Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012

A – Mục tiêu

+ HS trình bày được đặc điểm cấu tạo,tính chất của bắp cơ.

- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ.

+ Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, nhận biết kiến thức, thu thập thông tin, khái quát vấn đề. Kĩ năng hoạt động nhóm.

+ Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh cơ thể (hệ cơ).

B – ĐDDH

Tranh phóng to H 9.1 SGK; tranh chi tiết về nhóm cơ và băng hình thí nghiệm

Tranh: “ Sơ đồ 1 đơn vị cấu trúc của tế bào cơ ”.

C – Hoạt động dạy học

 + Ổn định tổ chức

 + Bài mới

HĐ 1- Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ

GV đưa câu hỏi:

+ Bắp cơ có cấu tạo ntn ?

+ Tế bào cơ có cấu tạo ntn ?

 

- GV gợi ý: Tại sao tế bào cơ lại có vân ngang.

- GV nhận xét phần thảo luận của HS

 - Rút ra kết luận

 - HS nghiên cứu thông tin kết hợp quan sát H 9.1 SGK trả lời câu hỏi:

Yêu cầu thấy được: 1 bắp cơ có nhiều bó cơ, 1 bó cơ có nhiều tế bào cơ .

+ Trong tế bào cơ có nhiều sợi tơ cơ xếp dọc (2 loại tơ cơ; tơ cơ dày và tơ cơ mảnh)

- HS trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung.

 KL1: Một bắp cơ hình bầu dục:

 - Ngoài bao bọc bởi mô liên kết, ở giữa phình to

 gọi là (bụng cơ). 2 đầu thon nhỏ kéo dài là gân.

 Trong có nhiều tế bào cơ tập trung thành bó cơ .

 Tế bào cơ (sợi cơ) có nhiều tơ cơ xếp dọc (có2 loại tơ

 cơ): tơ cơ dày và tơ cơ mảnh.

 HĐ 2- Tính chất của cơ.

+ Tính chất của cơ là gì ?

- GV mô tả thí nghiệm theo H 9.3, Gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng gì xảy ra ?

+ Vì sao cơ co được ?

- GV cho HS rút ra kết luận về tính chất của cơ.

 HS nghiên cứu thí nghiệm H 9.2; H 9.3 SGK tr 32, 33.

Để thấy được:

+ Tính chất của cơ là co, dãn.

+ Phản xạ đầu gối.

+ Do tơ mảnh xuyên sâu vào vùng của tơ cơ dày ( khi có kích thích và nhờ điều

 khiển của hệ thần kinh)

