Giáo án tăng cường lớp 3

I.Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học về:

 + Tổng – số hạng; Hiệu – số trừ – số bị trừ

 + Luyện tập về điểm, đoạn thẳng.

 + Luyện giải toán.

II.Các hoạt động dạy – học:

 

doc39 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4004 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tăng cường lớp 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh giải bảng.
III. Chấm bài, sửa lỗi:
- Chấm bài cho 5 – 7 em.
- Nhận xét, sửa lỗi cho từng HS.
Hướng dẫn toán:
luyện tập dạng 47 + 25
I.Mục tiêu: - Củng cố lại dạng toán 47 + 25, vận dụng làm các bài tập.
 - Rèn kỹ năng làm phép cộng có nhớ.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Luyện dạng toán 37 + 25
	- HS đọc lại bảng cộng (7 cộng với 1 số)
	- Làm bảng con, bảng lớp.
	37 + 35 ; 47 + 16 ; 67 + 29 ; 77 + 8
	- GV gọi 2 HS làm bảng lớp.
	 + Nhận xét bài bạn.
	 + HS nêu lại các yêu cầu: có 2 yêu cầu ( Đặt tính và tính)
	 + Nhiều học sinh nêu lại điều ghi nhớ về:
	Đặt tính: Các hàng thẳng cột với nhau, viết dấu “+” và kẻ vạch ngang.
	Tính: Tính từ phải sang trái.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng.
 	18 và 7 ; 59 và 27 ; 26 và 47 ; 9 và 77
 - HS tự làm vào vở ly.
 - Đọc bài làm và nêu lại cách tính.
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
 +
+
 +
 57 27 36 
 8 6 23
 65 87 69
- HS tự làm, nhận xét.
 + Đọc kết quả, GV hỏi vì sao đúng, vì sao sai, sai chỗ nào?
Bài 3: Lớp 2Đ có 17 nam và 15 nữ, hỏi lớp 2Đ có tất cả bao nhiêu bạn?
	- HS đọc bài, tóm tắt, tự giải.
	- Lưu ý: trình bày bài và nêu lời giải.
Bài 4: Tính nhanh tổng sau.
a) 17 + 9 + 3 + 11 = b) 7 + 22 + 23 + 8 =
- Biến đổi lại để có tổng 2 số bằng 10 và 20.
- Hướng dẫn trình bày.
VD: 17 + 9 + 3 + 1 = 17 + 3 + 9 + 1 = 20 + 10 = 30
III. Củng cố bài: 
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học trên.
tiết 2:
hướng dẫn làm các bài tập sách bổ trợ
Hoạt động 1: Củng cố giải toán “Bài toán nhiều hơn”
 	- HS mở sách Bài tập ( trang 14, 15 )
Bài 1: - HS đọc bài, xác định yêu cầu bài.
3 con
Tóm tắt:
4 con
 Hàng trên:
… con
 Hàng dưới: 
- HS tự giải vào vở.
- Đọc bài làm, đổi chéo vở kiểm tra.
Bài 2: Giải toán theo tóm tắt:
Số gà trống : 38 con
Số gà mái nhiều hơn gà trống: 7 con
Số gà mái có : … con?
- HS nhìn tóm tắt, nêu bài toán.
- Có thể cho HS tóm tắt cách khác (sơ đồ) để dễ hiểu yêu cầu đề bài.
Hoạt động 2: Củng cố kỹ năng làm tính cộng
Bài 9: Đặt tính rồi tính tổng biết 2 số hạng.
 17 và 4 ; 27 và 8 ; 67 và 26
	- HS tự làm (gọi từng cặp làm bảng)
 	 + Đọc bài làm, nêu lại 2 yêu cầu khi thực hiện tính.
 	 + Lớp nhận xét.
Bài 11: - HS nêu yêu cầu: 3 số nào lập thành 1 tổng đúng.
	 - Gọi HS đọc các số đã cho trong mỗi hình vẽ.
