Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 15 đến 68

Tiết : 16 TUẦN HOÀN MÁU VÀ LƯU THÔNG BẠCH HUYẾT

Soạn :

Giảng 8A : 8B :

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- HS trình bày được các thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu và vai trò của chúng.

- HS nắm được các thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết và vai trò của chúng.

2. Kỹ năng.

Rèn kỹ năng:

- Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức.

- Kỹ năng hoạt động nhóm.

- Vận dụng lý thuyết vào thực tế : Xác định của tim trong lồng ngực.

3. Thái độ.

Giáo dục ý thức bảo vệ tim, tránh tác động mạnh vào tim.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

Tranh phóng to hình 16.1 SGK.

III. tiến trình dạy học.

1. ổn định tổ chức : 8A: 8B:

2. Kiểm tra bài cũ.

Em hãy viết sơ đồ mmối quan hệ cho và nhận giữa cho và nhận giữa các nhóm máu ?

3. Bài mới.

 

Hoạt động cảu thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1:

GV : Nêu câu hỏi :

+ Hệ tuần hoàn gồm những thành phần nào ?

+ Cấu tạo mỗi thành phần đó như thế nào ?

HS : Cá nhân tự nghiên cứu H.16.1SGK-tr.15 – ghi nhớ kiến thức.

- Trao đổi nhóm – thống nhất cau trả lời.

Yêu cầu nêu được :

+ Số ngăn tim, màu sắc, vị trí.

+ Tên động mạch, tính mạch chính.

GV : Cho lớp chữa bài.

HS : Đại diện nhóm trình bày kết quả - Chỉ và thuyết minh trên hình vẽ.

- Các nhóm theo dõi, nhận xét và bổ sung ( nêu cần ) – Hs tự rút ra kết luận.

GV : Đánh giá kết quả của các nhóm – rút ra kết luận.

 

- Yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi mục SGK tr. 51.

HS : Quan sát hình 16.1 lưu ý chiều đi của mũi tên và màu máu trong động mạch, tĩn mạch.

- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.

GV : Quan sát các nhóm – nhắc nhở nhóm yếu để hoàn thành bài tập.

HS :

Yêu cầu nêu được :

+ Điểm xuất phát và điểm kết thúc của mỗi vòng tuần hoàn.

+ Hoạt động trao đổi chất tại phổi và các cơ quan trong cơ thể.

GV : Cho lớp chữa bài :

HS : Đại diện nhóm trình bày kết quả trên tranh – các nhóm khác nhận xét bổ sung.

GV : Đánh giá kết quả của các nhóm, bổ sung kiến thức cho hoàn chỉnh.

HS : Tự rút ra kết luận :

Hoạt đông 2 :

GV : Cho HS quan sát tranh – giới thiệu về hệ bạch huyết để HS nắm được một cách khái quát về hệ bạch huyết.

- GV : Nêu câu hỏi

- Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?

HS : Nghiên cứu hình 16.2 và thông tin SGK tr.15 – trả lời câu hỏi bằng cách chỉ trên tranh vẽ .

- HS khác nhận xét bổ sung - rút ra kết luận.

GV : Giảng giải thêm : Như một máy lọc, khi bạch huyết chảy qua các vật lạ lọt vào cơ thể được giữ lại.

Hạch thường tập chung ở cửa vào các tạng, các vùng khớp.

 

 GV : Nêu câu hỏi :

+ Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và nhỏ?

+ Hệ bạch huyết có vai trò gì ?

HS : Nghiên cứu SGK - trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời.

Yêu cầu : Chỉ ra điểm thu bạch huyết đầu tiên và nơi đổ cuối cùng.

- Các nhóm trình bày trên hình vẽ - nhóm khác nhận xét bổ sung ( nêu cần ) - HS rút ra kết luận.

GV : Giảng giải thêm: Bạch huyết có thành phần tương tự như huyết tương, không chữa hồng cầu và bạch cầu ( chủ yếu là dạng limphô ). Bạch huyết liên hệ mật thiết với hệ tĩnh mạch của vòng tuần hoàn máu và bổ sung cho nó. I. Tuần hoàn máu.

1. Cấu tao hệ tuần hoàn.

Hệ tuầ hoàn gồm tim và hệ mạch :

- Tim :

+ Có 4 ngăn : 2 tâm nhí, 2 tâm thất.

+ Nửa phải chữa máu đỏ thấm, nửa trái chữa máu đỏ tươi.

- Hệ mạch :

+ Động mạch : Xuất phát từ tâm thất.

+ Tĩnh mạch : Trở về tâm nhí

+ Mao mạch : Nối động mạch và tĩnh mạch.

 

2. Vai trò của hệ tuần hoàn.

- Tim làm nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy - đẩy máu.

- Hệ mạch : Dẫn máu từ tim đến các TB và từ TB trở về tim.

+ Vòng tuần hoàn lớn : Từ tâm thất trái - cơ quan ( Trao đổi chất ) - Tâm nhĩ phải.

+ Vòng tuần hoàn nhỏ : Từ tâm thất phải – phổi ( trao đổi khí ) - tâm nhí trái.

