Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 28: Tiêu hóa ở dạ dày - Năm học 2014-2015
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học (ở dạ dày) và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa tiết ra
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng tư duy dự đoán, quan sát tranh hình tìm kiến thức và hoạt động nhóm
3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ dạ dày
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 27.1, mô hình dạ dày người
2. Chuẩn bị của học sinh: Kẻ bảng 27 vào vở
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:8A1: .; 8A2: .;
8A3: .;
2. Kiểm tra bài cũ: Tiêu hóa ở khoang miệng được diễn ra như thế nào?
3. Hoạt động dạy học
* Mở bài: Chúng ta đã biết thức ăn chỉ được tiêu hóa một phần ở khoang miệng, vậy vào đến dạ dày chúng được biến đổi như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên thầy cung các em tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của dạ dày
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
+ Dạ dày có cấu tạo như thế nào?
+ Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo dự đoán xem ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào?
- GV cho các nhóm trình bày trên tranh để cả lớp theo dõi
- GV ghi ý kiến của các nhóm lên bảng
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức về cấui tạo dạ dày. - Cá nhân nghiên cứu thông tin và hình 27.1 SGK trang 87
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời:
+ Hình dạng: Dạ dày hình túi dung tích 3l
+ Thành dạ dày có 4 lớp: Lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp niêm mạc, niêm mạc trong cùng
+ Lớp niêm mạc có nhiếu tuyến tiết dịch vị + Biến đổi về mặt lí học và biến đổi hóa học
- Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét bổ sung .
Tuần 14 Ngày soạn 17/11/2014 Tiết 28 Ngày dạy 22/11/2014 Bài 27: TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này HS phải: 1. Kiến thức: - Trình bày sự biến đổi của thức ăn trong ống tiêu hóa về mặt cơ học (ở dạ dày) và sự biến đổi hóa học nhờ các dịch tiêu hóa tiết ra 2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng tư duy dự đoán, quan sát tranh hình tìm kiến thức và hoạt động nhóm 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ dạ dày II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to hình 27.1, mô hình dạ dày người 2. Chuẩn bị của học sinh: Kẻ bảng 27 vào vở III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp:8A1:............................................; 8A2:........................................................; 8A3:.........................................................; 2. Kiểm tra bài cũ: Tiêu hóa ở khoang miệng được diễn ra như thế nào? 3. Hoạt động dạy học * Mở bài: Chúng ta đã biết thức ăn chỉ được tiêu hóa một phần ở khoang miệng, vậy vào đến dạ dày chúng được biến đổi như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên thầy cung các em tìm hiểu bài hôm nay Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của dạ dày Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : + Dạ dày có cấu tạo như thế nào? + Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo dự đoán xem ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào? - GV cho các nhóm trình bày trên tranh để cả lớp theo dõi - GV ghi ý kiến của các nhóm lên bảng - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức về cấui tạo dạ dày. - Cá nhân nghiên cứu thông tin và hình 27.1 SGK trang 87 - Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời: + Hình dạng: Dạ dày hình túi dung tích 3l + Thành dạ dày có 4 lớp: Lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp niêm mạc, niêm mạc trong cùng + Lớp niêm mạc có nhiếu tuyến tiết dịch vị + Biến đổi về mặt lí học và biến đổi hóa học - Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác nhận xét bổ sung . *Tiểu kết: - Dạ dày hình túi dung tích 3 lít - Thành dạ dày có 4 lớp: Lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp niêm mạc, niêm mạc trong cùng + Lớp cơ dày khỏe gồm 3 lớp: Cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo + Lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiêu hóa ở dạ dày Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 27 - GV kẻ bảng 27 trên bảng cho HS ghi kết quả - Gọi một số HS bổ sung ý kiến - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức - Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK trang 87, 88 ghi nhớ kiến thức - Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập - Yêu cầu ghi rõ từng hoạt động và tác dụng của nó - Đại diện nhóm trình bày đáp án , nhóm khác nhận xét bổ sung - HS theo dõi tự sửa chữa Đáp án chuẩn Biến đổi thức ăn ở dạ dày Các hoạt động tham gia Cơ quan hay tế bào thực hiện Tác dụng của hoạt động Sự biến đổi lí học - Sự tiết dịch - Sự co bóp của dạ dày - Tuyến vị - Các lớp cơ của dạ dày - Hòa loãng thức ăn - Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị Sự biến đổi hóa học - Hoạt động của enzim pepsin Enzim pepsin Phân cắt Protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời: + Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào? + Loại thức ăn Gluxit và Lipit được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào? + Thử giải thích Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng Protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ không bị phân hủy? + Liên hệ thực tế về cách ăn uống để bảo vệ dạ dày? - HS thảo luận nhóm trả lời - Yêu cầu: + Thức ăn được xuống dạ dày nhờ cơ dạ dày co và cơ vòng môn vị + Gluxit và Lipit chỉ được biến đổi về mặt lí học - Đại diện nhóm trìnhbày nóm khác bổ sung - HS rút ra kết luận - Thời gian ăn, lượng thức ăn *Tiểu kết: - Các loại thức ăn khác như lipit, gluxit chỉ biến đổi về mặt lí học - Thời gian lưu lại thức ăn trong dạ dày từ 3-6 tiếng tùy loại thức ăn IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 1. Củng cố: - Gọi 1 – 2 HS đọc kết luận SGK. - Loại thức ăn nào được biến đổi cả về hóa học và lí học ở dạ dày? - Biến đổi lí học ở dạ dày gồm những giai đoạn nào? - Biến đổi hóa học ở dạ dày gồm những giai đoạn nào? 2. Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết” *Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Sinh 8 - Tiet 28.doc