Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu - Năm học 2009-2010

A./ MỤC TIÊU :

1. Học sinh phân biệt được chảy máu ở động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.

- Học sinh biết băng bó vết thương chảy máu.

* Trọng tâm: Băng bó vết thương khi chảy máu.

2. Kỹ năng thực hành, hoạt động nhóm.

3. Bảo vệ chống mất máu và nhiễm trùng máu.

B./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :

Giáo viên : chuẩn bị băng, gạc, bông thấm, cồn, dây garô

Học sinh chuẩn bị theo nhóm : chuẩn bị băng, gạc, bông thấm, cồn, dây garô

- Xem lại cấu tạo thành mạch máu, vận tốc máu.

C./ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

1. On định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Huyết áp cao nhất là ở:

a. ĐMC b. ĐMP c. TMC d. MM

? Hãy chọn những cách phòng tránh bệnh cao huyết áp? ( c, d )

a. Làm tăng áp lực máu, nếu tăng quá cao làm cho mạch máu rễ vỡ.

b. Huyết áp cao lâu ngày dẫn đến suy thận.

c. Thường xuyên luyện tập TDTT, lao động vừa sức, tránh xúc động mạnh, lo âu, căng thẳng

d. Hạn chế ăn muối, chất béo, uống rượu, hút thuốc lá .