	 + Muốn tìm được tổng đúng ta làm thế nào? (Cộng các số hạng lại)
	VD: Hình 1: 7 + 5 = 12.
	 - Cả lớp tự làm, 1 HS làm bảng.
	 - Chữa bài bạn.
	? Vì sao 3 số 17, 45, 18 không lập được tổng đúng?
	 - Nhận xét, kết luận bài làm.
Hoạt động 3: Bài luyện thêm.
Tìm hình vẽ bên có:	
a) Mấy hình tam giác?
b) Mấy hình tứ giác? 
Hãy kể tên?
Củng cố bài: Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn toán:
luyện tập hình học
I.Mục tiêu: 
	 - Củng cố lại các khái niệm hình chữ nhật, hình tứ giác.
	 - HS vẽ thành thạo được hình tứ giác, hình chữ nhật.
II.Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động 1: Củng cố lại các khái niệm hình chữ nhật, tứ giác.
	- GV đưa ra một số loại hình (hình chữ nhật và tứ giác)
	 + HS lần lượt lên nhận dạng từng hình.
	- Gọi HS lên bảng vẽ hình chữ nhật và hình tứ giác.
	Nhận xét bạn vẽ đúng chưa. (GV chỉnh sửa cho HS)
Hoạt động 2: Thực hành
	- HS làm bài vào vở tăng buổi.
Bài 1: Vẽ 1 hình chữ nhật có cạnh dài 5cm, cạnh ngắn 3cm.
 Vẽ 1 hình tứ giác.
Bài 2: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào 
hình sau để được:
a) Một hình chữ nhật.
b) Một hình tam giác.
Bài 3: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào hình vẽ bên để có:
a) 1 tam giác.
b) 2 tứ giác. 
GV cho HS quan sát và nêu nhiều cách vẽ.
( Qua mỗi đỉnh của tứ giác vẽ 1 đường thẳng cắt mỗi cạnh của tứ giác …)
Hướng dẫn toán:
luyện tập chung
I.Mục tiêu: 
	 - Củng cố lại các dạng toán đã học: 47 + 25; 47 + 5; 7 + 5.
	 - Vận dụng làm các bài tập.
II.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Củng cố cộng có nhớ.
	- HS luyện bảng con, bảng lớp có dạng:
	36 + 17 ; 67 + 8 ; 39 + 17 ; 55 + 27
	- Nhận xét bài bạn sau khi làm.
	 + Kết quả đã đúng chưa?
 	 + Trình bày hợp lý chưa?
	 + Nêu lại cách làm?
GV chốt lại: Khi ta thực hiện tính ta phải đặt số thẳng hàng (chục – chục; đơn vị - đơn vị). Tính từ phải sang trái và nhớ 1 vào hàng chục rồi cộng thêm vào.
Hoạt động 2: Làm bài tập sách bổ trợ.
	- HS mở sách trang 15, 16. Hướng dẫn làm bài 8, 9, 10, 11.
Hoạt động 3: Luyện tập thêm.
	- HS làm bài vào vở tăng buổi.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
	38 + 25 ; 5 + 27 ; 8 + 47 ; 43 + 37
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
	Gà trống : 18 con
	Gà mái nhiều hơn gà trống : 7 con
	Gà mái : … con ?
III. Củng cố, dặn dò: 
- Chấm, chữa bài, nhận xét giờ học.
Hướng dẫn toán:
luyện tập 
I.Mục tiêu: - Củng cố về kỹ năng làm tính cộng (có nhớ).
	 - Vận dụng giải các bài toán dạng “nhiều hơn” “ít hơn”.
II.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Luyện kỹ năng tính dạng toán 47 + 25.
	- HS thực hiện các phép tính:
	37 + 25 ; 34 + 27 ; 7 + 68
	- 2 em làm bảng, nêu lại các bước tính.
