Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 31: Vệ sinh tiêu hóa - Năm học 2006-2007

I.MỤC TIÊU :

- HS trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêuhóa và mức độ tác hại của nó.

- Chỉ ra được biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá có hiệu quả.

- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế và giải thích bằng cơ sở khoa học.

- Giáo dục HS ý thức bảo vệ và rèn luyện hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

 

II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :

Giáo viên : Tranh ảnh các bệnh về răng, dạ dày, ruột.

 Tranh ảnh về các loại giun sán ký sinh ở ruột.

 

III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Kiểm tra bài cũ:

- Quá trình hấp thụ thức ăn chủ yếu là do bộ phận nào của ruột non đảm nhận. Chứng minh rằng cấu tạo của bộ phận này phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận.

- Chứng minh rằng quá trình hấp thụ thức ăn không chỉ là quá trình vật lý mà còn là quá trình sinh lý ?

HOẠT ĐỘNG 1:

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 31: Vệ sinh tiêu hóa - Năm học 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Ngày soạn : 22/12/2006
Ngày dạy : 24/12/2006
Tuần : 16
Tiết 31 :Bài30 	VỆ SINH TIÊU HÓA
I.MỤC TIÊU :
HS trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ tiêuhóa và mức độ tác hại của nó.
Chỉ ra được biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá có hiệu quả.
Rèn kỹ năng liên hệ thực tế và giải thích bằng cơ sở khoa học.
Giáo dục HS ý thức bảo vệ và rèn luyện hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
Giáo viên : Tranh ảnh các bệnh về răng, dạ dày, ruột.
	Tranh ảnh về các loại giun sán ký sinh ở ruột.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Kiểm tra bài cũ: 
Quá trình hấp thụ thức ăn chủ yếu là do bộ phận nào của ruột non đảm nhận. Chứng minh rằng cấu tạo của bộ phận này phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận.
Chứng minh rằng quá trình hấp thụ thức ăn không chỉ là quá trình vật lý mà còn là quá trình sinh lý ?
HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá 
Mục tiêu: chỉ ra các tác nhân gây hại và ảnh hưởng của nó đến các cơ quan trong hệ tiêu hoá
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi
- Những tác nhân nào gây hại cho hệ tiêu hoá ?
- Những bộ phận và những hoạt động nào bị ảnh hưởng ?
HS : Đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm
Đại diện các nhóm trả lời
GV: Nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm và hoàn chỉnh kiến thức.
GV: ngoài những tác nhân đó em còn biết những tác nhân nào gây ảnh hưởng đến hệ tiêuhóa ?
HOẠT ĐỘNG 2 : 
Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả
Mục tiêu: Trình các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và cơ sở khoa học của các biện pháp
GV : Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách ?
HS : Suy nghĩ và trả lời.
GV : Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh
HS : Suy nghĩ và trả lời
GV : Em đả có những biện pháp nào để bảo vệ hệ tiêu hóa của mình chưa ?
GV : Tại sao không nên ăn vặt, ăn uống thức ăn ở những hàng quán lề đường ? 
I. Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá .
* Nhóm các vi sinh vật :
- Vi khuẩn :
 + Tạo môi trường axit làm hỏng men răng
 + Gây viêm loét dạ dày.
 + Gây viêm các tuyến tiêu hoá, ảnh hưởng tới khả năng tiết dịch.
- Giun sán:
 + Gây tắc ruột.
 + Tắc ống dẫn mật.
* Chế độ ăn uống :
- Ăn uống không đúng cách
 + Gây viêm các tuyến tiêu hóa
 + Hoạt động tiêu hoá kém hiệu quả
 + Hoạt động hấp thụ giảm
- Khẩu phần ăn không hợp lý
 + Dạ dày và ruột bị mệt mỏi, gan có thể bị xơ.
 + Gây rối loạn hoạt động tiêu hóa.
 + Khả năng hấp thụ kém.
II. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân gây hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả.
	Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá :
 - Aên uống hợp vệ sinh
 - Khẩu phần ăn hợp lý.
 - Aên uống đúng cách.
 - Vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
IV. ĐÁNH GIÁ
	- Tại sao không nên phân tán tư tưởng trong khi ăn ?
	- Hệ tiêu hoá của em có bị ảnh hưởng của những tác nhân vừa nêu trên hay không ?
V. DẶN DÒ 
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Hoàn thành bảng 30.2 - SGK

File đính kèm:

  • docT31_Ve sinh tieu hoa.doc
Giáo án liên quan