Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 12 - bài 12: cơ chế xác định giới tính

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS phải mô tả được 1 số đặc điểm của NST giới tính.

- HS trình bày được cơ chế NST xác định giới tính ở người

- HS phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hoá giới tính.

2. Kĩ năng:

- Tiép tục rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình

- Phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh)

3. Thái độ:

Giúp HS có niềm tin vào khoa học

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Máy chiếu

2. Học sinh: Tìm hiểu bài trước khi lên lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

- Phương pháp quan sát, vấn đáp

IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1. Kiểm tra: HS làm bài kiểm tra 15 phút.

2. Bài mới:

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Sinh Học Lớp 9 - Lê Ngọc Thịnh - Tiết 12 - bài 12: cơ chế xác định giới tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy:15 /10/2008
Tiết 12
Bài 12: cơ chế xác định giới tính
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- HS phải mô tả được 1 số đặc điểm của NST giới tính.
- HS trình bày được cơ chế NST xác định giới tính ở người
- HS phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trong và môi trường ngoài đến sự phân hoá giới tính.
2. Kĩ năng:
- Tiép tục rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh) 
3. Thái độ: 
Giúp HS có niềm tin vào khoa học
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Máy chiếu
2. Học sinh: Tìm hiểu bài trước khi lên lớp.
III. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp quan sát, vấn đáp
IV. Tiến trình dạy - học
1. Kiểm tra: HS làm bài kiểm tra 15 phút.
2. Bài mới: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: NST giới tính
- GV thông tin:
Trong các tế bào lưỡng bội của loài, bên cạnh NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau ở cả 2 giới tính còn có 1 cặp NST giới tính tương đồng gọi là XX hoặc không tương đồng gọi là XY
- GV chiếu hình 12.1 và giới thiệu hình. 
- GV phân tích bộ NST ở người.
? NST giới tính khác NST thường ở những điểm nào ?
- GV phát phiếu học tập cho HS với nội dung hướng dẫn trả lời câu hỏi trên
+ Về số lượng : .
+ Về hình dạng : 
+ Về chức năng : 
- GV thu bài đại diện của một số nhóm và chữa bài.
- GV nhận xét và bổ sung thông tin: NST giới tính mang gen quy định các tính trạng liên quan và không liên quan với giới tính à Lấy ví dụ.
Ngoài kiểu XX và XY xác định tính đực hay cái ở một số loài còn có kiểu XX và XO.
 à HS quan sát hình 12.1 và nghe GV giới thiệu.
à HS thảo luận nhóm và hoàn thành vào phiếu bài tập.
à HS đại diện cho nhóm đọc bài làm ( yêu cầu HS làm được):
+ Về số lượng: Chỉ có 1 cặp NST giới tính nhưng có nhiều cặp NST thường
+ Về hình dạng: NST thường luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. NST giới tính có thể tương đồng hoặc không tương đồng
Các cặp NST thường ở cá thể đực và ở cá thể cái hoàn toàn giống nhau, còn cặp NST giới tính thì khác
+ Về chức năng: NST thường mang gen quy định các tính trạng thường, NST giới tính mang gen quy định tính đực hay cái và các tính trạng thường liên quan hoặc không liên quan với giới tính
Tiểu kết: Tính đực hay cái được quy định bởi cặp NST giới tính
 NST giới tính mang gen quy định các tính trạng liên quan hoặc không liên quan với giới tính.
Hoạt động 2: cơ chế nst xác định giới tính
- GV chiếu hình 12.2 và giới thiệu hình, phân tích các kí hiệu về bộ NST trong hình.
- GV gọi HS đọc lệnh trong SGK
- GV yêu cầu HS hoàn thành lệnh vào vở bài tập khoảng 4 phút
- GV thu bài của 1 số em để chữa
- GV nhận xét
? Giới tính được xác định vào lúc nào?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét và lưu ý cho HS :
- ở 1 số loài như ong: trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực, trứng được thụ tinh thì nở thành ong cái
- ở rùa: trứng được thụ tinh và phát triển ở nhiẹt độ dưới 28 độ thì nở thành con đực, trên 32 độ thì nở thành con cái
- GV liên hệ tới những quan niệm sai lầm về nguyên nhân sinh con trai hay con gái
? Những hoạt động nào của cặp NST giới tính trong giảm phân và trong thụ tinh dẫn tới sự hình thành tính đực cái ?
- GV gọi 1 HS trả lời 
- GV nhận xét.
à HS quan sát hình 12.2 và nghe GV giới thiệu.
à HS đọc lệnh trong SGK
à HS hoàn thành lệnh vào vở bài tập (yêu cầu nêu được):
+ Qua giảm phân ở mẹ chỉ sinh ra 1 loại trứng 22A + X, còn ở bố cho ra 2 loại tinh trùng 22A + X và 22A + Y
+ Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng tạo hợp tử XX à Con gái. Tinh trùng mang Y thụ tinh với trứng tạo hợp tử XY à Con trai.
+ Tỷ lệ con trai, con gái xấp xỉ 1 : 1 do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y tạo ra với tỷ lệ ngang nhau tham vào vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau
à HS trả lời( yêu cầu HS trả lời được):
Sau khi thụ tinh
à HS trả lời được: 
Sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh
Tiểu kết: Thụ tinh là sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực với 1 giao tử cái, về bản chất là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n) ở hợp tử
Hoạt động 3: các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và cho biết các yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính không? Nêu ví dụ?
- GV gọi 1 HS trả lời HS trả lời
- GV nhận xét và thông tin: về sự điều khiển tỉ lệ đực cái ở cá rô phi, vấn đề tạo ra cá rô phi đơn tính cho nhiều thịt hơn cá cái
? Cho biết ý nghĩa của vấn đề ảnh hưởng từ môi trường tới tỉ lệ đực cái trong chăn nuôi
- GV gọi 1 HS trả lời 
- GV nhận xét 
à HS nghiên cứu thông tin
à HS trả lời( yêu cầu HS trả lời được):
Yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới sự phân hoá giới tính
Ví dụ: Dùng mêtyl testostêrôn tác động vào cá vàng cái có thể làm cá cái biến thành cá đực
à HS trả lời( yêu cầu HS trả lời được):
Con người có thể chủ động điều khiển tỉ lệ đực cái theo hướngcó lợi cho mình
Tiểu kết: Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là tỉ lệ đực cái trong lĩnh vực chăn nuôi
3. Củng cố bài học:
? Qua tiết học này em nắm được nội dung gì?
- Đọc ghi nhớ/ Trang 40SGK	
- Bài tập: Chọn câu trả lời đúng trong câu sau: ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nảôtng các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1: 1
A. Số giao tử đực bằng số giao tử cái
B. Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương
C. Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau
D. xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực với giao tử cái tương đương
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học phần ghi nhớ trong SGK.
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 ,/ trang 41-SGK.
- Đọc phần em có biết
- Đọc trước bài 13
-------- ừừừ ---------

File đính kèm:

  • docCopy of Tiet 12-S9.doc
Giáo án liên quan