Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 46: vệ sinh da - Năm học 2008-2009

A/ MỤC TIÊU :

1/ HS trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ da, rèn luyện da.

- HS có ý thức vệ sinh, phòng tránh các bệnh về da.

* Trọng tâm: BP phòng chống các bệnh ngoài da.

2/ Rèn cho HS kỹ năng quan sát , liên hệ thực tế và kĩ năng hoạt động nhóm.

3/ Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở và nơi cộng cộng.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :

 Giáo viên : Sưu tầm: Tranh vẽ và các tư liệu về các bệnh ngoài da.

Bảng phụ: bảng 42-1/134 và bảng 42-2/135. và các bảng nhóm.

Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các bênh ngoài da và BP phòng tránh.

- Tìm hiểu các BP rèn luyện da.

- Kẻ bảng 42-1/134 & 42-2/135 vào vở bài tập.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. On định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Trình bày cấu tạo của da?

? Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó?

- Lớp .có chức năng phân chia tạo TB mới.

- Lớp có vai trò cách nhiệt.

- Lớp có chức năng bảo vệ.

3. Bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 46: vệ sinh da - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23 Tiết: 46 Ngày soạn : 07/02/2009
BÀI 42: VỆ SINH DA
A/ MỤC TIÊU :
1/ HS trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ da, rèn luyện da.
HS có ý thức vệ sinh, phòng tránh các bệnh về da.
* Trọng tâm: BP phòng chống các bệnh ngoài da.
2/ Rèn cho HS kỹ năng quan sát , liên hệ thực tế và kĩ năng hoạt động nhóm.
3/ Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở và nơi cộng cộng.
B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
 Giáo viên : Sưu tầm: Tranh vẽ và các tư liệu về các bệnh ngoài da.
Bảng phụ: bảng 42-1/134 và bảng 42-2/135. và các bảng nhóm.
Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các bênh ngoài da và BP phòng tránh.
Tìm hiểu các BP rèn luyện da.
Kẻ bảng 42-1/134 & 42-2/135 vào vở bài tập.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Oån định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
? Trình bày cấu tạo của da?
? Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó?
- Lớp .có chức năng phân chia tạo TB mới.
- Lớp có vai trò cách nhiệt.
- Lớp có chức năng bảo vệ.
3. Bài mới.
GV đặt vấn đề: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HỌAT ĐỘNG 1: tìm hiểu các tác nhân gây hại cho da.
HS: hoạt động cá nhân: nghiên cứu thông tin/134 và trả lời các câu hỏi sau:
? Da bẩn có hại như thế nào ?
? Da bị xây xát có hại như thế nào ?
? Cần phải làm gì để bảo vệ da tránh các tác nhân có hại?
HS : trả lời – HS khác NX, bổ sung.
GV : lưu ý tuổi dậy thì, các tuyến phát triển mạnh, da nhờn mồ hôi mục trứng cá Do đó các em phải thường xuyên tắm gội sạch sẽ, tránh việc nặn mụn, cậy mụn trứng các sẽ dễ gây viêm da.
HOẠT ĐỘNG 2 : tìm hiểu các hình thức và nguyên tắc rèn luyện da.
GV: Phân tích mối quan hệ giữa rèn luyện thân thể và rèn luyện da: da không được rèn luyện, cơ thể dễ bị cảm, ốm khi thời tiết thay đổi hoặc bị mưa nắng đột ngột.
GV: treo bảng phụ: bảng 42-1/134 và hướng dẫn HS hoàn thành. Phát bảng phụ cho các nhóm.
HS: Hoạt động nhóm: Đọc phần thông tin SGK, hoàn thành bảng 42-1/134 vào bảng phụ.
Đại diện các nhóm treo kết quả thảo luận
GV: Hướng dẫn HS hoàn chỉnh kiến thức.
* Các hình thức rèn luyện da:
Hình thức
Đánh dấu
1/ Tắm nắng lúc 8-9 giờ.
2/ Tắm nắng lúc 12-14 giờ.
3/ Tắm nắng càng lâu càng tốt.
4/ Tập chạy buổi sáng.
5/ Tham gia thể thao buổi chiều.
6/ Tắm nước lạnh.
7/ Đi lại dưới trời nắng không cần đội mũ, nón.
8/ Xoa bóp.
9/ Lao động tay chân vừa sức.
X
X
X
X
X
* Các nguyên tắc rèn luyện da:
Nguyên tắc
Đánh dấu
1/ Phải luôn có gắng rèn luyện da tới mức tối đa.
2/ Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.
3/ Rèn luyện thích hợp với sức khỏe của từng người.
4/ Rèn luyện trong nhà tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
5/ Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra VTM D chống còi xương.
X
X
X
HOẠT ĐỘNG 3 : tìm hiểu các BP phòng chống bệnh ngoài da.
GV: treo bảng phụ: bảng 42-2/135 và hướng dẫn HS hoàn thành. Phát bảng phụ cho các nhóm.
HS: Hoạt động nhóm: Đọc phần thông tin SGK/135, hoàn thành bảng 42-2/135 vào bảng phụ.
Đại diện các nhóm treo kết quả thảo luận
GV: Hướng dẫn HS hoàn chỉnh kiến thức.
Bệnh ngoài da
biểu hiện
cách phòng chống.
ghẻ lỏ.
hắc lào.
lang ben.
.
GV : giới thiệu một số hình ảnh về một số bệnh ngoài da.
HS : giới thiệu một số hình ảnh về một số bệnh ngoài da. Và BP phòng chống mà mình sưu tầm.
? Khi bị bỏng do nước sôi, ta tiến hành sơ cứu như thế nào?
HS trả lời – HS khác NX, bổ sung. (ngâm nước lạnh, sạch, bôi thuốc mỡ, cấp cứu).
I. Bảo vệ da :
- Cần giữ gìn da sạch sẽ và tránh bị xây xát.
II. Rèn luyện da :
 Cần rèn luyện da để nâng dần sức chịu đựng của da theo các nguyên tắc sau:
- Rèn luyện từ từ nâng dần sức chịu đựng.
- Rèn luyện thích hợp với sức khỏe của từng người.
- Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng.
III. Phòng chống bệnh ngoài da
- Các bệnh ngoài da do vi khuẩn, nấm, bỏng  gây ra.
- Phòng chống bệnh: rèn luyện da, giữ gìn vệ sinh nguồn nước, vệ sinh cá nhân và công cộng, tránh để da bị xây xát, bị bỏng, thuốc diệt côn trùng, tiêm phòng(uốn ván), điều trị kịp thời.
4. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
* HS đọc kết luận/ 136 và mục “em có biết”/136.
? Hãy nêu các biện pháp giữ gìn vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó ?
? Trình bày các hình thức rèn luyện da? Các nguyên tắc khi rèn luyện da?
? Nêu một số bệnh ngoài da? BP phòng chống các bệnh về da?
5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Học bài, trả lời câu hỏi SGK 1, 2 /136.
Đọc mục “Em có biết”/ 136.
Vận dụng các PP giữ gìn vệ sinh da, các hình thức, BP phòng chống các bệnh về da vào thực tế cuộc sống.
Xem lại cấu tạo của noron ( Bài 6 ).
Nghiên cứu cấu tạo hệ thần kinh: Bài 43/137.
D/ RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docT46_Ve sinh da.doc
Giáo án liên quan