Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 3 đến 36 - Năm học 2007-2008

 MÔ

A. Phần chuẩn bị:

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được khái niệm mô, phân biệt được các loại mô và chức năng của chúng

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn.

II. Phương tiện:

 Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8

 Tranh vẽ phóng to các hình từ 4.1 đến 4.4 SGK trang 14, 15

 Bảng phụ bảng, phiếu học tập

 Học sinh: Đọc trước bài mới

B. Phần thể hiện tiến trình bài dạy:

* Ổn định tổ chức: 8A

 8B

 8C

 8D

 8E

I. Kiểm tra bài cũ: (5’- kiểm tra miệng)

?HSTB: Trình bày chức năng các bộ phận trong tế bào? Tế bào có những hoạt động sống nào?

Yêu cầu trả lời:

* Chức năng các bộ phận trong tế bào: 6 điểm

- Màng tế bào: thực hiện chức năng trao đổi chất với môi trường quanh tế bào.

- Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt đông sống của tế bào

+ Lưới nội chất: tổng hợp vận chuyển các chất

+ Ribôxôm là nơi tổng hợp protein

+ Ti thể tham gia các hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng

+ Trung thể có vai trò trong sự phân bào

+ Thể Gônghi thu nhận hoàn thiện và phân phối sản phẩm

- Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

+ Nhân con có rARN cấu tạo nên ribôxôm

+ Nhiễm sắc thể là cấu trúc quy định sự hình thành protein có vai trò di truyền quan trọng

* Các hoạt động sống của tế bào: 4 điểm

- gồm trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản.

II. Bài mới:

1. Vào bài: Trong cơ thể có nhiều loại tế bào, mỗi loại tế bào lại thực hiện những chức năng khác nhau. Tuy nhiên, người ta cũng có thể xếp loại chúng thành những nhóm tế bào có nhiệm giống nhau gọi là mô. Vậy mô là gì? có những loại mô nào trong cơ thể người? Ta sẽ giải quyết điều đó trong bài hôm nay:

2. Nội dung bài mới:

 Hoạt động của thầy và trò Kiến thức trọng tâm

 Chuyển: Để tìm hiểu khái niệm về mô ta xét nội dung thứ nhất của bài: 1. Khái niệm mô: (5’)

 

Hoạt động I: Tìm hiểu về khái niệm mô

1. Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm mô

2. Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh.

 

 

 

 

 (Cả lớp nghiên cứu thông tin mục I- sgk trang 14)

Dựa vào thông tin hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết?

+ Tế bào hình cầu: Tế bào trứng

+ Tế bào hình đĩa: Hồng cầu

+ Tế bào hình khối: Tế bào biểu bì

+ Tế bào hình nón, hình que: Tế bào võng mạc

+ Tế bào hình sao: tế bào thần kinh

+ Không có hình dạng nhất định: tế bào bạch cầu

Dự đoán vì sao tế bào lại có hình dạng khác nhau như vậy?

( Trong quá trình phát triển của phôi, các phôi bào có sự phân hoá đẻ hình thành các cơ quan khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau.Vì vậy tế bào có hình dạng khác nhau)

( Cả lớp nghiên cứu tiếp thông tin mục I- trang 14)

Từ thông tin, cho biết những tế bào như thể nào tập hợp lại để tạo thành mô?

( Tập hợp gồm các tế bào chuyên hoá có cấu tạo giống nhau đảm nhận những chức năng nhất định gọi là mô  Đây chính là khái niệm về mô).

Một em hãy nhắc lại khái niệm mô?

( Mô là tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu tạo giống nhau đảm nhận những chức năng nhất định. Tập hợp các tế bào như vậy được gọi là mô.)

