Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 25: Thường biến

I. Mục tiêu

- Học xong bài này, HS có khả năng :

- Nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật.

- Phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt phấn giữa thể lưỡng bội (trên tranh, ảnh).

- Nhận biết các dạng đột biến NST (mất đoạn, lặp đoạn chuyển đoạn) trên tranh ảnh.

- Phát triển kĩ năng trên kính hiển vi, vàkĩ năng hợp tác trong nhóm nhỏ.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát và hoạt động theo nhóm.

II. Phương pháp

 Hoạt động nhóm, vấn đáp, quan sát .

III. Phương tiện dạy học

- Tranh, ảnh (hoặc bản trong) về các đột biến hình thái : thân, lá, hạt.

- Tranh, ảnh (hoặc bản trong về các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây (hoặc hành ta). về biến đổi số lượng NST.

- Máy chiếu Ovehead.

- Tiểu bản về bộ NST bình thường vàbộ NST bị mất đoạn hoặc chuyển đoạn ở hành tây vàtiêu bản về bộ NST lưỡng bội (2n), tạm bội (3n), vàtứ bội (4n) ở dưa hấu.

- Kính hiển vi độ phóng đại 100 – 400 lần.

IV. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Thường biến là gì ? Phân biệt thường biến với đột biến.

Câu 2: Trả lời câu 3 SGK/73

3. Giảng bài mới:

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 25: Thường biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : Tiết :
Ngày soạn : Ngày dạy
Bài 25 . THƯỜNG BIẾN
I. Mục tiêu
- Học xong bài này, HS có khả năng :
- Nhận biết được một số đột biến hình thái ở thực vật.
- Phân biệt được sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt phấn giữa thể lưỡng bội (trên tranh, ảnh).
- Nhận biết các dạng đột biến NST (mất đoạn, lặp đoạn chuyển đoạn) trên tranh ảnh.
- Phát triển kĩ năng trên kính hiển vi, vàkĩ năng hợp tác trong nhóm nhỏ.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và hoạt động theo nhóm.
II. Phương pháp
	Hoạt động nhóm, vấn đáp, quan sát ....
III. Phương tiện dạy học
- Tranh, ảnh (hoặc bản trong) về các đột biến hình thái : thân, lá, hạt...
- Tranh, ảnh (hoặc bản trong về các kiểu đột biến cấu trúc NST ở hành tây (hoặc hành ta)... về biến đổi số lượng NST.
- Máy chiếu Ovehead.
- Tiểu bản về bộ NST bình thường vàbộ NST bị mất đoạn hoặc chuyển đoạn ở hành tây vàtiêu bản về bộ NST lưỡng bội (2n), tạm bội (3n), vàtứ bội (4n) ở dưa hấu.
- Kính hiển vi độ phóng đại 100 – 400 lần.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Thường biến là gì ? Phân biệt thường biến với đột biến.
Câu 2: Trả lời câu 3 SGK/73
3. Giảng bài mới: 
	Hoạt động 1
TÌM HIỂU SỰ BIẾN ĐỔI KIỂU HÌNH 
DO TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
GV nêu vấn đề : tại sao có những loại cây (cùng một kiểu gen), nhưng sống ở môi trường khác nhau lại có nhửng kiểu hình khác nhau ?
Ở đây, GV cơ thể nêu câu hỏi gợi ý dẫn dắt và phân tích về một số ví dụ cho HS nắm được (chẳng hạn) :
- Các cây rau mác đều có cùng kiểu gen, nhưng lá ngậm trong nước thì có hình dài, mảnh để không bị nước cuốn đi ; lá trên bề mặt nước rộng giúp cho lá dễ nổi, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng ; lá nhô lên khỏi mặt nước hình mũi mác, tránh gió cuốn theo và không bị tổn thương.
GV theo dõi, nhận xét, bổ sung và xác định đáp án đúng.
HS quan sát tranh phóng to hình 25 SGK và nghiên cứu các ví dụ ở SGK và thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi :
- Sự biểu hiện ra một kiểu hình của một cơ thể (một kiểu gen) phụ thuột vào những yếu tố nào ?
- Trong các yếu tố đó, yếu tố nào được xem là không biến đổi ?
- Sự biến đổi kiểu hình trong các ví dụ nêu trên do nguyên nhân nào ?
-Thường biến là gì ?
Đại diện một vài nhóm HS trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung.
1 . Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường
