Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012

Bài 6 : PHẢN XẠ

A – Mục tiêu.

+ HS nắm được cấu tạo và chức năng nơron, kể tên các loại nơron. Chứng minh phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể.

- Nắm được thế nào là phản xạ. Nêu dựoc ví dụ về phản xạ.

- Phân tích phản xạ. Chỉ rõ 5 thành phần của một cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.

+ Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, thông tin, nắm bắt kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

+ Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể.

B – ĐDDH

Tranh hình SGK; H 6.1 – Cấu tạo nơron ; H 6.2 – Cung phản xạ.

C – Hoạt động dạy học

 + Ổn định tổ chức

 + Kiểm tra bài báo cáo thực hành tiết trước

 + Bài mới

GV đưa quả khế ra trước lớp một số HS sẽ tiết nước bọt

Sờ tay vào vật nóng sẽ có phản ứng gì ? – Rụt tay lại.

Hiện tượng tiết nước bọt và rụt tay lại đó là phản xạ.

- Vậy phản xạ là gì ? Cơ quan nào đảm nhiệm chức năng này ?

 HĐ 1- Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron.

 a- Cấu tạo

- GV treo tranh H 6.1- cấu tạo nơron

+ Hãy mô tả cấu tạo một nơron điển hình?

- GV cho HS trao đổi để trả lời

- Yêu cầu HS rút ra KL HS nghiên cứu SGK kết hợp quan sát H6.1 tr 20 để trả lời câu hỏi

 

- HS khác nhận xét.

 

 

 KL1a: Cấu tạo nơron: Gồm thân và các tua

 Thân chứa nhân, xung quanh là các tua ngắn gọi là sợi nhánh.

 Tua dài có sợi trục có bao miêlin, nơi tiếp nối nơrongọi là xináp.

 

 b- Chức năng

- GV đưa câu hỏi :

 

+ Nơron có chức năng gì ?

 

 

 

 

+ Có những loại nơron nào ?

 

 

+ Có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron cảm giác và nơron vận động (nơron liên lạc) ?

- GV cho HS hoàn thiện và giải thích thêm: Hướng dẫn truyền xung thần kinh ở 2 nơron ngược chiều nhau. HS nghiên cứu thông tin SGK tự ghi nhớ và trao đổi nhóm để thống nhất câu trả lời

Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung.

+ Cảm ứng và Dẫn truyền xung thần kinh

+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác), nơron li tâm (nơron vận động), nơron trung gian (nơron liên lạc).

