Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 43 - Bài 41: Môi Trường Và Các Nhân Tố Sinh Thái
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.
- Phân biệt được các nhân tố vô sinh, nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.
2. Kĩ năng:
- HS tiếp tục được rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, cá nhân.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh, biết bảo vệ môi trường.
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh vẽ các môi trường sống của sinh vật
- Tranh vẽ giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam
- Bảng phụ
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- phương pháp quan sát, vấn đáp
III. BÀI MỚI
1. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học
2. Bài mới
- Giới thiệu: Phần " sinh vật và môi trường" giúp ta hiểu rõ mối quan hệ khăng khít giữa sinh vật và môi trường, giữa sinh vật với sinh vật.
Từ đó con người có thể đề ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Ngày dạy : 4/02/2008 Sinh vật và môi trường Chương I Sinh vật và môi trường Tiết 43 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - HS phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật. - Phân biệt được các nhân tố vô sinh, nhân tố sinh thái hữu sinh. - Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái. 2. Kĩ năng: - HS tiếp tục được rèn kĩ năng quan sát, phân tích. - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, cá nhân. 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh, biết bảo vệ môi trường. II.phương tiện dạy học - Tranh vẽ các môi trường sống của sinh vật - Tranh vẽ giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam - Bảng phụ III. Phương pháp dạy học - phương pháp quan sát, vấn đáp III. Bài mới 1. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học 2. Bài mới - Giới thiệu: Phần " sinh vật và môi trường" giúp ta hiểu rõ mối quan hệ khăng khít giữa sinh vật và môi trường, giữa sinh vật với sinh vật. Từ đó con người có thể đề ra các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Môi trường của sinh vật - Căn cứ vào định nghĩa môi trường sống và bảng 41.1/ SGK , hãy cho biết mối quan hệ khăng khít giữa sinh vật với môi trường được thể hiện như thế nào? - Môi trường sống của con người có điểm khác căn bản nào với môi trường của sinh vật ? - HS đọc thông tin trong SGK, độc lập nghiên cứu, thảo luận nhóm trả lời à HS trả lời (Yêu cầu trả lời được): Mỗi loài có một môi trường số đặc trưng, sinh vật không thể sống tách khỏi môi trường. à HS trả lời (Yêu cầu trả lời được): Sinh vật có 4 môi trường sống chủ yếu, các môi trường này là môi trường tự nhiên. Con người có hai loại môi trường nữa: + Môi trường xã hội: môi trường sư phạm + Môi trường nhân tạo: môi trường dung dịch muối khoáng để trồng cây (không cần đất). Tiểu kết: Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật Có 4 loại môi trường: Môi trường nước Môi trường trên mặt đất- không khí. Môi trường trong đất. Môi trường sinh vật Hoạt động 2: các nhân tố sinh thái của môi trường - Môi trường sống của cây hồng là đất và không khí. ? Hãy cho biết, trong môi trưòng này đâu là nhân tố vô sinh, đâu là nhân tố hữu sinh tác động tới cây hoa hồng? GV lưu ý HS: + Lượng N2 trong không khí rất lớn nhưng N2 trong không khí không tác động đến cây. + Hiện nay, cnon người đang có nhiều tác động có hại đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường, nếu không có ý thức và hành động bảo vệ môi trường thì hậu quả ngày càng lớn. GV yêu cầu lấy ví dụ về sự thay đổi của các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của chúng tới sinh vật. ? Trong 1 ngày, ánh sáng mặt trời chiếu lên trái đất thay đổi như thế nào? ? ở nước ta, độ dài ngày của mùa hè và mùa đông có gì khác nhau ? ? Sự thay đổi nhiệt độ trong một năm thay đổi như thế nào ? - HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm ( 4 hs) trả lời: à HS trả lời (Yêu cầu trả lời được): Nhân tố vô sinh : đất, độ ẩm, lượng muối hòa tan tác động tới quá trình trao đổi nước và muối khoáng của cây, lượng ôxi trong đất ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của rễ. ánh sáng, lượng CO2 tromh không khí cần thiết cho quá trình quang hợp, lượng 02 trong không khí cần cho quá trình hô hấp của cây. + Nhân tố hữu sinh: giun đất, các vi sinh vật phân giải... - HS tự lấy ra các ví dụ: à HS thảo luận nhóm và trả lời (Yêu cầu trả lời được): + Cường độ ánh sáng mặt trời trrên trái đát tăng dần từ sáng tới trưa và sau đó giảm dần từ chiều đến tối. + Độ dài ngày thay đổi theo mùa( đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối). Mùa hè nhiệt độ không khí cao, mùa thu mát mẻ, mùa dông nhiệt độ không khí thấp, mùa xuâm ấm áp. Tiểu kết: - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. - Nhân tố sinh thái gồm hai nhóm: Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh Hoạt động 3: Giới hạn sinh thái - Giáo viên sử dụng H42.1/ SGK giới thiệu về khái niệm giới hạn sinh thái. - Cá chép Việt Nam chết ở nhiệt độ dưới 2 độ C và trên 44 độ C, phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ 28 độ C. So sánh với cá rô phi Việt Nam thì loài nào có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng hơn? Loài nào có vùng phân bố rộng hơn? - HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ kiến thức - Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hoi (yêu cầu trả lời được): + Giới hạn sinh thái của cá về nhiệt độ là: Cá Rô phi: 420 C - 50C = 370 C Cá chép: 440 C - 20C = 420 C -> cá chép có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng hơn lên có vùng phân bố rộng hơn. Tiểu kết: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định 3. Củng cố bài học Chọn câu trả lời đúng: A. Trong các nhân tố sinh thái sau, nhân tố sinh thái nào vừa tác động trực tiếp vừa có tác gián tiếp rõ nhất đối với sinh vật? ánh sáng Nhiệt độ Độ ẩm Muối khoáng B. NTST nào có tác động lớn nhất đối với động vật? ánh sáng Nhiệt độ Độ ẩm Muối khoáng 4. Hướng dẫn học ở nhà - Chú ý: nắm vững khía niệm NTST, GHST - Trả lời câu hỏi trong SGK. - Tìm hiểu trước bài 42.
File đính kèm:
- Tiet 43-B41.doc