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 14 tháng 9 năm 2011
Tuần 5 
Tiết 9
Bài 9: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ 
A – Mục tiêu 
+ HS trình bày được đặc điểm cấu tạo,tính chất của bắp cơ.
- Giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu được ý nghĩa của sự co cơ.
+ Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, nhận biết kiến thức, thu thập thông tin, khái quát vấn đề. Kĩ năng hoạt động nhóm.
+ Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn vệ sinh cơ thể (hệ cơ).
B – ĐDDH
Tranh phóng to H 9.1 SGK; tranh chi tiết về nhóm cơ và băng hình thí nghiệm
Tranh: “ Sơ đồ 1 đơn vị cấu trúc của tế bào cơ ”.
C – Hoạt động dạy học 
 + Ổn định tổ chức
 + Bài mới 
HĐ 1- Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ 
GV đưa câu hỏi:
+ Bắp cơ có cấu tạo ntn ? 
+ Tế bào cơ có cấu tạo ntn ? 
- GV gợi ý: Tại sao tế bào cơ lại có vân ngang. 
- GV nhận xét phần thảo luận của HS
 - Rút ra kết luận
- HS nghiên cứu thông tin kết hợp quan sát H 9.1 SGK trả lời câu hỏi:
Yêu cầu thấy được: 1 bắp cơ có nhiều bó cơ, 1 bó cơ có nhiều tế bào cơ.
+ Trong tế bào cơ có nhiều sợi tơ cơ xếp dọc (2 loại tơ cơ; tơ cơ dày và tơ cơ mảnh)
- HS trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung.
 KL1: Một bắp cơ hình bầu dục:
 - Ngoài bao bọc bởi mô liên kết, ở giữa phình to
 gọi là (bụng cơ). 2 đầu thon nhỏ kéo dài là gân.
 Trong có nhiều tế bào cơ tập trung thành bó cơ .
 Tế bào cơ (sợi cơ) có nhiều tơ cơ xếp dọc (có2 loại tơ 
 cơ): tơ cơ dày và tơ cơ mảnh. 
 HĐ 2- Tính chất của cơ.
+ Tính chất của cơ là gì ? 
- GV mô tả thí nghiệm theo H 9.3, Gõ nhẹ vào gân xương bánh chè thấy có hiện tượng gì xảy ra ?
+ Vì sao cơ co được ?
- GV cho HS rút ra kết luận về tính chất của cơ.
HS nghiên cứu thí nghiệm H 9.2; H 9.3 SGK tr 32, 33.
Để thấy được: 
+ Tính chất của cơ là co, dãn.
+ Phản xạ đầu gối.
+ Do tơ mảnh xuyên sâu vào vùng của tơ cơ dày ( khi có kích thích và nhờ điều 
 khiển của hệ thần kinh)
 KL2: - Tính chất của cơ là co và dãn cơ.
 - Cơ co theo nhịp gồm 3 pha:
 + Pha tiềm tàng 1/10 thời gian 1 nhịp.
 + Pha co 4/10 (cơ ngắn lại sinh công).
 + Pha dãn 1/12 thời gian (trở lại trạng thái ban đầu) 
 cơ phục hồi 
 - Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
 HĐ 3- Ý nghĩa của hoạt động co cơ.
- GV đưa câu hỏi:
+ Sự co cơ có ý nghĩa ntn ?
Gợi ý: Sự co cơ có tác dụng gì ?
- GV đánh giá phần trả lời của các nhóm.
HS quan sát H9.4 kết hợp với nội dung 2
- Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét , bổ sung.
- HS rút ra kết luận. 
 KL3: - Cơ co giúp xương chuyển động. 
 - trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động 
 của các nhóm cơ. 
 HS đọc KL chung SGK.
 +Củng cố - KTĐG
Cho HS làm bài tập trắc nghiệm.
Đánh dấu ( ) vào đầu câu trả lời đúng.
1, Bắp cơ điển hình có cấu tạo: 
 a. Sợi cơ có vân sáng, vân tối.
 b. Bó cơ và sợi cơ
 c. Có màng liên kết bao bọc, hai đầu thon nhỏ ở giữa phình to.
 d. Gồm nhiều sợi cơ tập trung thành bó cơ.
 e. Cả a,b,c,d.
 g. Chỉ c và d. 
2, Khi cơ co , bắp cơ co ngắn lại và to bề ngang là do: 
 a. Vân tối dày lên.
 b. Một đầu cơ co và một đầu cơ cố định.
 c. Các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng tơ cơ dày nên vân tối ngắn lại. 
 d. Cả a,b,c.
 e. Chỉ a và c.
 + HDVN
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Ôn lại một số kiến thức về lực, công cơ học
Ngày 14 tháng 9 năm 2011 
Tiết 9
	 Bài 10: HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
A – Mục tiêu 
+ Chứng minh được cơ co sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển.
- Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ.
- Nêu được lợi ích của sự luyện tập cơ, từ đó vận dụng vào đời sống: thường xuyên luyện tập TDTT và lao động vừa sức.
+ Rèn cho HS kĩ năng thu thập thông tin, phân tích, khái quát hóa. Kĩ năng hoạt động nhóm. Biết vận dụng lí thuyết vào thực tế, rèn luyện cơ.
B – DDDH 
Máy ghi công của cơ và các loại quả cân.
C – Hoạt động dạy học 
 + Ổn định tổ chức 
 + Kiểm tra bài cũ 
+ Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào cơ phù hợp với chức năng co cơ ? 
+ Có khi nào cơ gấp và cơ duỗi một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc duỗi tối đa? Vì sao ? 
 + Bài mới 
 HĐ 1- Tìm hiểu công của cơ. 
GV yêu cầu HS làm BT phần lệnh SGK 
+ Em có nhận xét gì về sự liên quan giữa: cơ – lực và co cơ ?
+ Thế nào là công của cơ ? 
+ Cơ co phụ thuộc vào yếu tố nào ?
( chú ý: m = 1 Kg; P = 10 N )
