Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 37 - Bài 34: Thoái Hoá Do Tự Thụ Phấn Và Do Giao Phối Gần

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS nêu được nguyên nhân thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật

- Nêu được ý nghĩa của tự thụ phân bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật

- Nêu được phương pháp tạo dòng thuần ở cây trồng

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.

- Rèn kĩ năng làm việc với SGK

3. Thái độ

 - Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ

 Tranh vẽ hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở ngô

 Tranh vẽ dị dạng ở bê và gà do giao phối gần

2. Học sinh: Tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

- Phương pháp quan sát và Phương pháp vấn đáp

IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng

Gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích gì?

A. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp

B. Tạo ra nhiều biến dị đột biến

C. Tạo ra nhiều chủng vi sinh vật mới

D. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới

Câu 2: Gây đột biến bằng tác nhân hoá học có gì ưu việt hơn so với gây đột biến bằng tác nhân vật lí.

2. Bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 37 - Bài 34: Thoái Hoá Do Tự Thụ Phấn Và Do Giao Phối Gần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: .../01/2009
Tiết 37
Bài 34: thoái hoá do tự thụ phấn 
và do giao phối gần
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS nêu được nguyên nhân thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật
- Nêu được ý nghĩa của tự thụ phân bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật
- Nêu được phương pháp tạo dòng thuần ở cây trồng
2. Kĩ năng 
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
- Rèn kĩ năng làm việc với SGK
3. Thái độ
 - Củng cố cho HS niềm tin vào khoa học. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ
 Tranh vẽ hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở ngô
 Tranh vẽ dị dạng ở bê và gà do giao phối gần
2. Học sinh: Tìm hiểu bài mới trước khi lên lớp.
Iii. phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát và Phương pháp vấn đáp
IV. Tiến trình dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng
Gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích gì?
A. Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp
B. Tạo ra nhiều biến dị đột biến
C. Tạo ra nhiều chủng vi sinh vật mới
D. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới
Câu 2: Gây đột biến bằng tác nhân hoá học có gì ưu việt hơn so với gây đột biến bằng tác nhân vật lí.
2. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: hiện tượng thoái hoá
? Tự thụ phấn là gì? Giao phấn là gì?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
? Thoái hoá giống là gì?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
- GV treo tranh hiện tượng thoái hoá ở ngô yêu cầu HS quan sát tranh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi phần lệnh
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
? Sự thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện rõ nhất ở điểm nào?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
- GV cho HS xem 1 số tranh ảnh về hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở thự vật
- GV treo tranh con bê và gà dị dạng do giao phối gần yêu cầu HS quan sát tranh nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi ở phần lệnh
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
? Sự thoái hoá do giao phối gần ở động vật có điểm gì giống so với sự thoái hoá ở cây giao phấn khi tự thụ phấn bắt buộc?
- GV yêu cầu HS trảo luận nhóm trả lời câu hỏi trên
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét
à HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi( yêu cầu nêu được):
+ Tự thụ phấn là hiện tượng hạt phấn của cây này thụ phấn ngay cho hoa của cây đó
+ Giao phấn là hiện tượng hạt phấn ở hoa của cây này thụ phân cho hoa của cây khác
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Thoái hoá giống là hiện tượng các thế hệ con lai có sức sống kém, phát triển chậm, bộc lộ nhiều tính trạng xấu
à HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Biểu hiện: Phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết ngoài ra còn có đặc điểm có hại như: Bạch tạng, thân lùn.
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Biểu hiện rõ nhất ở năng suất
à HS quan sát tranh
à HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi phần lệnh( yêu cầu nêu được):
Giao phối gần hay giao phối cận huyết là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái
à HS nhận xét
à HS trảo luận nhóm trả lời câu hỏi
( yêu cầu nêu được):
Sức sống giảm dần và năng suất giảm dần
Tiểu kết: Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá giống
Hoạt động 2: nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống
- GV yêu cầu HS quan sát hình 34.3/ 100 SGK thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi phần lệnh
- GV gọi đại diện nhóm trả lời
- GV gọi đại diện nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS làm bài tập sau để minh hoạ cho ý trên:
- Một quần thể cây trồng, bố mẹ ban đầu có kiểu gen Aa chiếm 100%. Cho tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ F2 tỉ lệ các loại kiểu gen thay đổi như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm vào nháp khoảng 3 phút
- GV gọi 1 HS lên bảng làm
- GV gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét
? Vì sao ở một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt và ở động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hoá khi tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết?
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét 
à HS quan sát hình 34.3, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
à Đại diện nhóm trả lời được:
+ Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần còn dị hợp giảm dần
+ Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hoá vì làm cho tỉ lệ dị hợp tử trong quần thể giảm, đồng hợp tử tăng trong đó các đồng hợp gen lặn có hại gây tác hại làm giống thoái hoá
à Đại diện nhóm nhận xét
à HS hoạt động cá nhân, làm bài vào giấy nháp khoảng 3 phút
à HS lên bảng làm bài( yêu cầu làm được):
P Aa x Aa
F1 1/4 AA 1/2 Aa 1/4 aa
Cho F1 tự thụ phấn:
1/4 ( AA x AA) : 1/2 ( Aa x Aa) : 1/4 ( aa x aa)
F2: 3/8 AA : 1/4 Aa : 3/8 aa
 Như vậy đến F2 tỉ lệ dị hợp tử giảm từ 100% còn 25%. Đồng hợp tử lặn tăng từ 0% lên 37,5%
à HS nhận xét
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng
à HS nhận xét
Tiểu kết: Tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại
Hoạt động 3: vai trò của phương pháp tự thụ phấn 
bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống
? Thế nào là tự thụ phấn bắt buộc?
- GV gọi HS trả lời
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi phần lệnh
- GV gọi Hs trả lời 
- GV nhận xét
à HS trả lời( yêu cầu nêu được):
Là thụ phấn giữa các giao tử của cùng một cá thể có cùng kiểu gen 
à HS nhận xét
à HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi phần lệnh( yêu cầu nêu được):
+ Củng cố và duy trì một số tính trạng tốt
+ Tạo dòng thuần dùng trong lại phân tích để xác định kiểu gen của cá thể có kiểu hình trội
+ Phát hiện loại bỏ gen xấu khỏi quần thể
Tiểu kết: Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần
3. Củng cố bài học
- Qua bài học này em nắm được nội dung gì?
- Đọc ghi nhớ
- Bài tập: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong câu sau:
Người ta tạo dòng thuần ở cây trồng bằng cách nào?
A, Chọn cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, kết hợp với chọn lọc
B, Gây đột biến nhân tạo với chọn lọc
C, Nuôi cấy hạt phấn để tạo cây đơn bội sau đó dùng cônsixin tác động để tạo ra cây lưỡng bội có các cặp gen đồng hợp
4. Hướng dẫn về nhà
- Học phần ghi nhớ và vở ghi
- Trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Tìm hiểu trước bài 35
- - - - - & - - - - -

File đính kèm:

  • docTiet 37-S9.doc