Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 38: Thân nhiệt - Năm học 2009-2010

A/ MỤC TIÊU :

1/ HS trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt.

- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh để phòng cảm nóng, cảm lạnh.

* Trọng tâm: sự điều hòa thân nhiệt và pp phòng chống nóng lạnh.

2/ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế

3/ Giáo dục ý thức tự bảo vệ cơ thể, bảo vệ mội trường,đặc biệt khi môi trường thay đổi.

B/.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :

Giáo viên : Tư liệu về trao đổi chất, thân nhiệt

 Học sinh: Tìm hiểu thân nhiệt và sự điều hòa thân nhiệt trong thực tế.

 Tìm hiểu các pp phòng chống nóng, lạnh.

C/.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. On định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

? thế nào là chuyển hóa? Vì sao nói chuyển hóa VC & NL là đặc trưng cơ bản của sự sống?

? Phân biệt đồng hóa với tiêu hóa? Dị hóa với bài tiết?

3. Bài mới.

GV đặt vấn đề:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 38: Thân nhiệt - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 Tiết: 38 Ngày soạn : 27/12/2009
Bài 33: 	THÂN NHIỆT
A/ MỤC TIÊU :
1/ HS trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh để phòng cảm nóng, cảm lạnh.
* Trọng tâm: sự điều hòa thân nhiệt và pp phòng chống nóng lạnh.
2/ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế
3/ Giáo dục ý thức tự bảo vệ cơ thể, bảo vệ mội trường,đặc biệt khi môi trường thay đổi.
B/.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
Giáo viên : Tư liệu về trao đổi chất, thân nhiệt
	Học sinh: Tìm hiểu thân nhiệt và sự điều hòa thân nhiệt trong thực tế.
	Tìm hiểu các pp phòng chống nóng, lạnh.
C/.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Oån định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
? thế nào là chuyển hóa? Vì sao nói chuyển hóa VC & NL là đặc trưng cơ bản của sự sống?
? Phân biệt đồng hóa với tiêu hóa? Dị hóa với bài tiết?
3. Bài mới.
GV đặt vấn đề: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1 : tìm hiểu khái niện thân nhiệt và sự điều hòa thân nhiệt
HS : hoạt động cá nhân đọc thông tin SGK/105 &ø trả lời
? Người ta đo thân nhiệt bằng cách nào ? Đo để làm gì ?
? nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?
? Thân nhiệt là gì ?
HS trả lời – HS khác NX, bồ sung.
GV : QT chuyển hóa VC & NL sinh ra nhiệt, nhiệt được thải ra MT qua da, hô hấp, bài tiết.
? để đảm bảo thân nhiệt được ổn định thì QT sinh nhiệt và QT tỏa nhiệt phải như thế nào?
HS trả lời – HS khác NX, bồ sung.
HS hoạt động nhóm đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
? nhiệt do cơ thể sinh ra đi đâu và để làm gì?
? Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào ?
? Vì sao mùa nắng nóng, da thường đỏ hồng, mùa lạnh, da thường táihoặc sởn gai ốc?
? khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể có phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
? Da có vai trò như thế nào trong điều hòa thân nhiệt?
* Đại diện các nhóm trình bày KQ thảo luận.
* Nhóm khác NX, bổ sung.
* GV hướng dẫn HS hoàn chỉnh kiến thức.
HS : hoạt động cá nhân đọc thông tin SGK/105 &ø trả lời
? hệ thần kinh có vai trò như thế nào trong điều hòa thân nhiệt?
? Những phản ứng của cơ thể chống lại nhiệt độ môi trường được gọi là gì ?
? Mọi phản xạ của cơ thể đều chịu sự điều khiển của bộ phận nào ? 
HS trả lời – HS khác NX, bồ sung.
HOẠT ĐỘNG 2 : tìm hiểu pp phòng chống nóng lạnh
HS hoạt động nhóm đọc thông tin SGK/106 và trả lời câu hỏi:
? Chế độ ăn uống vào mùa hè và mùa lạnh khác nhau như thế nào ?
? Chúng ta phải làm gì để chóng nóng và chống rét ?
? vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là biện pháp phòng chống nóng, lạnh?
? Ở vùng nhiệt đới như vùng chúng ta đang ở, nhà cửa xây dựng lưu ý những yếu tố nào để phòng chống nóng lạnh?
? Trồng nhiều cây xanh có phải là biện pháp chống nóng và góp phần bảo vệ môi trường không?
* Đại diện các nhóm trình bày KQ thảo luận.
* Nhóm khác NX, bổ sung.
* GV hướng dẫn HS hoàn chỉnh kiến thức.
+ đi nắng phải đội mũ, không chơi thể thao ngoài trời nắng, nhiệt độ cao. khi trời nóng lao động nặng, mồ hôi ra nhiều không nên tắm ngay, không bật quạt quá mạnh. Trời rét cần giữ ấm. Rèn luyện TDTT hợp lý để tăng sức chịu đựng của cơ thể. Trồng nhiều cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư
I. Thân nhiệt :
	Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
	Thân nhiệt luôn ổn định ờ 37oC là do sự cân bằng giữa QT sinh nhiệt và QT toả nhiệt.
II. Sự điều hoà thân nhiệt :
1/ Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt.
	Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt.
	+ Khi môi trường nóng hoặc khi lao động nặng : Mao mạch ở da giãn, " cơ thể toả nhiệt nhanh" tăng khả năng tiết mồ hôi.
	+ Khi trời lạnh : mao mạch co lại " cơ chân lông co " giảm sự toả nhiệt.hoặc cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt.
2/ Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt.
- hệ thần kinh có vai trò chủ đạo trong điều hòa thân nhiệt.
- Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xạ .
III. Phương pháp phòng chống nóng lạnh.
Rèn luyện tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
Sử dụng các BP và phương tiện phòng chống nóng, lạnh hợp lí.
Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp với mùa nóng và mùa lạnh
Trồng cây xanh chung quanh nhà và ở những nơi công cộng.
4. Kiểm tra đánh giá
- HS đọc phần kết luận/ 106 và mục “em có biết”/106
Hãy nêu những phản ứng của cơ thể nhằm chống lại sự thay đổi nhiệt độ của môi trường là gì ?
Để phòng chống cảm mạo, cảm lạnh, trong lao động và trong sinh hoạt hằng ngày, các em cần chú ý những điểm gì ?
Giải thích: “trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”
“ rét run cầm cập”
5. Hướng dẫn về nhà ( treo bảng phụ)
Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 ,3 ,– SGK/106
Đọc mục “ Em có biết”/106
Tích cực trồng nhiều cây xanh góp phần phòng chống nóng lạnh và bảo vệ môi trường sống.
Vận dụng các pp phòng chống nóng lạnh có hiệu quả.
Nghiên cứu trước bài 34: vitamin và muối khoáng.
Tìm hiểu các loại vitamin & MK trong các loại thức ăn.
Kẻ bang 34.1 & 34.2 vào vở bài tập. 
D. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docT38_Than nhiet.doc