Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tuần 20 - Năm học 2009-2010
I. Mục tiêu :
a) Kiến thức: - Trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần , t hích hợp cho sử dụng vơi đối tượng nào, những ưu nhược điểm của ph2 chọn lọc này
- Trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể , những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt , thích hợp sử dụng với đối tượng nào
b) Kĩ năng : - Rèn kĩ năng tổng hợp , khái quát kiến thức
- Kĩ năng hoạt động nhóm
c) Thái độ : Giáo dục ý thức lòng yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị ; Tranh phóng to về chọn lọc hàng loạt 1 và 2 lần , về chọn lọc cá thể ( hình 36.1 , 36.2 SGK )
III. Tiến trình : 1. Ổn định :
2. Kiểm tra : ( 8 phút )+ Ưu thế lai là gì ? Cơ sở di truyền của ưu thế lai ?
+ Lai kinh tế là gì ? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện như thế nào?
3. Bài giảng :
Ngày soạn: 12 tháng 01 năm 2009 Tuần 20– Tiết 39 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC I. Mục tiêu : a) Kiến thức: - Trình bày được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và nhiều lần , t hích hợp cho sử dụng vơi đối tượng nào, những ưu nhược điểm của ph2 chọn lọc này - Trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể , những ưu thế và nhược điểm so với phương pháp chọn lọc hàng loạt , thích hợp sử dụng với đối tượng nào b) Kĩ năng : - Rèn kĩ năng tổng hợp , khái quát kiến thức - Kĩ năng hoạt động nhóm c) Thái độ : Giáo dục ý thức lòng yêu thích bộ môn II. Chuẩn bị ; Tranh phóng to về chọn lọc hàng loạt 1 và 2 lần , về chọn lọc cá thể ( hình 36.1 , 36.2 SGK ) III. Tiến trình : 1. Ổn định : Kiểm tra : ( 8 phút )+ Ưu thế lai là gì ? Cơ sở di truyền của ưu thế lai ? + Lai kinh tế là gì ? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện như thế nào? Bài giảng : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG I : Tìm hiểu vai trò của chọn lọc trong chọn giống : ( 7 phút ) + Hãy cho biết vai trò của chọn lọc trong chọn giống ? - Nhân xét , yêu cầu HS khái quát kiến thức * HOẠT ĐỘNG II : Tìm hiểu các phương pháp chọn lọc trong chọn giống : ( 20 phút ) - Phát phiếu học tập , yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu + Thế nào là chọn lọc hàng loạt ? Tiến hành như thế nào ? + Ưu nhược điểm của phương pháp này ? - Cho HS trình bày bằng hình 36.1 phóng to - Nhân xét , đánh giá - Cho HS trả lời câu hỏi ở mục SGK tr. 106 + Thế nào là chọn lọc cá thể ? Tiến hành như thế nào ? + Ưu nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể ? - Đánh giá hoạt động của các nhóm , tổng hợp kiến thức @ Mở rộng : - Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn , nhân giống vô tính - Với cây giao phấn phải chọn lọc nhiều lần - Với vật nuôi dùng phương pháp kiểm tra đực giống qua đời sau + Nêu điểm giống và khác nhau giữa phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể ? - Nghiên cứu SGK tr. 105 , trả lời : + Do nhu cầu con người + Tránh thoái hóa - Nghiên cứu thông tin SGK tr. 105 và 106 + hình 61.1 , thảo luận nhóm : + Định nghĩa + Ưu điểm : đơn giản + Nhược điểm : không kiểm tra được kiểu gen - Đại diện trình bày , nhóm kia bổ sung - Thảo luận nhóm , thống nhất : Sự sai khác giữa chọn lọc lần 1 và chọn lọc lần 2 : + Chọn lần 1 trên đối tượng ban đầu + Chọn lần 2 trên đối tượng đã qua chọn lọc ở lần 1 + Giống lúa A : chọn lọc lần 1 . Giống lúa B: Chọn lọc lần 2 - Nghiên cứu SGK + hình 36.2 , thảo luận nhóm , cử đại diện trình bày - Thảo luận nhóm , nêu được : + Giống nhau : Đều chọn lựa giống tốt , chọn 1 lần hay nhiều lần + Khác nhau : Cá thể con cháu được gieo riêng để đánh giá đối với chọn lọc cá thể , còn chọn lọc hàng loạt cá thể con cháu gieo chung I. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống - Chọn những giống có năng suất cao , chất lượng tốt , khả năng chống chịu cao phù hợp với mục đích sản xuất - Phục hồi các giống đã bị thoái hóa , đánh giá chọn lọc các dạng mới để tạo giống mới hoặc cải tiến giống cũ II. Các phương pháp chọn lọc : Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể Cách tiến hành Chọn rất nhiều cây con tạo ra từ giống khởi đầu . Hạt của những cây con có kiểu hình tốt được giữ lại rồi trộn lẫn với nhau Chọn một số cây con tốt nhất từ giống khởi đầu rồi lấy hạt của mỗi cây để riêng ra Hạt của những cây được chọn mang gieo chung ở vụ sau rồi so sánh với giống khởi đầu và với giống đối chứng để giữ lại nếu có kiểu hình tốt hơn Hạt của các cây con được chọn mang gieo riêng rẽ theo từng dòng rồi so sánh các dòng với nhau , chọn dòng tốt nhất rồi tiếp tục so với giống khởi đầu và giống đối chứng để giữ lại Ưu nhược điểm Dễ làm , ít tốn kém và có thể