Ngoài ra ở một số loai mô còn có yếu tố không có cấu trúc tế bào( như nước trong máu, Ca trong xương)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mô là tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu tạo giống nhau đảm nhận những chức năng nhất định

 

doc237 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 3 đến 36 - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thở ra: Cơ liên sườn ngoài dãn, cơ hoành dãn, cơ nâng sườn được hạ xuống làm thể tích lồng ngực giảm, áp xuất không khí trong phổi lớn hơn áp xuất không khí bên ngoài, không khí từ phổi tự tống ra ngoài gây thở ra.
Như vậy: Nhờ hoạt động của cáccơ hô hấp, làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được sự hít vào và thở ra giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
( Quan sát hình 21,2: Đồ thị phản ánh sự thay đổi dung tích của phổi khi hít vào và thở ra bình thường và gắng sức)
Em nào có nhận xét gì về lượng khí hít vào và thở ra bình thường?
(- Hít vào: 3500 ml
- Thở ra: 3000 ml)
® Lượng khí trao đổi qua phổi khi hít vào và thở ra bình thường là 500 ml.
® Người ta gọi lượng khí này là thể tích khí lưu thông.
Khi hít vào và thở ra gắng sức được một lượng khí như thế nào?
(- Hít vào gắng sức: 2100® 3100 ml
- Thở ra gắng sức: 800® 1200 ml
- Khí còn lại trong phổi: 1000®1200 ml
®Dung tích sống được tính bằng cách:
3100+1200+500= 4800(ml)
2100+800+ 500 = 3400(ml)
®Tổng dung tích của phổi là:
4800+1200= 6000(ml)
3400+1000= 4400(ml)
Từ thông tin mục “Em có biết” cho biết dung tích của phổi khi hít vào và thở ra gắng sức có thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
(- Tầm vóc
 - Giới tính: ở công nhân: nam 3720 ± 157 ml, nữ: 2720 ±140 ml.
 - Tình trạng sức khoẻ, bệnh tật
 - Sự luyện tâp: người năng hoạt động, luyện tập có thể làm tăng dung tích sống)
- Nhờ không khí thay đổi thường xuyên mới có đủ ôxi cung cấp liên tục cho máu đưa tới tế bào.
- Cử động hô hấp bao gồm một lần hít vào và một lần thở ra.
- Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp tính trong một phút.
- Nhờ hoạt động của cáccơ hô hấp, làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được sự hít vào và thở ra giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
GV
Chuyển: Sự thông khí ở phổi (sự thở) làm không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới. Vậy tại phổi và tại tế bào sự trao đổi khí được thực hiện như thế nào? Ta xét:
II. Trao đổi khí ở phổi và tế bào: (18’)
Hoạt động II: Tìm hiểu về sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
Mục tiêu: HS nắm được bản chất sự trao đổi khí ở phổi và tế bào.
Thực hiện: Hoạt động độc lập của HS.
TB
TB
GV
TB
KG
KG
KG
KG
( Quan sát hình 21.3: Thiết bị đo nồng độ ôxi trong không khí khi hít vào và thở ra)
Bằng cách nào, người ta xác định được chính xác và nhanh nhất tỉ lệ % của các khí khi hít vào và thở ra?
( Bằng các dụng cụ chuyên dụng)
( Quan sát hình 21 trang 69)
Nhận xét gì về tỉ lệ khí khi hít vào và thở ra?
( Đều gồm O2, CO2, N2, hơi nước)
Cho biết nhận xét của mình về nồng đôn các chất khí khi hít vào và thở ra?
(- Ôxi hít vào nhiều, thở ra ít
- Cacbonic hít vào ít, thở ra nhiều.
-Nitơ hít vào ít, thở ra nhiều
- Hơi nước hít vào ít, thở ra bão hoà.
® Chứng tỏ có sự chênh lệch về nồng độ.
Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào xảy ra đều tuân theo cơ chế nào?
( Cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp)
( Quan sát hình 21.4)
Qua quan sát tranh vẽ, em hãy mô tả sự khuếch tán của ôxi và của cacbonic trong sự trao đổi khí ở phổi và tế bào?
