Giáo án Sinh học - Tiết 24

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết phân tích thí nghiệm để biết đư¬ợc khi có ánh sáng lá cây chế tạo đ¬ược tinh bột và nhả khí ô xi làm không khí luôn đư¬ợc cân bằng.

- Giải thích đư¬ợc 1 vài hiện t¬ượng thực tế: Vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng? Vì sao nên thả rong vào bể nuôi cá cảnh .

2. Kĩ năng:

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

- Kỹ năng biết cách làm thí nghiệm.

- Kỹ năng quan sát hiện tư¬ợng, so sánh rút ra nhận xét.

3. Thái độ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học - Tiết 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/2013
Ngày giảng:18/11/2013
Tiết 24. Bài 21. Quang hợp.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Biết phân tích thí nghiệm để biết được khi có ánh sáng lá cây chế tạo được tinh bột và nhả khí ô xi làm không khí luôn được cân bằng. 
- Giải thích được 1 vài hiện tượng thực tế: Vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng? Vì sao nên thả rong vào bể nuôi cá cảnh .
2. Kĩ năng:
- Kỹ năng hoạt động nhóm. 
- Kỹ năng biết cách làm thí nghiệm.
- Kỹ năng quan sát hiện tượng, so sánh rút ra nhận xét.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thích thực vật, bảo vệ môi trường làm trong lành khí hậu.
II. Phương pháp:
- Quan sát tìm tòi kiến thức. 
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Đàm thoại gợi mở
III. Phương tiện dạy - học: 
- Dụng cụ thí nghiệm: dung dịch i- ốt, ít cơm nguội hay ruột bánh mì.
- Kết quả thí nghiệm 1: 1 vài lá đã thử dung dịch i- ốt.
IV. hoạt động dạy - học: 
 Ổn định lớp : 1’
 1. Khám phá: 4’
H: Nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng của tế bào thịt lá?
 Ta đã biết cây xanh có khả năng chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình, là do lá có nhiều lục lạp. Vậy lá cây chế tạo được chất gì và trong điều kiện nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.
2. Kết nối: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: 20’ 
- GV yêu cầu hs quan sát màu sắt của ruột bánh mì hay cơm nguội. sau đó dùng ống nhỏ dung dịch i- ốt vào để các em thấy rõ sự biến đổi thành màu xanh tím của tinh bột gặp i- ốt.
- GV yêu cầu hs trình bày thí nghiệm và quan sát tranh. 
- Hoạt động nhóm thảo luận: 4’
H: Việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì?
H: Chỉ có phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo tinh bột? Vì sao em biết?
H: Qua thí nghiệm này rút ra được kết luận gì?
- Đại diện nhóm trả lời để nhóm khác nhận xét giáo viên chốt lại kiến thức.
- GV cho hs quan sát kết quả thí nghiệm để khẳng định kết luận của thí nghiệm.
-GV: Từ tinh bột và các muối khoáng hòa tan khác lá sẽ tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây. 
*Hoạt đông 2 : 15’
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nội dung sgk
- GV yêu cầu hoạt động nhóm thảo luận : 5’
 H: Cành rong trong cốc nào chế tạo được vì sao?
H: Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí? Đó là khí gì?
H: Chất khí gì duy trì sự cháy? 
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình . 
 GV chốt kiến thức trên tranh.
H: Qua kết quả thí nghiệm Rút ra nhận xét gì?
H: Tại sao về mùa hè khi trời nắng nóng đứng dưới bóng cây to lại thấy mát và dễ thở ?
H: Vậy chúng ta cần làm như thế nào để bầu không khí được trong lành? 
- HS quan sát
- HS trình bày và quan sát
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm khác nhận xét.
- Quan sát.
- HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - nhóm khác nhận xét.
- Trả lời câu hỏi.
- Liên hệ thực tế.
1. Xác định chất mà lá cây chế được khi có ánh sáng:
- Bao giấy đen ở phần lá đó không nhận được ánh sáng.
- Phần lá không bịt đã chế tạo được tinh bột có màu xanh tím vì chất diệp lục ở đó nhận được ánh sáng.
Lá chỉ chế tạo tinh bột khi có ánh sáng.
2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột:
- Cành rong trong cốc B tạo được tinh bột vì được chiếu sáng và có khí ô xy. 
- Trong đáy cốc ống nghiệm có bọt khí. Đó là khí ô xy, khí ô xy duy trì sự cháy.
- ở ngoài ánh sáng lá cây nhả khí ô xy trong quá trình chế tạo tinh bột.
3. Kiểm tra đánh giá: 4’ 
 H: Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?
 H: Mô tả thí nghiệm lá chế tạo tinh bột khi có ánh sáng? 
4. Dăn dò: 1’
- Học bài 
- Chuẩn bị bài sau: Quang hợp ( Tiếp) 
Đề kiểm tra 15 phút:
1) Trình bày thí nghiệm xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột.
2) Hãy khoanh tròn vào ý đúng trong các ý sau:
A Lá chế tạo được chất hữu cơ. D Lá không cần ánh sáng khi chế tạo tinh bột.
C Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng. B Lá chế tạo được chất vô cơ.
3) Tại sao khi nuôi cá cảnh người ta thường thả thêm vào bể các loại rong ?
Đáp án: 
1) Trình bày mục 2 sgk trang 69, 70.
2) Khoanh tròn ý C
3) Khi nuôi cá cảnh người ta thả thêm các loại rong vì trong quá trình chế tạo tinh bột lá nhả khí ô xi ra môi trường duy trì sự sống cho cá.

File đính kèm:

  • docT24-BÀI 21. QUANG HỢP.doc
Giáo án liên quan