Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 13 đến 26

I- MỤC TIÊU

 Sau khi học xong bài này, học sinh cần :

 1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm chuyển hóa vật chất.

- Mô tả được cấu trúc và nêu được chức năng của ATP.

- Phân biệt được thế năng và động năng, đồng thời đưa ra các ví dụ minh họa.

- Chứng minh được ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào.

 2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng tư duy logic, khái quát, tổng hợp.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

 3. Giáo dục

 Góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học.

II- PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC

 1. Giáo viên

 - Máy chiếu, phông hình.

 - Tranh hình 13.1; 13.2 – SGK SH10 và một số hình ảnh có liên quan.

 2. Học sinh

 Tìm hiểu trước Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất.

III- PHƯƠNG PHÁP

 - Vấn đáp – tìm tòi bộ phận

 - Trực quan

 - Hoạt động nhóm

IV- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra bài cũ)

 

doc38 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Bài 13 đến 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay Oxy già)
- Sản phẩm tạo ra là H2O và O2.
- Phản ứng xảy ra: catalaza
H2O2 2H2O + O2
Hoạt động 2:
THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG ENZYM TRONG QUẢ DỨA TƯƠI 
ĐỂ TÁCH TRIẾT AND
Mục tiêu:
- Trình bày được cách sử dụng enzym trong tự nhiên để tách ADN ra khỏi tế bào.
- Nhận biết được một số đặc tính lí hóa của ADN.	
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
- GV yêu cầu HS:
? Trình bày các mẫu vật, dụng cụ và hoá chất làm thí nghiệm?
? Trình bày các bước để tiến hành thí nghiệm.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét và bổ sung. 
- GV chia lớp ra thành 4 nhóm, hoạt động trong vòng 10 phút :
+ Nhóm 1: Tổ 1
+ Nhóm 2: Tổ 2
+ Nhóm 3: Tổ 3
+ Nhóm 4: Tổ 4
- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm
- GV theo dõi các nhóm thực hành, kịp thời uốn nắn phần sai sót của HS.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích. 
- GV nhận xét và đưa ra kết quả đúng, giải đáp thắc mắc HS nếu có.
- GV yêu cầu HS về nhà viết tường trình thí nghiệm và trả lời một số câu hỏi sau:
? Cho nước rửa chén bát vào dịch nghiền tế bào nhằm mục đích gì? Giải thích?
? Dùng enzym trong quả dứa trong thí nghiệm này nhằm mục đích gì? Giải thích?
- HS nghiên cứu SGK và trả lời:
TL: + Dứa tươi, gan gà hoặc gan lợn.
 + Ống nghiệm, pipet, cốc thủy tinh, chày cối sứ, dao, thớt, phễu, vải màn hoặc lưới lọc, ống đong, que tre.
 + Cồn etanol 70 – 90o, nước lạnh, chất tẩy rửa( nước rửa bát).
TL:
+ Bước 1: Nghiền mẫu vật.
+ Bước 2: Tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào.
+ Bước 3: Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn.
+ Bước 4: Tách ADN ra khỏi lớp cồn.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS nhận nhóm và bầu thư ký ghi kết quả.
- HS tiến hành thí nghiệm.
- HS cử đại diện báo cáo kết quả. 
- HS ghi bài tập về nhà.
* Tiểu kết:
- Màng sinh chất có bản chất là lipit → bị phá vỡ khi cho nước rủa bát vào.
- Enzym trong quả dứa thủy phân protein và giải phóng ADN ra khỏi protein.
V. CỦNG CỐ
- Giáo viên nhận xét đánh giá giờ học.
- Phân tích lý do thành công và không thành công của thí nghiệm, từ đó nhắc nhở cho HS các thao tác thực hành để thí nghiệm thành công.
VI. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Viết tường trình và nộp vào tiết sau.
- Ôn tập kiến thức về hô hấp và cấu trúc ty thể.
- Nghiên cứu trước Bài 16: Hô hấp tế bào.
Bài 16: HÔ HẤP TẾ BÀO
I- MỤC TIÊU
	Sau khi học bài này, học sinh cần:
 1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm hô hấp tế bào.
- Trình bày được vai trò của hô hấp tế bào đối với quá trình trao đổi chất trong tế bào.
- Trình bày được các giai đoạn chính của quá trình hô hấp.
- Phân biệt được hô hấp ngoài, hô hấp tế bào và lên men.
