm lòng yêu thương tình cảm sâu đậm chăm lo cho con.
 b. Suy nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường đối với mọi người 
Mỗi sự sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau 
Bước qua cách cổng trường là một thế giới diệu kì sẽ mở ra
à Khẳng định vai trò to lớn quan trọng của nhà trường với cuộc đời của mỗi con người
3. Tổng kết: Ghi nhớ: ( SGK trang 9)
III. LUYỆN TẬP
- Em hãy kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất của em về ngày khai trường? 
- Một kỷ niệm sâu sắc về mẹ
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
1. Bài cũ: 
- Em hãy cho biết tâm trạng của người mẹ và người con trong bài khác nhau ở chỗ nào?
- Em hiểu gì về thế giới kỳ diệu mà người mẹ nói đến trong bài?
2. Bài mới: 
- Soạn bài: Mẹ tôi
E. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 1 Ngày soạn: 14/8/2014 
Tiết 2 Ngày dạy:19/8/2014
 - Et-môn-đô đơ A-mi-xi-
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Qua bức thư của một người cha gửi cho đứa con mắc lỗi với mẹ, hiểu tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
	1. Kiến thức:
	- Sơ giản về tác giả E. A-mi-xi
	- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa tế nhị, có lí và có tình của người cha khi con mắc lỗi
	- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư
	2. Kĩ năng: 
	- Đọc – hiểu một văn bản dưới hình thức một bức thư
	- Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha và người mẹ nhắc đến trong bức thư
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng kính yêu cha mẹ
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp – Phân tích – Thảo luận – Giảng bình
	2. Học sinh
	- Đọc trước văn bản và chú thích
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp: kiểm diện HS 
Lớp 7A1
Lớp 7A5
Lớp 7A6
Vắng:…………
Phép………….............................
Không phép…………………….
Vắng:…………
Phép………….............................
Không phép…………………….
Vắng:…………
Phép………….............................
Không phép…………………….
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu ý nghĩa của văn bản. “ Cổng trường mở ra”. 
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ cò một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào chúng ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ đến khi mắc nhửng lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Văn bản “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
- Gọi HS đọc phần giới thiệu tác giả – tác phẩm trong chú thích (ó)
- GV đọc mẫu sau đó gọi HS đọc tiếp
- Gọi HS giải thích những chú thích khó
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
(?) Văn bản kể lại sự việc gì?
(?) En-ri-cô đã giới thiệu bức thư của bố như thế nào? Em hãy giải thích từ ghép “lễ độ” và tưởng tượng ra là En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao?
(?) Qua bài văn, em thấy thái độ của người bố với E. là thái độ như thế nào?
(?) Tìm những câu văn nói lên sự xúc động của người bố khi nghe con hỗn láo với mẹ. Vì sao ông lại có thái độ ấy?
 (?) Vậy mẹ của E. là người thế nào? Căn cứ vào đâu em có được nhận xét này?
 (?) Người bố đã làm gì để giúp E. hiểu ra hành động sai trái của mình?
 (?) Em có suy nghĩ gì về tấm lòng của các bà mẹ nói chung, mẹ của em nói riêng?
(?) Khi đọc thư của bố, E. đã xúc động vì điều gì? Em có thể chọn trong 4 lí do trong SGK hoặc nêu lí do riêng của mình. (HSTL trong 3 phút)
(?) Cuối thư, người bố đã khuyên E. xin lỗi mẹ như thế nào?
(?) Vậy theo em, tại sao người bố không nói chuyện trực tiếp với E. mà lại viết thư? (HSTL)
- GV giáo dục HS bài học về cách ứng xử trong gia đình
(?) Văn bản này là một bức thư người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là Mẹ tôi .
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Thống kê tất cả các từ ghép trong bài văn
- Soạn bài: Cổng trường mở ra
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Tác giả: sgk/11
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – hiểu chú thích
2. Tìm hiểu văn bản
a.Thái độ của người bố đối với lỗi lầm của En-ri-cô
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy!
- Bố không thể nén được cơn tức giận…
- Con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. 
® Buồn bã, tức giận, lời lẽ nghiêm khắc nhưng chân thành, chứa đựng nhiều tình cảm.
à Mong con hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ.
b. Lời khuyên nhủ của người bố
- … không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ
- Con phải xin lỗi mẹ do sự thành khẩn trong lòng
à Lời khuyên nhủ chân tình, sâu sắc
3. Tổng kết: Ghi nhớ ( SGK / 12)
III. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Bài cũ: 
 Học thuộc ghi nhớ
- Thống kê tất cả các từ ghép trong bài văn
1. Bài mới:
- Soạn bài: Cổng trường mở ra
E. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 1 	 Ngày soạn: 15/8/2014
Tiết 3 Ngày dạy: 20/8/2014
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nhận diện được hai loại từ ghép :từ ghép chính phụ và từ ghép độc lập 
- Hiểu được tính chất phân nghĩa của từ ghép chính phụ và tính chất hợp nghĩa của từ ghép đẳng lập.
 - Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ ghép một cách hợp lí..
