Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 25: Tiêu hóa và cơ quan tiêu hóa - Năm học 2010-2011
I – MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
+ HS trình bày được :
_ Các nhóm chất trong thức ăn.
_ Các hoạt động trong quá trình tiêu hóa.
_ Vai trò của tiêu hóa với cơ thể người.
Xác định được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hóa ở người.
2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng :
- Quan sát tranh hình,nhận biết.
- Tư duy tổng hợp logic
- Hoạt động nhóm.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa.
II – CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Tranh phóng to hình 24.3 SGK.
- Mô hình về các cơ quan trong hệ tiêu hóa của cơ thể người.
- Bảng phụ.
2.Chuẩn bị của học sinh : Xem bài trước.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tình hình lớp : Kiểm diện, tạo không khí học tập. ( 1 ph )
2.Kiểm tra bài cũ (4ph): Chấm bài thu hoạch
3. Giảng bài mới :
* Giới thiệu bài mới : ( 1ph )
_ GV nêu câu hỏi :+ Con người thường ăn những loại thức ăn nào ?
+ Sự ăn và biến đổi thức ăn trong cơ thể người có tên gọi là gì.
_ HS trả lời : + Thịt, cá trứng, sữa, rau,
+ Quá trình tiêu hóa.
_ Quá trình tiêu hóa trong cơ thể người đã diễn ra như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay : “ Tiêu hóa và cơ quan tiêu hóa “.
Tiết 25 Ngày soạn :10 /11/2010 I – MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : + HS trình bày được : _ Các nhóm chất trong thức ăn. _ Các hoạt động trong quá trình tiêu hóa. _ Vai trò của tiêu hóa với cơ thể người. Xác định được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hóa ở người. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng : - Quan sát tranh hình,nhận biết. - Tư duy tổng hợp logic - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hóa. II – CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên : - Tranh phóng to hình 24.3 SGK. - Mô hình về các cơ quan trong hệ tiêu hóa của cơ thể người. - Bảng phụ. 2.Chuẩn bị của học sinh : Xem bài trước. III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp : Kiểm diện, tạo không khí học tập. ( 1 ph ) 2.Kiểm tra bài cũ (4ph): Chấm bài thu hoạch 3. Giảng bài mới : * Giới thiệu bài mới : ( 1ph ) _ GV nêu câu hỏi :+ Con người thường ăn những loại thức ăn nào ? + Sự ăn và biến đổi thức ăn trong cơ thể người có tên gọi là gì. _ HS trả lời : + Thịt, cá trứng, sữa, rau, + Quá trình tiêu hóa. _ Quá trình tiêu hóa trong cơ thể người đã diễn ra như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài hôm nay : “ Tiêu hóa và cơ quan tiêu hóa “. *Tiến trình bài dạy : Tg Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung 15 ph HĐ1 :Tìm hiểu về thức ăn và các hoạt động của quá trình tiêu hóa. I. Thức ăn và sự tiêu hóa. - Thức ăn gồm các chất hữu cơ và vô cơ. - Quá trình tiêu hóa bao gồm các hoạt động : ăn và uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải phân. - Nhờ quá trình tiêu hóa mà thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thu được. - Hằng ngày chúng ta ăn nhiều loại thức ăn như vậy, vậy thức ăn đó thuộc những loại chất gì ? - Các chất trong thức ăn chia thành mấy nhóm? Yêu cầu 1 HS đọc to phần thông tin □ SGK. - Yêu cầu HS tự quan sát hình 24.1; 24.2 SGK. + GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ở mục Ä : -Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào ? _ Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa ? _ Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa ? - GV nhận xét và hoàn thiện. GV tiểu kết và ghi bảng. - GV nêu câu hỏi : Vai trò của tiêu hóa thức ăn đối với cơ thể? _ Quá trình tiêu hóa thức ăn, hoạt động nào là quan trọng ? - Cá nhân HS trả lời : gluxit, prôtêin, lipít, vitamin, nước, muối khoáng, Chia thành hai nhóm - Một HS đọc to phần thông tin □ SGK à cả lớp theo dõi ghi nhớ kiến thức. HS tự quan sát H 24.1, 24.2 SGK à ghi nhớ kiến thức. - HS hảo luận nhóm thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được : -Aên và uống , đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá , tiêu hoá thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng , thải phân. _ Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa là vitamin, nước và muối khoáng. _ Các chất trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa là : gluxit, lipít, prôtêin, axit nuclêic. - HS ghi bài à - Thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ. Tiêu hoá thức ăn. 18 ph HĐ2 : Tìm hiểu khái quát vềcác cơ quan trong hệ tiêu hóa. II. Các cơ quan tiêu hóa. - Ống tiêu hóa gồm : Miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột, hậu môn. - Tuyến tiêu hóa gồm : tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến vị, tuyến ruột. - GV treo tranh hình 24.3 SGK và mô hình các cơ quan tiêu hóa của người, yêu cầu HS quan sát (không có phần chú thích ). Sau đó yêu cầu đại diện các nhóm lên xác định tên các cơ quan trên tranh. - GV nhận xét và hoàn thiện. - GV giảng thêm :+Ruột thừa +Thực quản : 20 – 25 cm. +Gan : 2,8 – 3.2 kg. +Dạ dày : thể tích chứa khoảng 3 lít. +Tá tràng : 25 – 27 cm. + Ruột non : 5 – 6 m. + Ruột già : 0.8 – 1,2 m. - Yêu cầu HS làm bài tập ở mục Ä. - Yêu cầu 1 số HS lên bảng trình bày. - GV nhận xét và hoàn thiện. - GV tiểu kết và ghi bảng. - HS quan sát, ghi nhớ kiến thức cũ. Thảo luận nhóm xác định tên các cơ quan trên tranh. -Đại diện các nhóm lên xác định tên các cơ quan trên tranh. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS tự làm bài tập ở mục Ä. - HS lên bảng trình bày mục Ä. HS khác nhận xét, bổ sung. -HS tự hoàn thiện bảng 24. -HS ghi bài à 5 ph HĐ3 : Củng cố - Yêu cầu HS đọc kết luận SGK. - Hãy nhận xét về thực chất của hoạt động tiêu hóa. -Hãy nêu các cơ quan tiêu hóa trong hệ tiêu hóa của người? - GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm : Đánh dấu vào câu trả lời đúng : Câu 1 : Các chất trong thức ăn gồm: a. Chất vô cơ, chất hữu cơ, muối khoáng. b. Chất hữu cơ, vitamin, prôtêin, lipít. c. Chất vô cơ, chất hữu cơ. Câu 2. Vai trò của tiêu hóa : a. Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cơ thể hấp thu được va thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. b. Biến đổi thức ăn về mặt lý học và hóa học. c.Thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. d Hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể. - HS đọc kết luận SGK. - Hoạt động tiêu hóa thực chất là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được. Hs trình bày theo hình vẽ. 1.c 2.a 4/ Dặn dò hs chuẩn bị tiết học tiếp theo : ( 1 ph ). - Học bài, làm bài tập 1,2,3 SGK tr80. - Đọc mục “ Em có biết “. - Xem trước bài mới. IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
File đính kèm:
- sinh8 tiet25.doc