* Ở phổi:
- Nồng độ ôxi trong phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên ôxi khuếch tán từ không khí phế nang vào máu
- Nồng độ cacbonic trong máu mao mạch cao hơn nồng độ cacbonic trong phế nang nên cacbonic khuếch tán từ máu và không khí trong phế nang.
* Ở tế bào:
Nồng độ ôxi trong máu cao hơn trong tế bào nên ôxi khuếch tán từ máu vào tế bào.
- Nồng độ cacbonic trong tế bào cao hơn nồng độ cacbonic trong máu nên cacbonic khuếch tán từ tế bào vào máu.
Vậy thực chất sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là gì?
- Phổi nhường ôxi cho máu và nhận cacbonic từ máu làm máu trở nên đỏ tươi về tim đến tế bào thực hiện trao đổi khí tại tế bào. 
- Tế bào nhường cacbonic cho máu và nhận từ máu khí ôxi làm máu trở nên đỏ thẫm về tim lên phổi tiếp tục trao đổi khí ở phổi.
Hêmôglôbin (Hb) có vai trò gì trong sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào?
(Vận chuyển khí ôxi và khí cacbonic nhờ sự kết hợp lỏng lẻo với ôxi và kết hợp chặt chẽ với khí cacbonic)
Qua các giai đoạn của hô hấp, em hãy so sánh hô hấp ở người và hô hấp ở động vật (thỏ) có gì giống và khác nhau?
* Giống: 
- Đều gồm các giai đoạn hô hấp như nhau.
- Trao đổi khí ở phổi và tế bào đều tuân theo cơ chế khuyếch tán
* Khác nhau:
- Ở thỏ sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực do bị ép giữa hai chi trước nên không giãn nở về hai bên.
- Ở người sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía hai bên.
- Sự trao đổi khí ở phổi gồm:
+ Sự khuyếch tán của ôxi từ không khí phế nang vào máu mao mạch
+ Sự khuyếch tán của cacbonic từ máu vào không khí phế nang.
- Sự trao đổi khí ở tế bào bao gồm:
+ Sự khuyếch tán của ôxi từ máu vào tế bào.
+ Sự khuyếch tán của cacbonic từ tế bào vào máu.
(HS đọc kết luận chung- sgk trang 70)
*KLC / trang 70
* Củng cố: 5’
? HSTB: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở người?
(Bao gồm:
- Sự thở: nhờ hoạt động của cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực làm không khí thường xuyên được đổi mới.
- Sự trao đổi khí ở phổi: nhờ sự khuyếch tán của ôxi từ phế nang vào máu mao mạch và khuyếch tán của cacbonic từ máu mao mạch vào không khí trong phế nang. 
- Sự trao đổi khí ở tế bào: nhờ sự khuyếch tán của ôxi từ máu vào tế bào và khuyếch tán của cacbonic từ tế bào vào máu
? HSKG: Khi lao động nặng hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp có thể biến đổi như thế nào để đáp ứng được nhu cầu đó?
(Tăng nhịp hô hấp (thở nhanh hơn) và tăng dung tích hô hấp (thở sâu hơn)
III. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà: 1’
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 70.
- Làm bài tập4 trang 70
- Đọc trước và chuẩn bị bài mới: Vệ sinh hô hấp.
Ngày soạn:.......................... Ngày giảng: 8A............................
 8B...........................
 8C...........................
 8D...........................
 8E...........................
TIẾT 23
 VỆ SINH HÔ HẤP
A. Phần chuẩn bị:
I. Mục tiêu bài dạy:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp. 
Giải thích được cơ sở khoa học của việc tập luyện thể dục thể thao đúng cách. 
Đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí.
	2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng hoạt động độc lập của học sinh. 
	3. Thái độ: Giáo dục thái độ say mê, yêu thích và nghiêm túc khi học bộ môn. Giáo dục thái độ và hành vi bảo vệ môi trường.
II. Phương tiện:
	Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên sinh học lớp 8.