- HS chọn từ trong khung để hoàn thành bài tập.
- Một vài HS đọc bài làm của mình, HS khác nhận xét.
( Dựa vào SGK )
 KL1: Khi cơ co tạo một lực tác động vào vật làm vật 
 di chuyển vì vậy cơ đã sinh công.
 - Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố:
 + Trạng thái thần kinh.
 + Nhịp độ lao động. 
 + Khối lượng của vật. 
+ Cách tính công của cơ ? 
 A = F.S S – là độ dài.( m )
 A – là công ( j )
 F – lực tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển quãng đường S ( N ) 
 HĐ 2- Sự mỏi cơ 
GV nêu vấn đề: Em đã bao giờ mỏi cơ chưa ? Nếu bị thì có hiện tượng ntn ? 
- GV cho lớp nghiên cứu thí nghiệm H10 
+ Từ bảng 10 em hãy cho biết với khối lượng ntn thì công của cơ sản ra là lớn nhất ? 
+ Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài ?
+ Khi biên độ co cơ giảm dần rồi ngừng hẳn em sẽ gọi là gì ?
+ Nguyên nhân dẫn đến mỏi cơ ?- KL 
- HS trao đổi nhóm để đưa ra hiện tượng mỏi cơ.
- HS theo dõi thí nghiệm, lưu ý bảng 10 
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
Yêu cầu nêu được : 
- Cách tính công, từ đó rút ra được trong lao động ,với khối lượng thích hợp thì sẽ sinh công lớn.
+ Ngón tay kéo thả nhiều lần thì biên độ co cơ giảm rồi ngừng.
+ Mỏi cơ
 KL2: Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu
 dẫn đến biên độ co cơ giảm dần ngừng.
 + Nguyên nhân mỏi cơ: Lượng O2, dinh dưỡng
 (năng lượng) cung cấp ít.
 - Sản phẩm thải tích tụ (axít láctic) đầu độc cơ
 làm cơ mỏi.
+ Làm thế nào để cơ không bị mỏi, lao động và học tập có kết quả ?
+ Khi bị mỏi cơ cần làm gì ?
+ Biện pháp chống mỏi cơ:
- Xoa bóp cơ, uống nước đường.
- Hít thở sâu.
- Lao động, học tập, nghỉ ngơi hợp lí
 HĐ 3- Thường xuyên luyện tập để rèn luyện cơ
- GV đưa câu hỏi: 
+ Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập ? 
+ Nên có phương pháp luyện tập ntn để có kết quả tốt ? 
HS thảo luận, trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời.
 KL3: Thường xuyên luyện tập TDTT vừa sức.
 HS đọc KL chung SGK.
 + Củng cố
+ Công là gì ? - Nguyên nhân của sự mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ ?
+ Giải thích hiện tượng bị chuột rút trong đời sống con người ? 
 + HDVN 
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Đọc “ Em có biết ”. Kẻ bảng 11 SGK tr 38 vào vở.
 Mã đề
 ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH LỚP 8 
 Thời gian làm bài 15 phút
Câu I.(3,0đ) Đánh dấu ( ) vào đầu ý đúng nhất trong mỗi câu. 
1, Cấu tạo nên mô thần kinh là: 
 a. Tập hợp các tế bào cơ vân.
 b. Tập hợp các tế bào xương.
 c. Tập hợp các tế bào mỡ.
 d. Tập hợp các nơron.
2, Tế bào động vật khác tế bào thực vật:
 a, Không có màng tế bào. c, Không có diệp lục. 
 b, Không có ti thể. d, Không có dịch tế bào. 
3, Bộ phận này thuộc mô cơ:
 a. Não. c. Máu.
 b. Tim. d. Xương
4, Khớp ở hộp sọ thuộc loại khớp nào?
 a. Khớp bán động c. Khớp bất động.
 b. Khớp động d. Cả a và c
5, Hệ cơ quan nào thực hiện trao đổi khí CO2 và O2 giữa cơ thể với môi trường: 
 a. Hệ tiêu hoá c. Hệ hô hấp.
 b. Hệ vận động. d. Hệ sinh dục.
6, Đây là nơi sản sinh ra năng lượng cho tế bào và cho cơ thể :
 a. Màng tế bào. c. Chất tế bào.
 b. Nhân d. Ty thể
II.(3,0đ). Vai trò của bộ xương ? Tại sao xương người già khi ngã hay bị va đập xương lại dễ gãy hơn so với xương trẻ em ?
III.(4,0đ). Xương dài ra, to ra do đâu ? Ở tuổi học sinh nếu lao động và học tập không đúng tư thế sẽ dẫn đến hậu quả gì ?
 Mã đề
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA MÔN SINH LỚP 8
 Thời gian làm bài 15 phút.
Câu I. (3,0đ) Mỗi ý chọn đúng đạt 0,5đ. Trình tự các ý chọn đúng là : 
Câu 
 Chọn đúng
1
d
2
c
3
b
4
c
5
c
6
d
Câu II (3,0đ) 
+ Vai trò của bộ xương: (2,0đ)
- Tạo khung nâng đỡ cơ thể.
- Là chỗ bám cho gân , cơ và các phần mềm.
- Tạo khoang bảo vệ các nội quan 
- Bộ xương cùng với hệ cơ tham gia vào sự vận động của cơ thể. 
+ Giải thích: (1,0đ) 
- Xương trẻ em có nhiều chất cốt giao (sụn), còn xương người già lão hoá nhiều chất vô cơ (sụn đã hoá xương) nên độ đàn hồi của xương người già kém hơn, giòn dễ gãy hơn so với trẻ em. Câu III. (4,0đ); 
+ Xương dài ra do : Ở các đầu xương có sự phân chia tế bào ở các lớp sụn tăng trưởng (1,0đ)
+ Xương to ra do: Sự phân chia của các tế bào màng xương. (1,0đ)
+ Lao động và học tập không đúng tư thế sẽ dễ bị cong vẹo xương, cong vẹo cột sống. (1,0đ)
+ Giảm sức khoẻ, sức lao động. (1,0đ)
-------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuần 5 lop 8.doc