	Bước 1: Đặt tính.
	Bước 2: Tính.
Hoạt động 2: Luyện giải toán.
	- HS nhắc lại cách giải bài toán về nhiều hơn (thường làm tính cộng) và bài toán về ít hơn (thường làm tính trừ).
	- 1, 2 em nhắc lại cách tìm số lớn, số bé.
	 Số lớn = số bé + phần nhiều hơn.
	 Số bé = số lớn – phần ít hơn.
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: Đoạn thẳng CD dài 2dm, đoạn thẳng MN dài hơn đoạn thẳng CD 5cm. Hỏi đoạn thẳng MN dài bao nhiêu cm?
	- HS tìm hiểu bài toán.
	- 1 HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, 1 em giải, dưới lớp làm vào vở.
	- Nhận xét, suy ra dạng toán gì? “Nhiều hơn”
Bài 2: Hải gấp được 19 lá cờ, Lan gấp ít hơn Hải 7 lá cờ. Hỏi Lan gấp được bao nhiêu lá cờ?
	- Hướng dẫn tương tự bài 1.
	- Nhận xét, rút ra dạng toán ít hơn.
* Bài tập thêm: Lớp 2A có 17 bạn nam, số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ 3 em. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh nữ.
	- Yêu cầu HS đọc kỹ bài toán.
	- Xác định yêu cầu tìm gì?
Lưu ý HS từ nhiều hơn ở dạng toán này.
Hướng dẫn toán:
luyện tập (2 tiết)
I.Mục tiêu: - Củng cố lại các kiến thức đã học về:
	+ Đơn vị đo khối lượng.
	+ Giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Củng cố đơn vị đo khối lượng (kg)
	- HS đọc, viết đơn vị kilôgam.
	GV ghi bảng: 1kg, 7kg, 10kg, …
	+ Trong cuộc sống hàng ngày gọi 1kg là 1 cân.
Hoạt động 2: Bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm.
	18kg + 7kg = 	16kg – 10kg =
	20kg + 10kg = 	90kg – 80kg =
	37kg + 9kg =	32kg – 12kg =
	- Cả lớp tự làm và nêu cách nhẩm.
	+ Lưu ý: Viết tên đơn vị đo.
Bài 2: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.
	4kg … 5kg	8kg + 7kg … 15kg
	30kg … 3kg	13kg … 16kg – 3kg
	- HS tự làm, đọc bài làm, nhận xét.
	? Em làm thế nào để biết được 13kg = 16kg – 3kg
(thực hiện phép tính sau đó so sánh)
Bài 3: Bao gạo cân nặng 25kg, bao ngô nhẹ hơn bao gạo 10kg. Hỏi bao ngô nặng bao nhiêu kg?
	- HS đọc bài toán, xác định yêu cầu bài.
	- 1HS tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
	- Cả lớp tự làm và rút ra dạng toán “ít hơn”.
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
- HS nhìn tóm tắt đọc đề toán,phân tích bài toán, tìm ra dạng toán đã học.
Tiết 2:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bổ trợ nâng cao.
Bài 1, 2, 3: (Học sinh về nhà làm)
Bài 4, 5, 6: Củng cố giải toán, dạy tương tự trên.
Bài 9: Điền số
 Có … hình chữ nhật. Có … hình chữ nhật.
	- GV hướng dẫn HS 2 cách tìm hình.
	Cách 1: Đánh số vào từng hình.
	Cách 2: Lấy từng cạnh làm chuẩn. VD: Hình a.
Hoạt động 2: Toán nâng cao.
Bài 69: Viết số, đọc số.
a) Viết số: - Sáu kilôgam	- Mười bảy kilôgam
	 - Tám kilô gam	- Hay mươi lăm kilôgam.
b) Đọc số: 9kg 18kg 45kg
	 13kg 21kg 99kg