- Giải thích được tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucozo mà phải đi vòng hoạt động sản xuất ATP của ty thể.
 2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tư duy, so sánh, phân tích, khái quát hóa kiến thức.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
 3. Giáo dục
	Giáo dục cho học sinh biết được vai trò quan trọng của hô hấp nội bào đối với quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.
II- PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DẠY HỌC
 1. Giáo viên
- Máy chiếu, phông hình.
	- Tranh ảnh phóng to.
	- Một số đoạn phim về quá trình hô hấp tế bào.
	- Phiếu học tập 
 GĐ
ND
Đường phân
Chu trình Crep
Chuỗi chuyền electron
Nơi thực hiện
Nguyên liệu
Diễn biến
Sản phẩm
 2. Học sinh
	Tìm hiểu trước Bài 16: Hô hấp tế bào
III- PHƯƠNG PHÁP
	- Vấn đáp
	- Trực quan
	- Hoạt động nhóm
IV- TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 1. Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
 ......(1) là chất xúc tác sin học, có thành phần cơ bản là ......(2)....... Mỗi loại enzym thường chỉ xúc tác cho một loại phản ứng sinh học.
 Hoạt tính của enzym có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH, ......(3)....., chất hoạt hóa cũng như nồng độ cơ chất.
 Tế bào có thể điểu hòa quá trình chuyển hóa vật chất thông qua .......(4)...... của enzym bằng các chất .....(5).....hay ức chế.
Đáp án:
 (1) Enzym	 (4) điều khiển hoạt tính.
 (2) protein	 (5) hoạt hóa
 (3) chất ức chế
 3. Bài mới	
	* Mở bài: Mỗi giây, mỗi phút chúng ta đều phải thu nhận O2 và thải CO2 ra môi trường. Vậy, O2 được đưa vào với mục đích gì? CO2 được tạo ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay Bài 16: Hô hấp tế bào
Hoạt động 1:
KHÁI NIỆM HÔ HẤP TẾ BÀO
Mục tiêu:
- Nắm được khái niệm hô hấp tế bào.
- Trình bày được bản chất của quá trình hô hấp nội bào.
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS quan sát hình 16.1, nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
? Hô hấp là gì?
? Hô hấp tế bào là gì? Viết phương trình tổng quát.
- GV gọi 1 HS lên viết phương trình tổng quát.
? Dựa vào PTTQ cho biết mục đích của quá trình phân giải này là gì?
- GV lưu ý HS: Hô hấp diễn ra ở cơ thể sống như hít vào thở ra đó là hô hấp ngoài, còn hô hấp tế bào diễn ra tại tế bào là quá trình rất phức tạp.
? Hô hấp ngoài và hô hấp tế bào có mối quan hệ gì?
? Hô hấp tế bào có bản chất như thế nào?
? Tại sao, tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucozo mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ty thể?
- GV bổ sung và mở rộng kiến thức:
+ Hô hấp tế bào là con đường dị hóa phổ biến trong đó oxi bị tiêu thụ như là 1 chất tham gia phản ứng cùng với các nhiêu liệu hữu cơ.
+ Năng lượng chứa trong các phân tử glucozo quá lớn so với nhu cầu năng lượng của các phản ứng đơn lẻ trong tế bào. Trong khi đó ATP chứa vừa đủ lượng năng lượng cần thiết và thông qua quá trình tiến hóa các enzym đã thích nghi với việc dùng năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào.
- HS quan sát, nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức đã học ở lớp dưới trả lời:
TL: Là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
TL: Là quá trình chuyển hóa năng lượng quan trọng của tế bào sống.
- HS lên viết phương trình.
TL: Tạo năng lượng ATP.
TL: Hô hấp ngoài giúp trao đổi O2 và CO2 cho quá trình hô hấp tế bào.
TL: Hô hấp tế bào có bản chất là hô hấp nội bào.
TL: + Trong quá trình tiến hóa, các enzym đã thích nghi với việc dùng ATP cung cấp cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào.
 + Năng lượng trong phân tử glucozo quá lớn, năng lượng trong ATP chứa vừa đủ lượng cần thiết.
ð ATP là nguồn năng lượng phổ biến và dễ huy động nhất của tế bào.
I- Khái niệm hô hấp
1. Khái niệm
- Hô hấp là quá trình chuyển hóa năng lượng quan trọng của tế bào sống.