* Sự biểu hiện ra một kiểu hình của một cơ thể phụ thuộc vào kiểu gen và một cơ thể phụ thuộc vào kiểu gen và các yếu tố của môi trường sống.
* Trong các yếu tố đó thì kiểu gen được xem như không biến đổi.
* Sự biến đổi kiểu hình trong các ví dụ nêu trên là do sự thay đổi điều kiện sống.
* Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GEN, MÔI TRƯỜNG VÀ KIỂU HÌNH
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
GV yêu cầu HS Tìm hiểu SGK, thảo luận theo nhóm để rút ra nhận xét về mối quan hệ giửa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
GV gợi ý :
- Những tính trạng nào phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen ? cho ví dụ.
- Những tính trạng nào thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường ? cho ví dụ.
HS Tìm hiểu SGK, thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp.
Đại diện một vài nhóm HS trình bày ý kiến của nhóm, cả lớp chỉnh sửa bổ sung. Dưới sự giúp đỡ của GV, cả lớp đưa ra được kết luận đúng.
2 . Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình
* Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng có sẵn mà truyền cho một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường.
Kiểu hình (tập hợp các tính trạng) là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen vàmôi trường.
* Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen 
* Các tính trạng số lượng, thường chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường.
Hoạt động 3
TÌM HIỂU MỨC PHẢN ỨNG .
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
GV đặt vấn đề : cùng một kiểu gen quy định tính trạng số lượng có thể phản ứng thành nhiều kiểu hình khác nhau tùy vào điều kiện môi trường. Nhưng khả năng đó không phải là vô hạn. Vì sao vậy ?
GV theo dõi : bổ sung và xác nhận đáp án đúng.
HS đọc SGK, trảo đổi theo nhóm để thực hiện Đ SGK.
Một vài HS (do GV chỉ định) phát biểu câu trả lời các em khác bổ sung.
3 . Mức phản ứng
* Giới hạn năng xuất của giống do kiểu gen quy định.
* Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi trường khác nhau.
V. Củng cố và hoàn thiện.
1. GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài.
Loại biến dị
Trả lời
Các đặc điểm biến dị
1. Đột biến
2. Thường biến
1.......................
2.......................
a) Những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
b) Biến dị kiểu hình nên không di truyền được cho thế hệ sau.
c) Biến đổi trong cơ sơ vật chất di truyền (ADN, NST) nên di truyền được.
d) Phát sinh đồng loạt theo một hướng , tương ứng với điều kiện môi trường.
e) Xuất hiện với tậng số thắp một cắch ngẫu nhiên vàthường có hại.
Đáp án : 1, c, e : 2 a, b, d.
Câu 2. Đánh dấu + vào £ cho câu đúng nhất trong các câu sau. Mức phản ứng là gì ?
£ a) Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu hình (hoặc chỉ một gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
£ b) Mức phản ứng do kiểu gen quy định và được biểu hiện ra kiểu hình tính trạng.
£ c) Kiểu gen quy định mức phản ứng môi trường quy định sự biểu hiện tính trạng.
£ d) Cả b và c.
Câu 3. – Đối với tính trạng số lượng người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đến các tính trạng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho kiểu hình đadtj tối đa.
- Vận dụng hiểu biết về mức phản ứng để tăng năng xuất vật nuôi cây trồng theo 2 cách :
+ Áp dụng kĩ thuật chăn nuôi trồng trọt thích hợp .
+ Cải tạo, thay giống củ bằng giống mới có tiềm năng năng xuất cao hơn.
VI. Dặn dò.
* Học thuộc và nhớ phần tóm tắt bài.
* Trả lời các câu hỏi sau :
1. Thường biến là gì? Phân biệt thường biến với đột biến.
2. Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ trên cây trồng hoặc vật nuôi?

File đính kèm:

  • doc26.doc