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
	1. Kiến thức
	- Cấu tạo của từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập
	- Đặc điểm về nghĩa của các từ ghép chính phụ và đẳng lập
	2. Kĩ năng:
	- Nhận diện các loại từ ghép
	- Mở rộng hệ thống hóa vốn từ
	- Sử dụng từ: dùng từ ghép chính phụ khi cần diễn đạt cái cụ thể, dùng từ ghép đẳng lập khi diễn đạt cái khái quát
	3. Thái độ: 
- Có ý thức sử dụng đúng từ ghép khi nói và viết.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp – Tích hợp – Quy nạp
D. TIẾN TR̀NH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp : Kiểm diện học sinh
Lớp 7A1
Lớp 7A5
Lớp 7A6
Vắng:…………
Phép………….............................
Không phép…………………….
Vắng:…………
Phép………….............................
Không phép…………………….
Vắng:…………
Phép………….............................
Không phép…………………….
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Năm học lớp 6, các em đã được tìm hiểu bài “Từ và cấu tạo của từ”. Như thế, các em đã nắm được thế nào là từ ghép và từ láy.(Gọi HS nhắc lại khái niệm). Tiết học hôm nay nhằm giúp các em ôn lại và hieu sâu hơn về cấu tạo, trật tự sắp xếp và nghĩa của từ ghép
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
1. Định nghĩa về “từ ghép” đã học ở lớp 6
- GV gọi một vài học sinh nhắc lại định nghĩa và cho ví dụ.
2. Cấu tạo của từ ghép chính phụ , đẳng lập.
- GV gọi học sinh đọc các câu văn, đoạn văn trong SGK/13, chú ý những từ in đậm.
(?) Em hãy so sánh nghĩa của từ bà với bà ngoại, thơm với thơm phức.
(?) Từ đó, em có nhận xét gì về nghĩa của từ ghép bà ngoại, thơm phức so với nghĩa của từ đơn bà, thơm ?
(?) Tại sao có sự khác nhau đó? (Tiếng đứng sau có tác dụng gì đối với tiếng đứng trước?)
(?) Vậy theo em, các tiếng trong từ ghép bà ngoại, thơm phức tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ? 
.
(?) Cho biết vị trí của tiếng chính, tiếng phụ?
(?) Qua sự so sánh ở phần đầu, em hãy rút ra kết luận về nghĩa của từ ghép chính phụ.
(?) Tóm lại, em hiểu thế nào là TGCP?
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
- GV gọi HS đọc ví dụ 2/14
(?) Các tiếng chính tiếng phụ trong VD2, có phân ra tiếng chính tiếng phụ được không ?
(?) Vậy cấu tạo của từ ghép đẳng lập như thế nào? Có tiếng nào cần bổ sung ý nghĩa cho tiếng kia không?
 (?) Từ đó, em nêu ra đặc điểm về nghĩa của từ ghép ĐL?
 (?) Tóm lại, em hiểu thế nào là từ ghép đẳng lập?
- GV gọi học sinh nhắc lại một lần nữa về cấu tạo và nghĩa của từ ghép chính phụ và đẳng lập .
- GV hướng dẫn HS làm bài tập
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Các loại từ ghép
a/ ba ngoại – bà nội
c p
 thơm phức – thơm ngát
 c p
® Từ ghép chính phụ
b/ - quần áo
- trầm bổng
® Từ ghép đẳng lập
2. Nghĩa của từ ghép
a/ Bà ngoại à bà
Thơm phức à thơm
 ê ê
Nghĩa hẹp nghĩa k/q
® Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa
b/ quần áo à quần, áo
trầm bổng à trầm, bổng 
 ê ê
 Nghĩa k/q Nghĩa hẹp 
® Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa
+ Ghi nhớ: (SGK trang 13-14)
II. LUYỆN TẬP : 
BT1/15
a/ Từ ghép chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ
b/ Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi
BT4/15: Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở vì sách, vở là những danh từ chỉ sự vật dưới dạng cá thể (đếm được). Không thể nói một cuốn sách vở vì sách vở là từ ghép đẳng lập, có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Bài cũ:
- Làm BT còn lại
2. Bài mới:
- Soạn bài: Từ láy.
E. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 1 Ngày soạn: 16/8/2014
Tiết 4 Ngày dạy: 21/8/2014
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS thấy…
- Hiểu rõ liên kết là một trong những đặc tính quan trọng nhất của văn bản
- biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc – hiểu và tạo lạp văn bản
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
	1. Kiến thức:
	- Khái niệm liên kết trong văn bản
	- Yêu cầu về liên kết trong văn bản
	2. Kĩ năng:
	- nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản
	- Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
	3. Thái độ
	- Có ý thức sử dụng liên kết vào các câu, các đoạn trong văn bản bằng những ngôn ngữ thích hợp
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp – Tích hợp – Quy nạp
D. KIỂM TRA BÀI CŨ 
1. Ổn định lớp Kiểm diện học sinh
Lớp 7A1
Lớp 7A5
Lớp 7A6
Vắng:…………
Phép………….............................
Không phép…………………….
Vắng:…………
Phép………….............................
Không phép…………………….
Vắng:…………
Phép………….............................
Không phép…………………….
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Như các em đã biết v

File đính kèm:

  • docVAN 7TUAN 1.doc