? Máu vận chuyển theo một chiều trong hệ mạch là nhờ đâu ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Tiết: 19 Ngày soạn : 24/10/2009
Bài 19 : THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU
A./ MỤC TIÊU :
1. Học sinh phân biệt được chảy máu ở động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
Học sinh biết băng bó vết thương chảy máu.
* Trọng tâm: Băng bĩ vết thương khi chảy máu.
2. Kỹ năng thực hành, hoạt động nhóm.
3. Bảo vệ chống mất máu và nhiễm trùng máu.
B./ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS :
Giáo viên : chuẩn bị băng, gạc, bông thấm, cồn, dây garô
Học sinh chuẩn bị theo nhóm : chuẩn bị băng, gạc, bông thấm, cồn, dây garô
- Xem lại cấu tạo thành mạch máu, vận tốc máu.
C./ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
Oån định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
? Huyết áp cao nhất là ở:
a. ĐMC	b. ĐMP	c. TMC	d. MM
? Hãy chọn những cách phòng tránh bệnh cao huyết áp? ( c, d )
a. Làm tăng áp lực máu, nếu tăng quá cao làm cho mạch máu rễ vỡ.
b. Huyết áp cao lâu ngày dẫn đến suy thận.
c. Thường xuyên luyện tập TDTT, lao động vừa sức, tránh xúc động mạnh, lo âu, căng thẳng
d. Hạn chế ăn muối, chất béo, uống rượu, hút thuốc lá.
? Máu vận chuyển theo một chiều trong hệ mạch là nhờ đâu ?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: giới thiệu mục tiêu bài.
GV: Giới thiệu phương tiện dạy học.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS.
- Phát bổ sung dụng cụ thực hành cho các nhóm.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự chảy máu ở ĐM, TM, MM.
HS hoạt động cá nhân: xem lại cấu tạo thành mạch máu, vận tốc máu và trả lời câu hỏi:
? Máu chảy ở ĐM, TM, MM khác nhau như thế nào? Tại sao có sự khác nhau đó?
HS: trả lời – HS khác NX, bổ sung.
Hoạt động 2:Tập băng bó vết thương.
GV: trường hợp bị thương ở lòng bàn tay, với vết thương nhỏ ở mao mạch và tĩnh mạch.
HS hoạt động cá nhân: Đọc thông tin SGK/ 61 và trả lời câu hỏi:
? Nêu các bước tiến hành băng bó vết thương ở lòng bàn tay?
HS: trả lời – HS khác NX, bổ sung.
HS hoạt động nhóm: Tập băng bó vết thương ở lòng bàn tay.
GV quan sát và hướng dẫn các nhóm thực hành.
Cho các nhóm nhận xét và đánh giá lẫn nhau.
GV : Khi bị thương ở động mạch, máu chảy nhiều hơn, chúng ta phải xử lý như thế nào ?
HS hoạt động cá nhân: Đọc thông tin SGK/ 62 và trả lời câu hỏi:
? Nêu các bước tiến hành băng bó vết thương ở cổ tay?
HS: trả lời – HS khác NX, bổ sung.
HS hoạt động cá nhân: trả lời câu hỏi:
? Tại sao vị trí buộc garo lại cao hơn vết thương về phía tim ?
? Tại sao cứ 15 phút lại nới và buộc lại dây garo?
HS: trả lời – HS khác NX, bổ sung.
HS HS hoạt động nhóm:: Tập băng bó vết thương ở cổ tay.
GV quan sát và hướng dẫn các nhóm thực hành.
Cho các nhóm nhận xét và đánh giá lẫn nhau.
Hoạt động 3: Thu hoạch :
GV: Yêu cầu HS hoàn thành thu hoạch theo ND SGK/ 63.
? Chảy máu ở động mạch và tĩnh mạch có gì khác nhau, và các xử lý từng trường hợp ?
? Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô, Vì sao những vết thương chảy máu động ở tay hoặc ở chân mới buộc dây garô ?
? Những vết thương chảy máu ĐM không phải ở tay chân, cần được xử lý như thế nào?
? Hoàn thành bảng 19/ 63.
Các kĩ năng được học
Các thao tác
Ghi chú
Sơ cứu vết thương chảy máu MM và TM.
Sơ cứu vết thương chảy máu ĐM.
I./ Mục tiêu. SGK/ 61
II./ Phương tiện dạy học.
SGK/61.
III./ Nội dung và cách tiến hành.
Chảy máu ở ĐM, TM, MM.
Có 3 dạng chảy máu :
+ Chảy máu MM : máu chảy ít, chậm.
+ Chảy máu TM : máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn.
+ Chảy máu ĐM : máu chảy nhiều, mạnh, thành tia.
2. Tập băng bó vết thương: 
2.1. Chảy máu ở mao mạch và tĩnh mạch
 (tập băng bó vết thương ở lòng bàn tay)	
- Dùng ngón tay bịt chặt miệng vết thương trong vài phút.
- Sát trùng vết thương bằng cồn Iot.
- Nếu vết thương nhỏ thì dùng băng cá nhân
- Nếu vết thương lớn thì cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt vào miệng vết thương, dùng băng buộc chặt.
2.2. Chảy máu ở động mạch.
 (Tập băng vết thương ở cổ tay)
Dùng ngón tay cái tìm vị trí ĐM bóp mạnh trong vài phút.
Buộc garo.
Sát trùng vết thương.
Băng vết thương.
Đưa đến bệnh viện.
IV./ Thu hoạch.
HS hoàn thành bài thu hoạch.
4. Kiểm tra đánh giá
- GV: nhận xét sự chuẩn bị của các nhóm HS và kết quả thực hành cũng như ý thức, thái độ của HS trong giờ học.
- Trình bày cách tiến hành băng bó vết thương ở bàn tay, cổ tay?
- Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô, Vì sao những vết thương chảy máu động ở tay hoặc ở chân mới buộc dây garô ?
- Máu chảy ở ĐM, TM, MM khác nhau như thế nào? Tại sao có sự khác nhau đó?
5. Hướng dẫn về nhà
Hoàn thành bài thu hoạch theo GV hướng dẫn/ 63.
Tập thực hành băng bó vết thương cho hoàn chỉnh, thao tác nhanh nhẹn.
Vận dụng kiến thức vào thực tế: tránh chảy máu, băng bó vết thương khi chảy máu.
Oân tập: Khái quát về cơ thể người, sự vận động của cơ thề, tuần hoàn.
Hoàn thành các bài tập, kiểm tra vở bài tập, vở học.
Tiết 20 ôn tập – tiết 21 kiểm tra 1 tiết.
D. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docT19_Thuc hanh_ So cuu cam mau.doc
Giáo án liên quan