Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 62: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS cần đạt được các mục tiêu sau:
- Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ chế tự điều hòa trong hoạt động tiết của các tuyến nội tiết.
- Bằng dẫn chứng, nêu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong.
II/ Chuẩn bị:
- GV: Tranh phóng to(có bổ sung) hình 59.1; 59.2; 59.3 SGK.
- HS: Ôn lại kiến thức về tuyến yên, tuyến tụy.
III/ Hoạt động dạy và học:
* Bài cũ:
1: Tại sao nói tuyến sinh dục là tuyến pha? Nêu dấu hiệu quan trọng đánh dấu tuổi dậy thì ở nam và nữ?
2: Kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmôn tiết ra từ tuyến yên?( HS trả lời, bổ sung, GV nhận xét và đánh giá)
GV có thể dựa vào đó để vào bài: Vậy cơ chế hoạt động của các tuyến nội tiết này như thế nào để điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể, ta cùng nhau tìm hiểu ở bài 59- tiết 62.( GV ghi mục bài)
* Bài mới:
Bài 59 - Tiết 62 SỰ ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT I/ Mục tiêu: Học xong bài này HS cần đạt được các mục tiêu sau: - Nêu được các ví dụ để chứng minh cơ chế tự điều hòa trong hoạt động tiết của các tuyến nội tiết. - Bằng dẫn chứng, nêu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong. II/ Chuẩn bị: - GV: Tranh phóng to(có bổ sung) hình 59.1; 59.2; 59.3 SGK. - HS: Ôn lại kiến thức về tuyến yên, tuyến tụy. III/ Hoạt động dạy và học: * Bài cũ: 1: Tại sao nói tuyến sinh dục là tuyến pha? Nêu dấu hiệu quan trọng đánh dấu tuổi dậy thì ở nam và nữ? 2: Kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmôn tiết ra từ tuyến yên?( HS trả lời, bổ sung, GV nhận xét và đánh giá) GV có thể dựa vào đó để vào bài: Vậy cơ chế hoạt động của các tuyến nội tiết này như thế nào để điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể, ta cùng nhau tìm hiểu ở bài 59- tiết 62.( GV ghi mục bài) * Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV treo tranh phóng to H: 59.1 và H: 59.2 SGK GV giới thiệu tranh, lưu ý HS ký hiệu(+): kích thích; (-): kìm hãm Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ, đọc kỹ thông tin mục I SGK, thảo luận nhóm, trình bày cơ chế điều hòa hoạt động của tuyến giáp, tuyến trên thận.(5 phút) GV gọi đại diện nhóm lên trình bày ở trên tranh, cho nhóm khác bổ sung, GV nhận xét, bổ sung(nếu HS chưa trình bày đúng) H? Nhờ đâu mà có cơ chế tự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết.( thông tin ngược) GV kết hợp ghi bảng H? Cơ chế tự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết giống cơ chế nào mà em đã được học.(vòng phản xạ) H? Dựa vào kiến thức đã học, nêu vai trò của hoocmôn tuyến tụy. HS nêu được: - Khi nồng độ Glucô trong máu: + > 0,12% In su lin Glucô Glicôgen + < 0,12% Glucagôn Glicôgen Glucô - Nhờ sự hoạt động đối lập của 2 loại hoocmon này, đảm bảo nồng độ đường trong máu luôn tương đối ổn định. GV: Sự đảm bảo nồng độ đường trong máu có phải chỉ phụ thuộc vào hoocmon của tuyến tụy hay không, ta tiếp tục tìm hiểu mục 2. Yêu cầu HS: Quan sát hình 59.3 + đọc thông tin mục III SGK. H: Nồng độ đường trong máu ổn định nhờ hoạt động của tuyến nội tiết nào? (Tuyến tụy và tuyến trên thận) H: Hai loại tuyến này hoạt động như thế nào với nhau?( phối hợp) H: Trình bày sự phối hợp hoạt động của tuyến tụy và tuyến trên thận trong quá trình điều hòa đường huyết? (Lưu ý mũi tên đen và đỏ) Yêu cầu HS trình bày trên tranh. GV nhận xét, bổ sung, kết luận. 1. Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết: Cơ chế tự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược. 2. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết. Các tuyến nội tiết còn phối hợp hoạt động với nhau, để giữ vững tính ổn định của môi trường trong. IV/Củng cố: - Nhấn mạnh vai trò của các thông tin ngược - Sự chỉ đạo chung của tuyến yên dưới ảnh hưởng của thần kinh, mà trực tiếp là vùng dưới đồi. Điều hòa các quá trình sinh lý trong cơ thể, bên cạnh cơ chế điều hòa bằng thần kinh, còn có hình thức điều hòa bằng thể dịch -> cơ thể là một khối thống nhất. V/ Bài tập về nhà: Ôn lại sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết trên tranh SGK. Làm bài tập 1, 2 trang 186 SGK.
File đính kèm:
- giao an(3).doc