- HS tự làm, đọc bài làm, đổi vở kiểm tra.
HD Tiếng Việt
(2 tiết)
I. Mục tiêu:
 - Luyện đọc trơn và đọc hiểu bài: Bạn của Nai Nhỏ.
 - Viết đoạn1 bài: Bạn của Nai Nhỏ.
 - Củng cố chính tả phân biệt ch/ tr.
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Luyện đọc
 - HD đọc phân vai. Mỗi lần 3em tự phân vai và đọc.
 - HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
Lưu ý: Số em đọc còn yếu, GV cho đọc nhiều và sử lỗi cho từng em.
 - Tổ choc thi đọc theo nhóm.
 GV theo dõi nhắc nhở các em cần nhấn giọng ở một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm.Ngắt nghỉ đúng .
Hoạt động 2: Củng cố ND bài.
 - Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi sgk theo cặp.
 1em nêu câu hỏi, 1em trả lời
 - Lớp nhận xét, GVbổ sung và chốt lại ý đúng.
+ Câu hỏi bổ sung.
 HD làm vào vở
Câu1: Qua câu chuyện em học tập bạn Nai Nhỏ điều gì?
Câu 2: Người bạn tốt là người bạn như thế nào?
Câu 3: Đặt câu có các từ:
 Tốt bụng, mải miết, lặng lẽ.
 - Theo dõi và giúp đỡ HS khi làm bài.
+ Chấm chữa bài, nhận xét.
 Tiết 2
 HD viết chính tả.
Hoạt động 1: Viết bài bạn của Nai Nhỏ.
 - HS đọc đoạn viết trêưn bảng phụ.
 + Đoạn viết có mấy câu?
 + Chữ cái đầu câu cần phải viết như thế nào?
 - Luyện viết từ khó vào bảng con:
 Hãy kể, hích vai, sang…
 HD viết bài vào vở .
 GV theo dõi, uốn nắn từng nét chữ cho tong em: các nét khuyết, các chữ có chứa âm ch, tr, s, x, …
 - Chấm bài, nhận xét.
Hoạt động 2: Bài tập phân biệt ch, tr.
1) + HS làm việc theo nhóm( Mỗi nhóm viết 5 tiếng, từ có phụ âm tr – tiếng âm ch)
 + Đại diện nhóm lên thi viết.
	Nhận xét, bổ sung.
2) Điền vào chỗ chấm ch hay tr.
	…ẻ củi	vẽ …anh	…ong trắng
	con …ẻ	quả …anh	…ên cao
 - HS làm vào vở, 3 em làm bảng.
 - Chữa bài bạn.
III.Củng cố, nhận xét tiết học:
HD Tiếng Việt
Luyện viết các nét chữ hoa B
I. Mục tiêu: 
 - HD viết đúng, viết đẹp các nét chữ hoa B.
 - Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ hoa B .
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: HD viết các nét .
 - HS quan sát các nét mẫu và nhận xét.
 Nét1: Nét móc ngược trái(cao5 ly) rộng 3,5ly.
 Nét2: Nét cong trên kết hợp nét cong phải
 - GV hướng dẫn:
 Nét1: Đặt bút trên đường kẻ6, dừng bút trên đường kẻ2.
 Nét2: Từ điểm dừng bút của nét1 lia bút lên đường kẻ5 viết 2 nét cong liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ, dừng bút ở ĐK2 và ĐK3.
 - GV viết mẫu, HS quan sát.
 - HS nhắc lại cấu tạo và quy trình viết.
 - Luyện bảng con.
 GV theo dõi và sửa lỗi cho từng em.
Hoạt động 2: Thực hành.
 - HS viết vào vở ly tăng buổi:
 Nét móc ngược trái : 2dòng
 Nét cong trên, cong phải: 2dòng
 Chữ hoa B 2dòng cỡ 5 ly
 2 dòng cỡ 

File đính kèm:

  • docGIAO AN TANG BUOI LOP 3 CA NAM.doc
Giáo án liên quan