Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012

A – Mục tiêu

+ HS trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể.

- Trình bày được các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nguyên tắc này.

+ Rèn kĩ năng: Quan sát sơ đồ thí nghiệm, tìm tòi kiến thức. Hoạt động nhóm, vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng liên quan đến đông máu trong đời sống.

+ Giáo dục HS ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể, biết xử lí khi bị chảy máu và giúp đỡ những người xung quanh khi bị thương.

B – ĐDDH

Sơ đồ đông máu: Kết quả thí nghiệm phản ứng giữa các nhóm máu.

Sơ đồ truyền máu.

C – Hoạt động dạy học

 1+ Ổn định tổ chức

 2+ Kiểm tra bài cũ

+ Hãy trình bày cơ chế của bạch cầu ?

+ Em hiểu gì về vai trò của vacxin ?

 3+ Bài mới

GV mở bài: Trong lịch sử phát triển y học, con người đã biết truyền máu song rất nhiều trường hợp gây tử vong. Sau này chính con người đã tìm ra nguyên nhân bị tử vong do khi truyền máu thì máu bị dính lại. Vậy yếu tố nào gây nên và theo cơ chế nào ? - Nghiên cứu bài .

 HĐ 1- Tìm hiểu cơ chế đông máu và vai trò của nó.

 

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK tr 48 trao đổi nhómđể hoàn thành bài tập phần lệnh tr 48. GV treo bảng phụ có kẻ sẵn.

+ Nêu hiện tượng đông máu?

+ Cơ chế đông máu?

+ Ý nghĩa của đông máu?

- Yêu cầu HS báo cáo, cho HS khác nhân xét và hoàn thành bài tập. HS nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi phần thảo luận, hoàn thành theo mẫu bảng (PHT)

1-2 HS báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành PHT

 

 

