Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 51 - Bài 49: Quần Xã Sinh Vật

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS trình bày được khái niệm quần xã

- HS chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã. Phân biệt quần thể với quần xã.

- HS nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, tạo sự ổn định và cân bằng sinh học

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát

- Rèn kỹ năng làm việc với SGK, thảo luận nhóm

3. Thái độ:

Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Tranh H49.1: Quần xã rừng mưa nhiệt đới;

- Tranh H49.2: Quần xã rừng ngập mặn ven biển .

2. Học sinh: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp quan sát + vấn đáp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1.Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng

Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những điểm căn bản nào?

a. Quần thể người có những đặc trưng kinh tế- xã hội mà quần thể khác không có.

b. Môi trường của quần thể người không chỉ là môi trường tự nhiên mà còn là môi trường xã hội môi trường nhân tạo .

c. Con người có thể cải tạo được tự nhiên còn sinh vật phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.

d. Con người lao độngvà tư duy, đặc điểm này không có ở quần thể sinh vật khác.

Câu 2: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau ở như thế nào ? ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia?

2. Bài mới

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 5028 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 51 - Bài 49: Quần Xã Sinh Vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:6/03/2009 
Tiết 51
Bài 49: quần xã sinh vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS trình bày được khái niệm quần xã
- HS chỉ ra được những dấu hiệu điển hình của quần xã. Phân biệt quần thể với quần xã.
- HS nêu được mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, tạo sự ổn định và cân bằng sinh học
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát
- Rèn kỹ năng làm việc với SGK, thảo luận nhóm
3. Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
- Tranh H49.1: Quần xã rừng mưa nhiệt đới; 
- Tranh H49.2: Quần xã rừng ngập mặn ven biển .
2. Học sinh: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp
III. phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát + vấn đáp.
IV. tiến trình Dạy - học
1.Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng
Quần thể người khác với quần thể sinh vật khác ở những điểm căn bản nào? 
a. Quần thể người có những đặc trưng kinh tế- xã hội mà quần thể khác không có.
b. Môi trường của quần thể người không chỉ là môi trường tự nhiên mà còn là môi trường xã hội môi trường nhân tạo .
c. Con người có thể cải tạo được tự nhiên còn sinh vật phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên.
d. Con người lao độngvà tư duy, đặc điểm này không có ở quần thể sinh vật khác.
Câu 2: Tháp dân số trẻ và tháp dân số già khác nhau ở như thế nào ? ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia?
2. Bài mới
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: thế nào là một quần xã sinh vật
? Cho biết trong 1 ao tự nhiên có những quần thể sinh vật nào?
- GV gọi HS trả lời
? Các quần thể đó có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
- GV treo tranh hình 48.1 và 48.2 giới thiệu tranh
? Qua ví dụ trong hình hãy cho biết quần xã sinh vật là gì?
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và giới thiệu qua 2 loại quần xã : ổn định và chu kì
? Trong 1 bể cá người ta thả 1 số loại cá: cá chép, cá trắm,Bể cá này có phải là quần xã không? vì sao?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
? Để nhận biết quần xã sinh vật ta phải dựa vào dấu hiệu nào?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
? Trong sản xuất mô hình VAC có phải là quần xã sinh vật không?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Trong 1 ao có thể có quần thể ốc, tôm, cá, rêu,tảo,
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Có mối quan hệ cùng loài và khác loài
- HS quan sát tranh
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó các sinh vật thích nghi với môi trường
 à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Không phải là quần xã sinh vật vì ngẫu nhiên con người thả chúng sống chung với nhau 
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Dựa vào dấu hiệu bên ngoài và bên trong
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Là quần xã nhân tạo
Tiểu kết: Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó các sinh vật thích nghi với môi trường
Hoạt động 2: Những dấu hiệu điển hình của một quần xã
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin khoảng 2 phút
? Nêu đặc điểm cơ bản của 1 quần xã sinh vật?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét và lưu ý cho HS cách gọi loài ưu thế giống quần thể ưu thế và lấy ví dụ:
+ Thực vật có hoa là quần thể ưu thế của quần xã sinh vật ở cạn
+ Quần thể cây cọ đặc trưng nhất cho quần xã sinh vật đồi Phú Thọ
? Độ đa dạng và độ nhiều khác nhau căn bản ở điểm nào? chúng liên quan với nhau như thế nào?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS tìm hiểu sự khác nhau căn bản giữa 2 quần xã ở hình 49.1 và 49.2
- GV gọi đại diện nhóm trả lời
- GV gọi đại diện nhóm nhận xét
- GV nhận xét
? Loài ưu thế và loài đặc trưng khác nhau căn bản ở điểm nào?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
- HS nghiên cứu thông tin
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Số lượng và thành phần
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
+ Độ đa dạng: Số lượng loài trong quần xã
+ Độ nhiều: Số lượng cá thể trong loài
+ Quan hệ thuận nghịch: Độ đa dạng tăng khi độ nhiều giảm
à Đại diện nhóm trả lời
+ Loài ưu thế là loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
+ Loài đặc trưng là loài có nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã
Tiểu kết: Quần xã có đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật.
Hoạt động 3: Quan hệ ngoại cảnh và quần xã
- GV giới thiệu.
Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã là kết quả của mối quan hệ giữa ngoại cảnh với quần thể và giữa những quần thể với nhau trong quần xã.
? Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới quần xã như thế nào ?
- Gọi HS trả lời.
- GV khái quát điều kiện thuận lợi à thực vật phát triển à động vật phát triển.
Số lượng loài động vật này khống chế số lượng loài động vật khác à hiện tượng khống chế sinh học.
? Em hãy lấy ví dụ ?
- GV đặt tình huống:
+ Nếu cây phát triển à kết quả ?
+ Nếu sâu ăn lá hết à kết quả ?
? Tại sao quần xã luông có cấu trúc ổn định ?
- Gọi HS trả lời.
? Cân bằng sinh học là gì ?
- Gọi HS trả lời.
? Khi nào có sự cân bằng sinh học trong quần xã ?
- Gọi HS trả lời.
- GV liên hệ thực tế.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Quần thể trong quần xã thay đổi theo ngoại cảnh.
à HS lấy ví dụ.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Do có sự cân bằng các quần thể trong quần xã.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Khi số lượng cá thể dao động trong một thế cân bằng.
Tiểu kết:
Nhân tố sinh thái luôn thay đổi -> tác động đến sinh vật làm sinh vật 
biến đổi về số lượng được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh thái.
3. Củng cố bài học:
? Qua bài học này em cần nắm được những nội dung gì ?
- Đọc ghi nhớ.
- Bài tập: Chọn đáp án đúng:
Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã mà không có ở quần thể ?
A. Mật độ
B. Tỷ lệ tử vong.
C. Tỷ lệ đực cái.
D. Tỷ lệ nhóm tuổi.
E. Độ đa dạng.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học và làm các bài tập trong sách giáo khoa.
- Tìm hiểu về chuỗi thức ăn.
{

File đính kèm:

  • docTiet 51-B49.doc