ứng dụng rộng rãi Có kết hợp đánh giá kiểu hình với kiểm tra kiểu gen nên kết quả ổn định và có độ tin cậy cao Chỉ dựa vào kiểu hình, không kiểm tra được kiểu gen nên kết quả không ổn định và dễ nhầm với thường biến Đòi hỏi theo dõi công phu và chặt chẽ nên khó ứng dụng rộng rãi Một số ứng dụng ở nước ta - Tạo được giống cải củ số 9 từ giống cải củ nhập nội từ Hồng Kông - Tạo những giống vật nuôi có năng suất cao về thịt , sữa , trứng , lông - Thu được nhiều kinh nghiệm trong chọn giống vật nuôi Tạo một giống cây trồng mới có năng suất cao và chất lượng tốt . VD giống lúa tài nguyên đột biến DT10 và TK106 4) Củng cố : ( 7 phút ) Phương pháp chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào ? Ưu nhược điểm của từng phương pháp ? 5) Hướng dẫn học ở nhà : ( 3 phút ) - Học bài , trả lời câu hỏi SGK - Nghiên cứu bài 37 theo nội dung trong bảng “ Thành tựu chọn giống ở Việt Nam “ Ngày soạn: 12 tháng 01 năm 2009 Tuần 20 – Tiết 40 THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở VIỆT NAM I. Mục tiêu : a) Kiến thức: - Trình bày được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng - Trình bày được phương pháp được xem là cơ bản trong chọn giống cây trồng - Trình bày được phương pháp chủ yếu dùng trong chọn giống vật nuôi - Trình bày được các thành tựu nổi bật trong chọn giống cây trồng và vật nuôi b) Kĩ năng : Rèn kĩ năng nghiên cứu tài liệu , khái quát kiến thức c) Thái độ : - Giáo dục ý thức tìm tòi , sưu tầm tài liệu - Giáo dục ý thức trân trọng thành tựu khoa học II. Chuẩn bị : III. Tiến trình : Ổn định : Kiểm tra : ( 8 phút ) - Phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần và hai lần được tiến hành như thế nào ? Có ưu nhược điểm gì và thích hợp với loại đối tượng nào ? - Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào ? Có ưu nhược điểm gì so với phương pháp chọn lọc hàng loạt và thích hợp với loại đối tượng nào ? Bài giảng : Mở bài : Tóm tắt các kiến thức ở tiết trước : Gây đột biến nhân tạo , tạo ưu thế lai , các phương pháp chọn lọc đến nay đã thu được những thành tựu đáng kể , cụ thể ở Việt Nam d8ã có những thành tựu như thế nào ? ( 2 phút ) HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC NỘI DUNG * HOẠT ĐỘNG I : Tìm hiểu các thành tựu chọn giống ( 20 phút ) - Chia lớp thành 4 nhóm : + Nhóm 1 và 2 ; Hoàn thành nội dung 1 ; thành tựu chọn giống cây trồng + Nhóm 3 và 4 : Hoàn thành nội dung 2 : thành tựu chọn giống vật nuôi * HOẠT ĐỘNG II : Hoàn chỉnh kiến thức : ( 10 phút ) - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Đánh giá hoạt động các nhóm và tổng hợp kiến thức - Thảo luận nhóm - Hoàn thành nội dung GV yêu cầu - Cử đại diện trình bày , các nhóm khác theo dõi . bổ sung và hoàn thiện kiến thức I. Thành tựu chọn giống cây trồng : 1/ Gây đột biến nhân tạo : - Gây đột biến nhân tạo rồi chọn cá thể tạo giống mới - Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến - Chọn giống bằng chọn dòng tế bào Xôma có biến dị hoặc đột biến Xôma VD : Xử lí đột biến đỉnh sinh trưởng cây non của giống táo Gia Lộc à giống táo đào vàng 2 / Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ các giống hiện có : - Tạo biến dị tổ hợp - Chọn lọc cá thể VD : Từ giống cà chua Đài Loan à Chọn giống cá chua P 375 3 / Tạo giống ưu thế lai ( ở F1) VD : Giống ngô lai đơn ngắn ngày LVN 20 thích hợp với vụ Đông Xuân trên đất lầy thụt 4 / Tạo giống đa bội thể VD : Giống dâu Bắc Ninh tứ bội X Gií«ng lưỡng bội à giống dâu số 12 có lá dầy , xanh đậm , năng suất cao II. Thành tựu chọn giống vật nuôi : 1 / Tạo giống mới VD : Giống lợn Đại Bạch X giống lợn Ỉ 81 à ĐBỈ _ 81 lưng thẳng , bụng gọn , thịt nạc nhiều 2 / Cải tạo giống địa phương : Dùng con cái tốt nhất của giống địa phương lai với con đực tốt nhất của giống nhập ngoại VD : Giống bò vàng Việt NamX Bò sữa Hà Lan à giống bò sữa 3 / Tạo giống ưu thế lai VD : Giống vịt bầu Bắc Kinh X vịt cỏ à giống vịt lớn nhanh , đẻ trứng nhiều , to 4 / Nuôi thích nghi các giống nhập nội VD : Giống cá chim trắng , gà Tam Hoàng , bò sữa à nuôi thích nghi với khí hậu và chăm sóc ở Việt Nam cho năng suất thịt , trứng , sữa cao 5 / Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống : - Cấy chuyển phôi - Thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường pha chế - Công nghệ gen VD : + Từ 1 con bò mẹ tạo được 10 à 500 con / năm + Phát hiện sớm giới tính của phôi chủ động điều chỉnh đực cái theo mục đích sản xuất 4) Củng cố : ( 3 phút ) Trình bày các phương pháp chủ yếu trong việc chọn giống cây trồng và vật nuôi 5 ) Hướng dẫn học ở nhà : ( 2 phút ) - Học bài , trả lời câu hỏi SGK - Ôn tập lại cấu tạo hoa lúa , cà chua , bầu bí
File đính kèm:
- Tuan 20.doc