- HS tự hoàn thiện kiến thức

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 1 tháng 9 năm 2011
Tuần 3
Tiết 5
Bài 6 : PHẢN XẠ
A – Mục tiêu.
+ HS nắm được cấu tạo và chức năng nơron, kể tên các loại nơron. Chứng minh phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể.
- Nắm được thế nào là phản xạ. Nêu dựoc ví dụ về phản xạ.
- Phân tích phản xạ. Chỉ rõ 5 thành phần của một cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
+ Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, thông tin, nắm bắt kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
+ Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể.
B – ĐDDH
Tranh hình SGK; H 6.1 – Cấu tạo nơron ; H 6.2 – Cung phản xạ.
C – Hoạt động dạy học
 + Ổn định tổ chức
 + Kiểm tra bài báo cáo thực hành tiết trước
 + Bài mới
GV đưa quả khế ra trước lớp một số HS sẽ tiết nước bọt
Sờ tay vào vật nóng sẽ có phản ứng gì ? – Rụt tay lại.
Hiện tượng tiết nước bọt và rụt tay lại đó là phản xạ.
- Vậy phản xạ là gì ? Cơ quan nào đảm nhiệm chức năng này ? 
 HĐ 1- Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron.
 a- Cấu tạo
- GV treo tranh H 6.1- cấu tạo nơron
+ Hãy mô tả cấu tạo một nơron điển hình?
- GV cho HS trao đổi để trả lời
- Yêu cầu HS rút ra KL
HS nghiên cứu SGK kết hợp quan sát H6.1 tr 20 để trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét.
 KL1a: Cấu tạo nơron: Gồm thân và các tua
 Thân chứa nhân, xung quanh là các tua ngắn gọi là sợi nhánh.
 Tua dài có sợi trục có bao miêlin, nơi tiếp nối nơrongọi là xináp.
 b- Chức năng
- GV đưa câu hỏi : 
+ Nơron có chức năng gì ?
+ Có những loại nơron nào ? 
+ Có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron cảm giác và nơron vận động (nơron liên lạc) ?
- GV cho HS hoàn thiện và giải thích thêm: Hướng dẫn truyền xung thần kinh ở 2 nơron ngược chiều nhau.
HS nghiên cứu thông tin SGK tự ghi nhớ và trao đổi nhóm để thống nhất câu trả lời
Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung. 
+ Cảm ứng và Dẫn truyền xung thần kinh 
+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác), nơron li tâm (nơron vận động), nơron trung gian (nơron liên lạc).
- HS tự hoàn thiện kiến thức
 KL1b: Chức năng;
 - Cảm ứng: là khả năng tiếp nhận các kích thích
 và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát 
 xung thần kinh.
 Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền
 xung thần kinh theo một chiều nhất định.
 HĐ 2- Cung phản xạ.
 a- Phản xạ
- Qua thông tin SGK tr 21
+ Phản xạ là gì ? Cho VD về phản xạ ở người và động vật ?
+ Nêu điểm khác giữa phản xạ ở người và tính cảm ứng ở thực vật (VD - cụp lá)
( TV không có hệ thần kinh)
HS đọc thông tin SGK tr 21 trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. 
- HS cho 3 – 5 VD
 KN: Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích
 của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
 b- Cung phản xạ
+Các thành phần của một cung phản xạ? 
+ Có những loại nơron nào tham gia và cung phản xạ ?
+ Cung phản xạ là gì ?
-GV nhận xét, đánh giá và giúp HS hoàn chỉnh kiến thức.
+ Hãy giải thích phản xạ: kim châm vào tay liền rụt tay lại.
Cá nhân tự đọc thông tin SGK kết hợp quan sát hình H 6.1 tr 21.
- HS trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời.
- Yêu cầu thấy được: 
+ 1 cung phản xạ có 5 thành phần.
+ 3 loại nơron tham gia.
+ Con đường dẫn truyền xung thần kinh.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
 KL1: Cung phản xạ gồm 5 khâu: 
 - Cơ quan thụ cảm 
 - Nơron hướng tâm (cảm giác)
 - Trung ương thần kinh (nơron trung gian)
 - Nơron li tâm (vận động)
 - Cơ quan phản ứng.
+ Thế nào là vòng phản xạ ?
+ Vòng phản xạ có ý nghĩa ntn trong đời sống ?
 c- Vòng phản xạ 
- GV giảng giải bằng VD để HS dễ hiểu
- Điều chỉnh phản xạ nhờ có luồng thông tin ngược báo về trung ương
- Nhờ đó phản xạ được thực hiện chính xác hơn.
HS đọc KL chung SGK. 
 + Củng cố - KTĐG 
Chú thích vào tranh câm về một cung phản xạ và nêu chức năng của từng khâu.
 + HDVN
Học bài, trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “ Em có biết”.
Ôn tập : Cấu tạo bộ xương của thỏ.
--------------------------------------------------------------------
Ngày 1 tháng 9 năm 2011
Tiết 6
Bài 5 : THỰC HÀNH
QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ
A – Mục tiêu 
+ HS chuẩn bị được tiêu bản tạm thời mô cơ vân.
Quan sát và vẽ các tế bào trong các tiêu bản đã làm sẵn: tế bào niêm mạc miệng(mô biểu bì ), mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn.
Phân biệt bộ phận chính của tế bào gồm màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
Phân biệt điểm khác nhau của mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết.
+ Rèn kĩ năng quan sát tế bào và mô dưới kính hiển vi (sử dụng kính hiển vi, kĩ năng mổ tách tế bào).
B – ĐDDH
HS: Chuẩn bị theo nhóm đã phân công	
GV: kính hiển vi, lam kính, la men, bộ đồ mổ, khăn lau, giấy thấm, cơ động vật tươi (sống)- bắp thịt ở chân giò lợn.
Dung dịch sinh lí 0,65% Nacl, ống hút, dung dịch axít axetic 1% có ống hút.
- Bộ tiêu bản tế bào động vật.
C – Hoạt động dạy học
 + Ổn định tổ chức
 + Kiểm tra phần chuẩn bị theo nhóm của HS
 + Phát dụng cụ thực hành và tiêu bản cho các nhóm
 + Bài mới – Thực hành
 HĐ 1- Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân
- GV hướng dẫn mẫu cho HS về thao tác các bước làm tiêu bản (ghi sơ lược lên bảng) 
- GV gọi 1 HS lên làm mẫu lại.
- GV phân công các nhóm để HS làm:
- Cho cơ lên lam kính, nhỏ dung dịch Nacl
- Đặt lamen lên (không có bọt khí)
- Nhỏ dung dịch axít axetíc 1% vào cạnh lamen, dùng giấy thấm bớt dung dịch Nacl.
- GV kiểm tra các nhóm và giúp đỡ HS nhóm nào chưa làm được
HS theo dõi, ghi nhớ kiến thức
- Một HS nhắc lại thao tác
- Các nhóm tiến hành làm.
- Yêu cầu: - Lấy sợi tơ thật mảnh
 - Không bị đứt
 - Rạch bắp cơ phải thẳng
+ Điều chỉnh kính hiển vi để nhìn rõ tế bào.
-Cả nhóm quan sát, nhận xét.
- Trao đổi nhóm , thống nhất ý kiến.
Yêu cầu: thấy được màng, nhân, vân ngang tế bào dài.
 HĐ 2- Quan sát các loại tiêu bản và các mô khác
GV đưa một số mẫu tiêu bản đã làm sẵn cho HS quan sát.
Mô tế bào biểu bì ở niêm mạc miệng, mô sụn, mô xương, mô cơ vân, mô cơ trơn.
+ Phân biệt điểm khác nhau của các mô?
- GV dành thời gian để giải đáp trước lớp những thắc mắc của HS.
HS điều chỉnh kính hiển vi để nhìn rõ tiêu bản và lần lượt các thành viên trong nhóm đều được quan sát vẽ hình.
- Nhóm thảo luận để thống nhất trả lời.
( thành phần cấu tạo, hình dáng tế bào ở mỗi mô )
 + Củng cố - Kiểm tra đánh giá.
- GV nhận xét giờ học, hỏi ý kiến HS về những vấn đề khó khăn trong khi thực hành.
- Vệ sinh phòng học; rửa và nghiệm thu dụng cụ thực hành.
 + HDVN
HS viết bản thu hoạch theo mẫu SGK tr 19. Ôn lại kiến thức về mô.
------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTuần 3 lớp 8.doc
Giáo án liên quan