Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 21+22 - Năm học 2010-2011

I – MỤC TIÊU

1 Kiến thức:

- Nêu ý nghiã hô hấp

- Mô tả cấu tạo các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản,khí quản,phế quản và phổi liên quan đến chức năng của chúng)

2. kỹ năng:

- Quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức và hoạt động nhóm

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp.

II – CHUẨN BỊ

- Mô hình cấu tạo hệ hô hấp, tranh phóng to hình SGK từ 20.1 -> 20.3.

III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 . Ổn định tổ chức: (1)

2. Bài củ (không KT)

3. Bài mới: (1)

 

Hoạt động 1:KHÁI NIỆM HÔ HẤP (12)

Hoạt động dạy Hoạt động học Nội dung

GV nêu câu hỏi:

+ Hô hấp là gì ?

+ Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào ?

+ Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp ?

+ Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể ?

- GV giảng thêm cho lớp

- GV đánh giá kết quả các nhóm và hoàn thiện kiến thức.

 

 

- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, hình 20.1 SGK -> ghi nhớ kiến thức.

- Trao đổi nhóm -> thống nhất câu trả lời.

 

 

 

 

- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.

 

ố HS tự rút ra kết luận về hô hấp và vai trò của hô hấp.

 

 

 

 

 

 

Kết luận:

- Hô hấp là quá trình cung cấp ôxy cho các tế bào cơ thể và thải khí cacbônic ra ngoài.

- Nhờ hô hấp mà ôxy được lấy vào để ôxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể.

- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 21+22 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/10/2010
Ngày dạy : 01/11/2010
Chương IV- Hô hấp
Tiết 21
Hô hấp và các cơ quan hô hấp
I – Mục tiêu
1 Kiến thức: 
- Nêu ý nghiã hô hấp 
- Mô tả cấu tạo các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản,khí quản,phế quản và phổi liên quan đến chức năng của chúng)
2. kỹ năng:
- Quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức và hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp.
II – Chuẩn bị
- Mô hình cấu tạo hệ hô hấp, tranh phóng to hình SGK từ 20.1 -> 20.3.
III – Tiến trình hoạt động dạy học
1 . ổn định tổ chức: (1’)
2. Bài củ (không KT)
3. Bài mới: (1’)
Hoạt động 1:Khái niệm hô hấp (12’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
GV nêu câu hỏi:
+ Hô hấp là gì ?
+ Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào ?
+ Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp ?
+ Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể ?
- GV giảng thêm cho lớp 
- GV đánh giá kết quả các nhóm và hoàn thiện kiến thức.
- Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, hình 20.1 SGK -> ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm -> thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS tự rút ra kết luận về hô hấp và vai trò của hô hấp.
Kết luận:
- Hô hấp là quá trình cung cấp ôxy cho các tế bào cơ thể và thải khí cacbônic ra ngoài.
- Nhờ hô hấp mà ôxy được lấy vào để ôxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
Hoạt động 2:Các cơ quan trong hệ hô hấp của người Và chức năng của chúng (25’)
- GV nêu câu hỏi: Hệ hô hấp gồm những cơquan nào ? cấu tạo của các cơ quan đó ?
- GV tiếp tục nêu yêu cầu:
+ Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, ấm không khí, bảo vệ ?
+ Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí ?
+ Chức năng của đường dẫn khí và 2 lá phổi ?
- GV nhận xét đánh giá kết quả các nhóm.
- GV giảng thêm:
+ Trong suốt đường dẫn khí đều có hệ thống mao mạch và lớp chất nhầy.
+ Cấu tạo phế nang và hoạt động trao đổi khí ở phế nang.
- GV hỏi thêm:
+ Đường dẫn khí có chức năng làm ấm không khí, vậy tại sao mùa đông đôi khi chúng ta vẫn bị nhiễm lạnh vào phổi ?
+ Chúng ta cần có biện pháp gì để bảo vệ cơ quan hô hấp ?
- Cá nhân tự nghiên cứu bảng 20 quan sát mô hình, tranh -> xác định các cơ quan hô hấp.
- Một số HS trình bày và chỉ trên mô hình các cơ quan hô hấp.
- HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung -> rút ra kết luận.
- HS tiếp tục trao đổi nhóm -> thống nhất câu trả lời. Yêu cầu nêu được:
+ Mao mạch -> làm ẩm không khí.
+ Chất nhầy -> Làm ẩm không khí.
+ Lông mũi -> ngăn bụi.
+ Phế nang -> Làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
HS tự rút ra kết luận
- HS trao đổi nhóm trả lời câu hỏi.
Kết luận 1: Cơ quan hô hấp gồm: 
+ Đường dẫn khí 
+ Hai lá phổi như bảng 20
Kết luận 2:
- Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí vào và ra, ngăn bụi, làm ẩm, ấm không khí.
- Phổi: thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
4 – Củng cố kiến thức: (4’)
- Thế nào là hô hấp ? Vai trò của hô hấp với các hoạt động của cơ thể.
- Cấu tạo các cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng như thế nào.
5 – Bài tập về nhà: (2’)
- Học bài và trả lời theo câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
Ngày soạn: 31/10/2010
Ngày dạy : 02/11/2010
Tiết 22
Hoạt động hô hấp
I – Mục tiêu
1. kiến thức:
- Trình bày động tác thở (hít vào thở ra) với sự tham gia của các cơ thể
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sau(bao gồm khí lưu thông, khí bổ sung, khí dữ trữ và khí cặn)
- Phân biệt, thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu
- Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
- Trình bày phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường.
2. tháI độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt.
II – Chuẩn bị
- Tranh hình SGK phóng to.
III – Tiến trình hoạt động dạy và học
1 – ổn định tổ chức (1’)
2 – Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Các cơ quan hô hấp có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào ?
- Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể ?
3 – Bài mới: (1’)
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thông khí ở phổi (15’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV nêu câu hỏi:
+ Vì sao khi các xương sườn được nâng lên thì thể tích lồng ngực lại tăng và ngược lại ?
+ Thực chất sự thông khí ở phổi là gì ?
- GV đánh giá kết quả các nhóm.
- GV nêu tiếp câu hỏi thảo luận:
+ Các cơ ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động như thế nào để tăng giảm thể tích lồng ngực ?
+ Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường vàgắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào ?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức, giảng giải thêm về một số thể tích khí. 
- GV hỏi thêm: Vì sao ta nên tập hít vào thở sâu ?
- HS tự nghiên cứu tranh hình SGK -> ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời.
Yêu cầu:
+ Xương sườn nâng lên, cơ liên sườn và cơ hoành co, lồng ngực kéo lên, rộng, nhô ra.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm kác theo dõi nhận xét và bổ sung.
- > HS tự rút ra kết luận.
- HS nghiên cứu hình 21.1 và thông tin ở mục Em có biết -> trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày -> nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS vận dụng kiến thức mới học trả lời câu hỏi.
Kết luận:
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp ( Hít vào thở ra).
Kết luận 2
- Các cơ quan liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp.
- Dung tích phổi phụ thuộc vào: Giới tính tầm vóc, tình trạng sức khỏe, luyện tập.
- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra.
- Dung tích khí cặn phụ thuộc vào trình trạng sức khỏe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự trao đổi khí ở phổi và tế bào (18’)
- GV nêu vấn đề:
+ Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào thực hiện theo cơ chế nào ?
- GV đưa thêm câu hỏi gợi ý.
+ Nhận xét thành phần khí vào thở ra ?
+ Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí ?
- GV đánh giá kết quả của các nhóm, GV cần giảng giải thêm.
- Sau khi HS nhận xét về thành phần không khí ở bảng 21, GV dùng tranh sự vận chuyển máu phân tích.
- Sự trao đổi khí ở phổi thực chất là sự trao đổi giữa mao mạch phế nang vơid phế nang, nồng độ O2 trong mao mạch thấp, còn CO2 cao và ngược lại.
+ Sự trao đổi khí ở tế bào: là trao đổi giữa tế bào với mao mạch, mà ở tế bào tiêu dùng O2 nhiều nên nồng độ O2 bao giờ cũng thấp, còn CO2 cao. Máu ở vòng tuần hoàn lớn đi tới các tế bào giàu O2.
-> Có sự chênh lệch nồng độ các chất dẫn đến khuếch tán.
- GV hỏi thêm: Giữa sự trao đổi khí ở tế bào và phổi ở đâu quan trọng hơn?
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK -< ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm -> thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi.
- Đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Yêu cầu:
+ O2 từ máu -> tế bào.
+ CO2 từ tế bào -> máu 
+ O2 từ phổi -> máu.
+ CO2 từ máu -> phổi.
- Các nhóm theo dõi và hoàn thiện dần kiến thức ở mục này.
Kết luận:
- Sự trao đổi khí ở phổi:
+ O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
+ CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Sự trao đổi khí ở tế bào:
+ O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu
4 – Củng cố kiến thức: (4’)
Đánh dấu vào câu trả lời đúng 
1 – Sự thông khi ở phổi do:
a) Lồng ngực nâng lên hạ xuống. b) Cử động hô hấp hít vào thở ra.
c) Thay đổi thể tích nồng ngực. d) Cả a, b, c.
2- Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là:
a) Sự tiêu dùng O2 ở tế bào cơ thể. b) Sự thay đổi nồng độ các chất khí.
c) Chênh lệch nồng độ các chất khí dẫn đến khuếch tán. d) Cả a, b và c.
5 – Bài tập về nhà: (2’)
- Học bài trả lời thêo câu hỏi SGK.	
- Chuẩn bị bài tiếp theo “Vệ sinh hô hấp”

File đính kèm:

  • docs8 t21-22.doc
Giáo án liên quan