	 Bảng phụ bảng 22 trang 72, phiếu học tập
	Học sinh: Đọc trước bài mới
B. Phần thể hiện tiến trình bài dạy:
* Ổn định tổ chức: 8A
 8B
 8C
 8D
 8E
I. Kiểm tra bài cũ:(6’ - kiểm tra miệng)
? HSTB: Trình bày các quá trình hô hấp ở người?
* Sự thông khí: 3 điểm
- Nhờ các cơ hô hấphoạt động làm thay đổi thể tích lồng ngực giúp ta có thể thực hiện được động tác hít vào và thở ra làm không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
* Sự trao đổi khí ở phổi: 3,5 điểm
- Do nồng độ khí ôxi trong phế nang cao hơn nồng độ khí trong máu mao mạch nên ôxi khuyếch tán từ phế nang vào máu mao mạch.
- Do nồng độ khí cacbonic trong máu mao mạch cao hơn trong phế nang nên cacbonic khuyếch tán từ máu mao mạch vào phế nang.
*Sự trao đổi khí ở tế bào: 3,5 điểm
- Do nồng độ khí ôxi trong máu cao hơn nồng độ ôxi trong tế bào nên ôxi khuếch tán từ máu vào tế bào.
- Do nồng độ khí cacbonic trong tế bào cao hơn nồng độ khí cacbonic trong máu nên khí cacbonic khuyếch tán từ tế bào vào máu.
II. Bài mới:
Vào bài: 
? Em nào có thể nêu tên những bệnh về đường hô hấp mà em biết?
(Viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, ung thư phổi, thanh quản, phế quản)
®Vậy có những nguyên nhân nào gây ra những bệnh đó? Muốn phòng tránh bệnh về đường hô hấp ta cần có những biện pháp gì? Để tìm hiểu điều đó ta sẽ tìm hiều nội dung bài hôm nay:
Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
GV
Chuyển: Có những tác nhân nào có thể gây hại cho đường hô hấp? Biện pháp nào giúp ta có thể bảo vệ được hệ hô hấp tránh khỏi tác nhân có hại? Ta xét nội dung thứ nhất của bài:	
I. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại: (20’)
Hoạt động I: Tìm hiểu về tác nhân có hại cho hệ hô hấp.
Mục tiêu: Học sinh nắm được tác nhân nào có hại cho hệ hô hấp và biện pháp bảo vệ
Thực hiện: Hoạt động độc lập của học sinh.
GV
GV
TB
TB
Nh
Nh
TB
Nh
GV
TB
KG
KG
TB
TB
TB
Trong thực tế có nhiều tác nhân có hại cho hệ hô hấp và hoạt động hô hấp ở các mức độ khác nhau. Để tìm hiểu đó là các tác nhân có hại nào? Chúng có nguồn gốc và tác hại ra sao? Cả lớp nghiên cứu bảng 22- sgk trang 72
Thông tin trong bảng bao gồm:
+ Tên tác nhân
+ Nguồn gốc tác nhân
+Tác hại.
Sau khi nghiên cứu thông tin của bảng 22, các em hãy đối chiếu với các thông tin của bảng sau:
( GV treo bảng phụ ghi nội dung bảng 22) ® Đây là các thông tin về tác nhân gây hại cho đường hô hấp.
Dựa vào bảng 22 đã nghiên cứu, dựa vào nguồn gốc và tác hại của các tác nhân, các em hãy xác định đúng tên các tác nhân bằng cách gắn các thông tin thích hợp vào cột 1 của bảng:
( GV gọi một HS lên gắn)
Qua phần bạn vừa hoàn thành, một em hãy nhận xét kết quả?
( HS khác nhận xét)
Dựa vào kết quả đã hoàn thành, cả lớp tiến hành hoạt động nhóm. Mỗi tổ là một nhóm. Các nhóm thảo luận và hoàn thành nội dung phiếu học tập sau:
NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP SAU:
Đánh dấu ´ vào ô trống nội dung mà em cho là đúng cho câu trả lời sau:
1. Không khí bị ô nhiễmvà gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân nào?
a. Bụi
b. Các chất khí độc hại: ni tơ ôxit, lưu huỳnh ôxit, cacbn ôxit, nicôtin, nitrôzamin
c. Các vi sinh vật gây bệnh
d. Cả a, b, c, và d đều đúng.
2. Tác hại của các tác nhân trên với cơ quan hô hấp và hoạt động hô hấp như thế nào?
a. Gây bệnh bụi phổi, gây viêm sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí có thể gây chết ở liều cao.
b. L

File đính kèm:

  • docGiaoan sinh8_KiI.doc
Giáo án liên quan