- Máu lưu thông trong toàn bộ cơ thể là nhờ hệ tuần hoàn.

 

 

 

 

II. Lưu thông bạch huyết.

1. Cấu tạo hệ bạch huyết.

Hệ bạch huyết gồm :

- Mao mạch bạch huyết .

- Mạch bạch huyết, tĩnh mạch máu.

- Hạch bạch huyết.

- ống bạch huyết tạo thành 2 phân hệ : Phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.

 

 

2. Vai trò của hệ bạch huyết.

- Phân hệ bạch huyết nhỏ: Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể - tĩnh mạch máu.

- Phân hệ bạch huyết lớn : Thu bạch huyết pở phần còn lại của cơ thể.

- Vai trò : Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trương trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.

 

doc132 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 15 đến 68, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hô hấp.
. Bài tiết chất thải của hệ bài tiết nước tiểu.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét và bổ sung.
- GV chốt lại đáp án đúng.
- GV yêu cầu lớp thảo luận :
+ Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ?
- Một HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung dưới sự điều khiển của GV.
Hoạt động 2 :
- Gv yêu cầu HS quan sát hình 38.1, đọc kĩ chú thích - tự thu nhận thông tin.
- HS làm việc độc lập với SGK quan sát thật kĩ hình, ghi nhớ cấu tạo :
+ Cơ quan bài tiết nước tiểu.
+ Thận.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận - hoàn thành bài tập .
- HS thảo luận nhóm - thống nhất đáp án.
- Đại diện các nhóm trình bày đáp án.
- GV công bố đáp án đúng : 1 - d ; 2 - a ; 3 - d ; 4 - d.
- HS yêu cầu HS trình bày trên tranh cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu ?
- Một HS lên trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
* Kết luận chung : HS đọc kết luận trong SGK.
I. Bài tiết.
- Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường.
- Nhờ hoạt động bài tiết mà tĩnh chất môi trường bên trong luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Thận gồm 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm : Cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
4. Kiểm tra đánh giá.
- Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống ?
- Bài tiết ở cơ thể người do các cơ quan nào đảm nhận ?
- Hệ bài tiết nước tiểu coa cấu tạo như thế nào ?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc mục " Em có biết ".
- Chuẩn bị bài 39.
- HS kẻ phiếu học tập vào vở :
Bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
Đặc điểm
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
- Nồng độ các chất hoà tan.
- Chất độc, chất cặn bã.
- Chất dinh dưỡng.
Tiết : 41
Giảng 8A : 8B :
Bài 39. bài tiết nước tiểu
i. mục tiêu
1. Kiến thức.
- Trình bày được : + Quá trình tạo thành nước tiểu.
+ Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu.
+ Quá trình bài tiết nước tiểu.
- Phân biệt được : + Nước tiểu đầu và huyết tương.
+ Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.
2. Kĩ năng.
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu.
ii. đồ dùng dạy học.
iii. tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức. 8A : 8B :
2. Kiểm tra bài cũ.
Nêu vai trò của hệ bài tiết nước tiểu đối với cơ thể người ?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 39.1 - tìm hiểu quá trình hình thành nước tiểu.
- HS thu nhận và xỉ lí thông tin mục I, quan sát và đọc kĩ nội dung hình 39.1.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận :
+ Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào ? diễn ra ở đâu ?
- HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. Yêu cầu nêu được sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV yêu cầu HS đọc lại chú thích hình 39.1 - thảo luận :
+ Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở điểm nào?
+ Hoàn thành bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.
- HS thảo luận nhóm 3 - 4 người để thống nhất đáp án
+ Nước tiểu đầu không có TB và prôtêin.
+ Hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng - gọi một vài nhóm lên chữa bài.
- HS : Đại diện nhóm lên ghi kết quả, các nhóm khacs theo dõi bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức.
I. Tạo thành nước tiểu.
Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình :
+ Quá trình lọc máu : ở cầu thận - tạo ra nước tiểu đầu.
+ Quá trình hấp thụ lại ở ống thận.
+ Quá trình bài tiết tiếp :
. Hấp thụ lại chất cần thiết.
. bài tiết tiếp chất thừa, chất thải - Tạo thành nước tiểu chính thức.
Bảng so sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
Đặc điểm
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
- Nồng độ các chất hoà tan.
- Chất độc, chất cặn bã.
- Chất dinh dưỡng.
- Loãng
- Có ít
- Có nhiều
- Đậm đặc
- Có nhiều
- Gần như không
Hoạt động 2 :
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi:
+ Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?
+ Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì ?
- HS tự thu nhận thông tin để trả lời .
+ Mô tả đường đi của nước tiểu chính thức.
+ Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể.
- 1 - 3HS trình bày, lớp bổ sung để hoàn chỉnh đáp án.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- GV hỏi : Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn ?
- HS nêu được :
+ Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận - nước tiểu được hình thành liên tục.
