Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 39 - Bài 36: Các Phương Pháp Chọn Lọc

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nêu được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần, chọn lọc hàng loạt nhiều lần và ưu nhược điểm của phương pháp này.

- HS trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, ưu nhược điểm của phương pháp này.

2. Kĩ năng:

- HS rèn kĩ năng quan sát, phân tích và so sánh.

- Rèn kĩ năng làm việc với SGK, thảo luận nhóm.

3. Thái độ: Giúp HS có thêm niềm tin vào khoa học

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh vẽ: Sơ đồ chọn lọc hàng loạt, sơ đồ chọn lọc cá thể 1 lần.

2. Học sinh: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phương pháp quan sát, vấn đáp

IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?

Câu 2: Lai kinh tế là gì? ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.

2. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 39 - Bài 36: Các Phương Pháp Chọn Lọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy:14 /01/2009
Tiết 39
Bài 36: các phương pháp chọn lọc
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nêu được phương pháp chọn lọc hàng loạt một lần, chọn lọc hàng loạt nhiều lần và ưu nhược điểm của phương pháp này.
- HS trình bày được phương pháp chọn lọc cá thể, ưu nhược điểm của phương pháp này.
2. Kĩ năng:
- HS rèn kĩ năng quan sát, phân tích và so sánh.
- Rèn kĩ năng làm việc với SGK, thảo luận nhóm. 
3. Thái độ: Giúp HS có thêm niềm tin vào khoa học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh vẽ: Sơ đồ chọn lọc hàng loạt, sơ đồ chọn lọc cá thể 1 lần.
2. Học sinh: Học bài cũ và tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp.
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp
IV. Tiến trình dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?
Câu 2: Lai kinh tế là gì? ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.
2. Bài mới: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: vai trò của chọn lọc trong chọn giống
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin trong SGK.
? Em hãy cho biết vai trò của chọn lọc trong chọn giống?
- Gọi 1 HS trả lời.
? Vì sao phải chọn lọc mới tạo được giống như mong muốn?
- Gọi 1 HS trả lời.
- GV thông tin thêm: Chọn lọc không có nghĩa là chọn lọc đơn thuần mà là một hoạt động sáng tạo, có vai trò phục hồi các giống đã thoái hoá, đánh giá chọn lọc đối với các dạng mới hoặc cải tiến giống cũ. Trong thực tế có 2 phương pháp chọn lọc cơ bản: Chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK theo sự hướng dẫn của GV.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Chọn lọc để tạo ra được những giống tốt đáp ứng được yêu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Vì:
+ Giống tốt bị thoái hoá giống do giao phối gần, do đột biến, 
+ Các phương pháp gây đột biến, lai hữu tính chỉ tạo ra nguồn biến dị cho quá trình chọn lọc.
Tiểu kết: Chọn lọc để đáp ứng những giống tốt cho người sản xuất và tiêu dùng.
Hoạt động 2: Chọn lọc hàng loạt
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK khoảng 5 phút.
? Người ta tiến hành chọn lọc hàng loạt 1 lần như thế nào?
- Gọi 1 HS trả lời.
? Người ta tiến hành chọn lọc hàng loạt 2 lần như thế nào?
- Gọi 1 HS trả lời.
? Em hãy so sánh giữa chọn lọc hàng loạt 1 lần với chọn lọc hàng loạt 2 lần
- Gọi 1 HS trả lời
? Để hạn chế nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt người ta phải làm như thế nào?
- Gọi 1 HS trả lời.
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 2 trong phần lệnh.
- GV bổ sung thêm thông tin về chọn lọc đối với thực vật và động vật.
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK theo sự hướng dẫn của GV.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): 
+ Gieo giống khởi đầu chọn cây ưu tú phù hợp với mục đích chọn lọc.
+ Hạt của cây ưu tú thu hoạch chung làm giống.
+ Gieo hạt của cây ưu tú à so sánh với giống khởi đầu và giống đổi chúng.
---> Nếu giống đạt được yêu cầu đặt ra thì không chọn lọc lần 2.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Các bước tiến hành giống chọn lọc hàng loạt 1 lần nhưng khi gieo xong lần 1 người ta lấy hạt của cây ưu tú làm giống à so sánh.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): 
* Giống nhau: 
+ Chọn cây ưu tú, trộn lẫn các hạt của cây ưu tú dùng làm giống cho vụ sau.
+ Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém và dễ áp dụng.
+ Chỉ đánh giá dựa vào kiểu hình nên dễ bị nhầm lẫn với thường biến.
* Khác nhau: về cách làm.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Trồng giống khởi đầu trên đất ổn định, đông đều về địa hình và độ phì.
à HS đọc và trả lời câu hỏi 2 trong phần lệnh (yêu cầu trả lời được):
+ Giống A: Chọn lọc hàng loạt 1 lần.
+ Giống B: Chọn lọc hàng loạt 2 lần.
Tiểu kết: Chọn lọc hàng loạt là dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
Hoạt động 3: Chọn lọc cá thể
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK.
? Phương pháp chọn lọc cá thể được tiến hành như thế nào?
- Gọi 1 HS trả lời.
? Ưu, nhược điểm của phương pháp nàylà gì ?
- Gọi 1 HS trả lời.
? Em hãy cho biết biện pháp khắc phục nhược điểm của phương pháp chọn lọc cá thể ?
- Gọi HS trả lời.
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK theo sự hướng dẫn của GV.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Chọn 1 số ít cá thể tốt, nhân lên 1 cáhc riêng rẽ theo từng dòng.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được):
+ Ưu điểm: Có thể kết hợp kiểu hình với kiểm tra được kiểu gen à đạt hiệu quả cao, chính xác và tránh chọn nhầm thường biến làm giống.
+ Nhược điểm: Đòi hỏi công phu, tốn kém.
à HS trả lời (yêu cầu trả lời được): Dùng các tính trạng mà chọn lọc hàng loạt không hiệu quả.
Tiểu kết: Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt nhân lên một cách riêng rẽ theo từng dòng.
3. Củng cố bài học:
? Qua tiết học này em nắm được nội dung gì?
? Chọn lọc cá thể được áp dụng 1 lần cho những đối tượng nào?
- Bài tập: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Chọn lọc hàng loạt có ưu điểm là:
A. Đơn giản, dễ làm.
B. ít tốn kém.
C. Duy trì được năng suất và chất lượng của giống khi đưa vào sản xuất đại trà.
D. Cả A, B, C.
- Đọc ghi nhớ SGK trang 107.	
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học phần ghi nhớ trong SGK.
- Học và làm các bài tập trong SGK
- Sưu tầm 1 số tài liệu, tranh ảnh về thành tựu chọn giống và vật nuôi ở Việt Nam.

File đính kèm:

  • docTiet 39-S9.doc