- HS ghi nhớ đáp án đúng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 7 tháng 10 năm 2011
Tuần 8 
Tiết 15 
Bài 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU 
A – Mục tiêu 
+ HS trình bày được cơ chế đông máu và vai trò của nó trong bảo vệ cơ thể. 
- Trình bày được các nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nguyên tắc này. 
+ Rèn kĩ năng: Quan sát sơ đồ thí nghiệm, tìm tòi kiến thức. Hoạt động nhóm, vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng liên quan đến đông máu trong đời sống. 
+ Giáo dục HS ý thức giữ gìn và bảo vệ cơ thể, biết xử lí khi bị chảy máu và giúp đỡ những người xung quanh khi bị thương. 
B – ĐDDH 
Sơ đồ đông máu: Kết quả thí nghiệm phản ứng giữa các nhóm máu. 
Sơ đồ truyền máu. 
C – Hoạt động dạy học 
 1+ Ổn định tổ chức 
 2+ Kiểm tra bài cũ 
+ Hãy trình bày cơ chế của bạch cầu ? 
+ Em hiểu gì về vai trò của vacxin ? 
 3+ Bài mới 
GV mở bài: Trong lịch sử phát triển y học, con người đã biết truyền máu song rất nhiều trường hợp gây tử vong. Sau này chính con người đã tìm ra nguyên nhân bị tử vong do khi truyền máu thì máu bị dính lại. Vậy yếu tố nào gây nên và theo cơ chế nào ? - Nghiên cứu bài.
 HĐ 1- Tìm hiểu cơ chế đông máu và vai trò của nó.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK tr 48 trao đổi nhómđể hoàn thành bài tập phần lệnh tr 48. GV treo bảng phụ có kẻ sẵn.
+ Nêu hiện tượng đông máu? 
+ Cơ chế đông máu? 
+ Ý nghĩa của đông máu? 
- Yêu cầu HS báo cáo, cho HS khác nhân xét và hoàn thành bài tập. 
HS nghiên cứu thông tin để trả lời câu hỏi phần thảo luận, hoàn thành theo mẫu bảng (PHT) 
1-2 HS báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thành PHT 
- HS ghi nhớ đáp án đúng. 
- GV đưa câu hỏi củng cố 
Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình Cá nhân HS trả lời, HS khác nhận đông máu ? xét,bổ sung 
 Đáp án 
Tiêu chí 
Nội dung 
1. Hiện tượng 
- Khi bị thương đứt mạch máu , máu chảy ra một lúc rồi đông lại
2. Cơ chế 
 TB máu tiểu cầu vỡ giải phóng enzim }- tơ máu 
 giữ 
Máu lỏng }các TB 
 máu 
 Huyết tương chất sinh tơ máu ion Ca+ } khối 
 máu đông 
3. Khái niệm 
Đông máu là hiện tượng hình thành khối máu đông khi máu chảy ra khỏi mạch bịt kín miệng vết thương 
4.Vai trò 
Giúp cơ thể tự bảo vệ chống mất máu khi bị thương 
 HĐ 2- Các nguyên tắc truyền máu 
 a. Các nhóm máu 
- GV đưa câu hỏi lên bảng phụ : 
+ Hồng cầu máu người có loại kháng nguyên nào? 
+ Huyết tương máu người có loại kháng thể nào? Chúng có gây kết dính hồng cầu máu người cho hay không? 
+ Hoàn thành bài tập “Mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu”
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
Yêu cầu hoàn thiện các kiến thức. 
HS tự nghiên cứu thí nghiệm của Calan Staylơ H 15.2 SGK tr 48- 49. 
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. 
- HS hoàn thiện.
 KLa: Ở người có 4 nhóm máu: O, A, B, AB. 
 Sơ đồ cho và nhận giữa các nhóm máu:
 A A 
 O O AB AB 
 B B 
 b. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu 
GV đưa câu hỏi: 
+ Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyền cho người nhóm máu O được không ? Vì sao ? 
+ Máu không có kháng nguyên A và B 
có thể truyền cho người nhóm máu O được không ? Vì sao ? 
+ Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh ( vi rút viêm gan B, vi rút HIV) có thể đem truyền cho người khác được không?
 - GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của HS.
- Một số HS trình bày ý kiến của mình, HS khác nhận xét, bổ sung. 
Yêu cầu thây được: 
+ Không được, vì bị kết dính hồng cầu. 
+ Có thể truyền được vì không gây kết dính. 
+ Không được truyền máu có mầm bệnh vì sẽ lây lan bệnh cho người khác. 
 KLb: Khi truyền máu cần tuân thủ nguyên tắc: 
Lựa chọn nhóm máu phù hợp. 
Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền. 
+ Khi bị chảy máu cần làm gì? 
 4+ Củng cố - KTĐG 
Hãy đánh dấu vào đầu câu trả lời đúng. 
Tế bào máu nào tham gia vào quá trình đông máu: 
Hồng cầu 
Bạch cầu 
Tiểu cầu 
Cả a và c 
Máu không đông được là do: 
Tơ máu 
Huyết tương 
Bạch cầu 
Cả b và c 
 5+ HDVN 
Học bài, trả lời câu hỏi SGK. 
Tìm hiểu bài 16. 
--------------------------------------------------------------
Ngày 7 tháng 10 năm 2011
Tiết 16 
Bài 16: TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT 
A – Mục tiêu 
+ HS trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng. 
- HS nắm được các thành phân cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng. 
+ Rèn kĩ năng: Quan sát tranh phát hiện kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực tế : xác định vị trí của tâm tim trong lồng ngực.
+ Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tim, tránh tác động mạnh vào tim. 
B – ĐDDH 
Tranh H 16.1 – Sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn hoặc băng hình. 
H 16.2 – Sơ đồ câu tạo hệ bạch huyết. 
C – Hoạt động dạy học 
 1+ Ổn định tổ chức 
 2+ Kiểm tra bài cũ 
+ Hãy viết sơ đồ truyền máu và giải thích ? 
+ Nêu nguyên tắc truyền máu ? 
 3+ Bài mới 
 HĐ 1- Tìm hiểu khái quát về hệ tuần hoàn máu.
 a. Cấu tạo hệ tuần hoàn máu. 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK , GV đưa câu hỏi lên bảng: 
+ Hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào ? 
+ Cấu tạo mỗi thành phần đó như thế nào ? 
- GV treo tranh H 16.1 cho HS chữa bài.
- GV đánh giá kết quả của các nhóm 
Cá nhân tự nghiên cứu H 16.1 SGK 
tr 51 ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời. 
Yêu cầu thấy được: 
+ Vị trí tim, động mạch, tĩnh mạch. 
+ Số ngăn tim, tên động mạch, tĩnh mạch. 
- HS chỉ trên tranh phóng to, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung đi đến kết luận. 
 KLa: Hệ tuần hoàn gồm: Tim và hệ mạch. 
 + Tim có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất. 
 Nửa phải chứa máu đỏ sẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi.
 + Hệ mạch: - Động mạch xuất phát từ tâm thất. 
 - Tĩnh mạch đưa máu về tâm nhĩ 
 - Mao mạch nối giữa các ĐM và TM nhỏ.
 b. Vai trò của hệ tuần hoàn 
- GV yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi phần lệnh SGK tr 51. 
- GV quan sát và gợi ý nhóm yếu. 
- GV cho HS chữa bài, GV đánh giá kết quả của các nhóm, bổ sung kiến thức cho hoàn chỉnh. Đi đến kết luận.
HS nghiên cứu kĩ H 16.1 (Sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn) lưu ý chiều đi của mũi tên. 
- Trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời và trình bày trên tranh. 
- HS rút ra kết luận. 
 KLb: Tim làm nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy, đẩy máu.
 + Hệ mạch dẫn máu từ tim đến các tế bào và từ
 các tế bào về tim 
 + Vòng tuần hoàn lớn: Dẫn máu từ tâm thất trái tới
 các cơ quan (trao đổi chất) rồi đổ về tâm nhĩ phải. 
 + Hệ tuần hoàn dẫn máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể. 
 HĐ 2- Tìm hiểu về bạch huyết 
GV cho HS quan sát H 16.2 , giới thiệu 
về hệ bạch huyết. 
GV nêu câu hỏi: 
+ Hệ bạch huyết gồm những thành phần nào?
GV giảng giải thêm. 
HS nghiên cứu H 16.2 và thông tin SGK 
tr 52 , trả lời câu hỏi bằng cách chỉ trên 
tranh vẽ, HS khác nhận xét, đi dến kết luận.
 KL2: Hệ bạch huyết gồm hai phân hệ: 
 Phân hệ bạch huyết nhỏ và phân hệ bạch huyết lớn. 
 * Phân hệ bạch huyết nhỏ: thu thu bạch huyết ở nửa
 bên phải cơ thể đổ vào tĩnh mạch chủ tren.
 * Phân hệ bạch huyết lớn: thu bạch huyết ở phần 
 còn lại của cơ thể cũng đổ vào tĩnh mạch chủ tren.
 + Vai trò: Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu 
 thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong 
 của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể. 
 HS đọc kết luận chung SGK 
 4+ Củng cố - KTĐG 
Trình bày trên tranh H 16.1, H 16.2 cấu tạo và vai trò của hệ tuần hoàn máu và bạch huyết. 
Trả lời câu hỏi 3 SGK tr 53. 
 5+ HDVN 
 Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK tr 53. 
Đọc “Em có biết” 
Giờ sau học “Tim và mạch máu” 
------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuần 8 lop 8.doc
Giáo án liên quan