Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 16: ADN và bản chất của gen
I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS có khả năng :
- Nêu được nguyên tắt tự nhân đôi của AND.
- Xác định được bản chất hóa học của gen.
- Giải thích được chức năng của AND.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát vàphân tích hình để thu nhận kiến thức, kĩ năng thảo luận theo nhóm.
II. Phương pháp
Vấn đáp, trực quan, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm
III. Phương tiện dạy học :
- Tranh phóng to hình 16 SGK (hoặc).
- Máy chiếu Overhead vàbản trong ghi hình 16 SGK.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1 : Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN?
Câu 2 : Trả lời bài tập 6 SGK/ 47
3. Giảng bài mới:
GV chuyển ý vào bài mới.
Hoạt động 1 . Tìm hiểu nguyên tắc tự nhân đôi của ADN
Mục Tiêu : HS trình bày được các nguyên tắc của tự nhân đôi ADN
Tuần : Tiết : Ngày soạn : Ngày dạy BÀI 16 ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS có khả năng : - Nêu được nguyên tắt tự nhân đôi của AND. - Xác định được bản chất hóa học của gen. - Giải thích được chức năng của AND. - Rèn luyện kĩ năng quan sát vàphân tích hình để thu nhận kiến thức, kĩ năng thảo luận theo nhóm. II. Phương pháp Vấn đáp, trực quan, phân tích, so sánh, hoạt động nhóm III. Phương tiện dạy học : - Tranh phóng to hình 16 SGK (hoặc). - Máy chiếu Overhead vàbản trong ghi hình 16 SGK. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1 : Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN? Câu 2 : Trả lời bài tập 6 SGK/ 47 3. Giảng bài mới: GV chuyển ý vào bài mới... Hoạt động 1 . Tìm hiểu nguyên tắc tự nhân đôi của ADN Mục Tiêu : HS trình bày được các nguyên tắc của tự nhân đôi ADN TG Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung GV treo tranh phóng to (hoặc bấm máy chiếu lên màn hình) hình 16 SGK cho HS quan sát vàyêu cầu các em nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi sau: - Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra như thế nào ? - Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN còn diễn ra như thế nào ? - Có nhận xét gì về cấu tạo giữa ADN con vàAND mẹ ? GV theo dõi, nhận xét vàtổng kết. GV gợi ý HS : Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian. Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi nhân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách gần ra. Các nuclêôtit trên mạch đơn, sau khi được tách ra lần lượt liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào để hình thành mạch mới. Trong quá trình nhân đôi có sự tham gia của một số enzim. GV kết luận, quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắt sau : nguyên tắc khuôn mẫu, nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nữa - mạch ADN mẹ). HS quan sát tranh, độc lập suy nghĩ rồi thảo luận nhóm. Đại diện một vài nhóm (do GV chỉ định) trình bày các câu trả lời, các nhóm khác bổ sung. I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào * Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên cả 2 mạch đơn của ADN. Các nuclêôtit ở môi trường kết hợp với các nuclêôtit trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung : A liên kết với T, G liên kết với X (vàngược lại). * Mạch mới của các ADN con, được hình thành dần dần trên mạch khuôn của ADN mẹ vàngược chiều nhau. * Cấu tạo của hai ADN con giống nhau vàgiống ADN mẹ. Trong đó mỗi ADN con có một mạch mới được tổng hơpự từ các nucleotit của môi trường nội bào. Hoạt động 2 . Tìm hiểu bản chất của gen Mục Tiêu : HS nêu được bản chất hóa học của gen TG Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung GV yêu cầu HS Tìm hiểu mục II SGK để trả lời câu hỏi : bản chất của gen là gì ? HS Tìm hiểu mục II SGK, thảo luận theo nhóm phải nêu lên được (dưới sự hướng dẫn của GV) : - Gen là một đoạn mạch của nhân tử ADN có chức năng di truyền xác định. Có nhiều loại gen. - Gen nằm trên NST có thành phần chủ yếu là ADN II. Bản chất của gen Hoạt động 3 . Tìm hiểu chức năng của ADN Mục Tiêu : HS phân tích được chức năng của gen TG Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung GV đătn vấn đề : ADN là những mạch dài chứa gen, mà gen có chức năng di truyền. Vậy chức năng của ADN là gì ? GV nhấn mạnh : Do có khả năng tự nhân đôi (ở kì trung gian), phân li đồng điều các giao tử vàtổ hợp lại trong các hợp tử, nên AND có vàøi trò quan trọng trong việc duy trì nòi giống qua các thế hệ. HS độc lập suy nghĩ, trao đổi theo nhóm. Dưới sự chỉ đạo của GV, cả lớp thảo luận vàđưa ra kết luận. III. Chức năng của gen ADN có 2 chức năng : - Lưu giữ thông tin di truyền. - Truyền đạt thông tin di truyền. V. Củng cố va øhoàn thiện 1. GV yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài vànêu lên được nguyên tắt tự nhân đôi của ADN, bản chất vàchức năng của ADN . 2. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài Câu 1. Xem lại đáp án ở mục I SGK. Câu 2 . Hai ADN con được tạo ra cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ là vì : ADN con được tạo ra theo nguyên tắt bán bảo toàn, nghĩa là trong mỗi ADN có một mạch là mạch củ của ADN mẹ, còn mạch mới được tổng hợp là do sự kết hợp giữa các nuclêôtit lấy từ môi trường nội bào với mạch củ của ADN mẹ (mạch khuôn) theo NTBS, nghĩa là mạch mới được tạo thành giống hệt mạch củ còn lại của ADN mẹ. Câu 3 . Đánh dấu + vàô p chỉ câu Đúng, khi viết về bản chất hóa học vàchức năng của gen. p a) Quá trình nhân đôi của ADN là cơ sở cho sự sinh sản để bảo toàn nòi giống. p b) Gen là một đoạn mạch phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. p c) Có nhiều loại gen với những chức năng khác nhau. Ví dụ, gen cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của một loại prôtêin. p d) Bản chất hóa học của gen là ADN , ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền về cấu trúc prôtêin. Đáp án : b, c vàd. Câu 4 . một đoạn mạch của ADN có cấu trúc như sau : Mạch 1 : A - G - T -X - X - T Mạch 2 T - X - A - G - G -A Đáp án : Hai đoạn mạch ADN con là : a) Mạch 1 (củ) : A - G - T - X - X - T Mạch mới : T - X -A - G - G - A b) Mạch mới : A - G - T -X - X - T Mạch 2 (củ) T - X - A - G - G -A VI. Dặn dò * Học thuộc vànhớ phần tóm tắt cuối bài * Trả lời các câu hỏi sau : 1. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN . 2. Giải thích vì sao 2 ADN con đựoc tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ. 3. Nêu bản chất hóa học vàchứng năng của gen. 4. Một đoạn mạch ADN của các cấu trúc như sau : Mạch 1 : A - G - T - X - X - T Mạch 2 : T - X - A - G - G - A Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con được tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.
File đính kèm:
- 16.doc