- PTTQ: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP và nhiệt) 
2. Bản chất của hô hấp nội bào
- Hô hấp nội bào là một chuỗi các phản ứng oxi hoá khử.
- Phân tử gluco được phân giải dần dần và năng lượng được giải phóng từng phần.
- Tốc độ quá trình hô hấp nội bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào và được diểu khiển thông qua enzym hô hấp.
Hoạt động 2:
CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA HÔ HẤP TẾ BÀO
Mục tiêu:
- Nắm được đặc điểm từng giai đoạn trong quá trình hô hấp.
- Trình bày được 3 giai đoạn của quá trình hô hấp dưới dạng sơ đồ tổng quát.
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS quan sát hình 16.1.
? Hô hấp tế bào gồm những giao đoạn chính nào?
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận trong 5 phút bằng cách hoàn thành phiếu học tập sau:
- HS quan sát hình 16.1, nghiên cứu SGK.
TL: Gồm 3 giai đoạn:
+ Đường phân.
+ Chu trình Crep.
+ Chuỗi truyền electron hô hấp. 
- HS nhận nhóm, bầu nhóm trưởng và thư ký. Tiến hành thảo luận hoàn thành phiếu học tập sau:
II- Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào
 GĐ
ND
Đường phân
Chu trình Crep
Chuỗi chuyền electron
Nơi thực hiện
- Tế bào chất
- Chất nền của ty thể
- Màng ty thể
Nguyên liệu
- Glucozo
- Phân tử axit piruvic
- NADH và FADH2
Diễn biến
- Gluco bị biến đổi (các liên kết bị phá vỡ)
- 2 axit piruvic 
 giai đoạn trung gian	
2 phân tử axetyl CoA + 2CO2 + 2NADH.
- Năng lượng giải phóng tạo ra 2ATP, khử 6 phân tử NAD+ và 2 phân tử FAD+.
- Electron chuyển từ NADH và FADH2 tới O2  thông qua 1 chuỗi các phản ứng oxi hóa khử kế tiếp nhau.
- Năng lượng được giải phóng từ quá trình oxi hóa phân tử NADH và FADH2 tổng hợp nên ATP.
Sản phẩm
- 2phân tử axit piruvic
- 2ATP.
- 2NADH2
- CO2
- 4 phân tử ATP.
- 6NADH và 2FADH2
- H2O.
- Nhiều ATP.
- GV gọi đại diện 1 nhóm báo cáo, cho các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và đưa đáp án đúng.
? Người ta ước lượng rằng nhờ hoạt động của chuỗi chuyền electron hô hấp, từ 1 phân tử NADH tế bào thu được ~ 2,5 phân tử ATP và từ 1 phân tử FADH2 tế bào thu được ~1,5 phân tử ATP. Em hãy tính xem khi oxi hóa hoàn toàn 1 phân tử glucozo, tế bào thu được bao nhiêu phân tử ATP?
? Quá trình hô hấp tế bào của 1 vận động viên đang luyện tập diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?
- GV liên hệ kiến thức: Không nên luyện tập quá sức vì như vậy quá trình hô hấp ngoài không cung cấp đủ oxy cho quá trình hô hấp tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men tạo ATP, dẫn đến tích lũy axit lactic trong tế bào gây hiện tượng đau mỏi cơ.
- HS 1 nhóm lên trình bày kết quả trong phiếu học tập. Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét ý kiến của nhóm mình.
TL: 38ATP
TL: + Vận động viên đang luyện tập quá trình hô hấp diễn ra mạnh.
 + Các tế bào cơ cần nhiều ATP nên quá trình hô hấp cần tăng.
 + Hô hấp ngoài tăng (thở mạnh).
V- CỦNG CỐ
Khoanh tròn đáp án đúng:
Câu 1: Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào diễn ra theo thứ tự:
Đường phân, chuỗi chuyền electron hô hấp, chu trình Crep.
Chu trình Crep, chuỗi chuyền electron hô hấp, đường phân.
Đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền electron hô hấp.
Chuỗi chuyền electron hô hấp, đường phân, chu trình Crep.
Câu 2: Qua quá trình đường phân và chu trình Crep, từ một phân tử glucozo có thể tạo ra:
A. 2ATP, 6NADH, 2FADH2	C. 4ATP, 8NADH.
B. 38ATP	D. 4ATP, 10NADH, 2FADH2
Câu 3: Ở tế bào nhân thực, quá trình hô hấp tế bào từ một phân tử glucozo hiệu quả năng lượng thu được là:
A. 4 ATP	C. 38ATP
B. 36ATP	D. 34ATP
Đáp án: 1 – C, 2 – D, 3 – C
VI- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học bài và trả lời câu hỏi SGK trang 66.
Đọc thêm phần Em có biết?
Đọc trước Bài 17: Quang hợp.
Ôn lại kiến thức về cấu trúc lá, quang hợp.
CHƯƠNG II – CẢM ỨNG
A- CẢM ỨNG Ở ĐỘN

File đính kèm:

  • docbai 1314151623242526.doc
Giáo án liên quan