+ Nước tiểu được tích trữ ở bóng đái khi lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu - bài tiết ra ngoài.
* Kết luận chung : HS đọc kết luận trong SGK.
II. Bài tiết nước tiểu.
Nước tiểu chính thức - bể thận - ống dẫn nước tiểu - tích trữ ở bóng đái - ống đái - ngoài.
4. Kiểm tra và đánh giá.
- Nước tiểu được tạo thành như thế nào ?
- trình bày sự bài tiết nước tiểu ?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục " Em có biết ".
- Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết.
- Kẻ phiếu học tập vào vở.
Phiếu học tập số 1
Tổn thương của hệ bài tiết nước tiểu
Hậu quả
Cầu thận bị viêm và suy thoái
ống thận bị tổn thương hay làm việc kém hiệu quả
Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi
Tiết : 42
Giảng 8A : 8B :
Bài 40. vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
i. mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó.
- Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của chúng.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét , liên hệ với thực tế.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
Có ý thức xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo hệ bài tiết nước tiểu.
ii. đồ dùng dạy học.
iii. tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức. 8A : 8B :
2. Kiểm tra bài cũ.
Em hãy nêu quá trình tạo thành nước tiểu ?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 :
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin - Trả lời câu hỏi :
+ Có những tác nhân nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu ?
- HS tự thu nhận thông tin, vận dụng hiểu biết cảu mình, liệt kê các tác nhân gây hại.
- Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung - nêu được 3 nhóm tác nhân gây hại.
- GV điều khiển trao đổi toàn lớp - HS tự rút ra kết luận.
- GV yêu cầu HS ngiên cứu kĩ thông tin, quan sát tranh hình 38.1 và 39.1 - hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Cá nhân tự đọc thông tin SGK kết hợp quan sát tranh - ghi nhớ kiến thức.
- HS : Trao đổi nhóm 3 - 4 người - hoàn thành phiếu học tập.
- Yêu cầu HS đạt được : Nêu được những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành phiếu trên bảng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tập hợp ý kiến các nhóm - nhận xét.
- GV thông báo đáp án đúng.
I. Một số tác nhân chủ yêu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.
Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu :
+ Các vi khuẩn gây bệnh.
+ Các chất độc trong thức ăn.
+ Khẩu phần ăn không hợp lí.
Tổn thương của hệ bài tiết nước tiểu.
Hậu quả
Cầu thận bị viêm và suy thoái.
Quá trinh lọc máu bị trì trệ - Cơ thể bị nhiễm độc - Chết.
ống thân bị tổn thương hay làm việc kém hiệu quả.
- Quá trình hấp thụ lại và bài tiết giảm - Môi trường trong bị biến đổi.
- ống thận bị tổn thương - Nước tiểu hòa vào máu - Đầu độc cơ thể.
Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn.
- Gây bí tiểu - Nguy hiểm đến tính mạng.
Hoạt động 2 :
- GV yêu cầu đọc lại thông tin mục 1 - Hoàn thành bảng 40.
- HS tự suy nghĩ câu trả lời.
- Thảo luận nhóm, thống nhất đáp án cho bài tập điền bảng.
- GV tổng hợp ý kiến của các nhóm.
- HS : Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác bổ sung.
- GV thông báo đáp án đúng.
II. Xây dựng thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân gây hại.
Các thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
1. Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh.
2. Khẩu phần ăn uống hợp lí.
+ Không ăn quá nhiều Prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn thừa ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
+ Uống đủ nước.
+ Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
+ Hạn chế tác hại của các chất độc.
+ Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được thuận lợi.
3. Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu. 
Hạn chế khả năng tạo sỏi.
- Từ bảng trên - yêu cầu HS đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học.
* Kết luận chung : HS đọc kết luận SGK.
4. Kiểm tra đánh giá.
GV sử dụng câu hỏi cuối bài.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục " Em có biết ".
Tiết : 43
Giảng 8A : 8B :
Chương viii. da
Bài 41. cấu tạo và chức năng của da
I. mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Mô tả được cấu tạo của da.
- Thấy rõ mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
Giáo dục ý thức giữ vệ sinh da.
ii. đồ dùng dạy học.
iii. tiến trình dạy học.
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Chúng ta cần xây dựng các thói quen sống khoa học như thế nào để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại ?
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 :
- GV yêu HS quan sát hình 41.1, đối chiếu mô hình cấu tạo của da ( nếu có ) - Thảo luận :
+ Xác định giới hạn từng lớp của da ?
+ Đánh mũi tên hoàn thành cấu tạo của da ?
- HS quan sát tự đọc thông tin, thu thập kiến thức - Thảo luận nhóm 2 nôi dung - thống nhất đáp án.
- GV yêu cầu HS đọc lại thông tin - thảo luận 6 câu hỏi:
+ Vì sao ta thấy lớp vẩy trăng bong ra như phấn ở quần áo ?
+ Vì sao da ta luôn mềm mại không thấm nước ?
+ Vì sao ta nhận biết được đặc điểm mà da tiếp xúc ?
+ Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng hay lạnh quá ?
+ Lớp mỡ dưới da có vai trò gì ?
+ Tóc và lông mày có tác dụng gì ?
- HS : Các nhóm th

File đính kèm:

  • docsinh hoc 8.PPTT moi 2011.doc