Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 1 đến 43
Tế BàO
I- Mục tiêu:
- Học sinh nắm được thành phần cơ bản của tế bào bao gồm : Màng sinh chất , chất tế bào ( lưới nội chất , ri bô xôm , tinh thể , trung thể , bộ máy gôn gi . . . ) Nhân
- Học sinh phân biệt được chức năng từng cấu trúc tế bào
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
+ Rèn kỷ năng quan sát tranh , hình , mô hình tìm kiến thức
- Kỷ năng suy luận lôgic , kỷ hoạt động nhóm
+ Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn .
II - Chuẩn bị:
Mô hình hay tranh vẽ cấu tạo tế bào động vật
III- Tiến trình bài giảng:
1. Bài cũ: Cơ thể người có cấu tạo gồm mấy phần ? Phần thân chứa những
cơ quan nào ?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng
Hoạt động 1: Cấu tạo tế bào
G/v: Yêu cầu HS nắm chắc hình vẽ ở SGK, tranh và thực hiện
G/v: Một tế bào điển hình bao gồm những thành phần cơ bản nào ?
G/v: Chốt lại trên tranh
+ HS quan sát hình vẽ ở SGK kết hợp tranh và thực hiện . Yêu cầu nêu những thành phần chính của tế bào .
+ Đại diện HS trả lời
+ HS khác nhận xét bổ sung 1- Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong tế bào :
+ Màng sinh chất
Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất .
+ Chất tế bào
Thực hiện các hoạt động sống của tế bào .
+ Nhân : Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào .
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của các bộ phận
G/v: Giới thiệu bảng chức năng các bộ phận của tế bào .
G/v: Từ cấu tạo em hãy nêu chức năng của các bộ phận của tế bào .
G/v: Gọi HS trả lời
G/v: Gọi HS chốt lại
Hoạt động 3: Thành phần hóa học của tế bào:
G/v: Yêu cầu HS đọc phần thông báo trong SGK và trả lời câu hỏi của GV .
+ Có nhận xét gì về thành phần hóa học của tế bào so với các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên .
G/v: Thành phần hóa học của tế bào gồm những loại nào ? Nêu rõ
G/v: Chốt lại ý kiến đúng .
Hoạt động 4: Tìm hiểu hoạt động sống của tế bào:
G/v: Yêu cầu HS đọc kỷ sơ đồ H3.2 SGK
G/v: Hướng dẫn HS nhận biết sơ đồ bằng cách gợi ý.
G/v: Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường như thế nào ?
G/v: Tế bào trong cơ thể có những chức năng gì?
+ HS nắm chắc kỷ ở bảng tìm ra những chức năng chính .
+ HS trả lời
+ HS khác nhận xét bổ sung .
+ HS đọc phần thông báo trong SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của GV.
+ Đại diện nhóm thảo luận .
+ Nhóm khác nhận xét bổ sung .
+ HS quan sát sơ đồ
+ Quan sát GV hướng dẫn
+ Đại diện HS thảo luận
+ HS khác nhận xét bổ sung .
+ Thực hiện quá trình trao đổi chất
2-Thành phần hóa học của tế bào:
+ Tế bào là một hỗn hợp phức tạp nhiều chất hữu cơ và vô cơ .
+ Chất hữu cơ gồm : Prôtêin, Gluxit, Lipit, Axit nuclêic .
Gồm 2 loại AND, ARN
+ Chất vô cơ : Các loại muối khoáng như Ca, K, Fe , Cu. . .
3- Hoạt động sống của
tế bào:
+ Thực hiện quá trình trao đổi chất và năng lượng , cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể
+ Tham gia vào quá trình sinh sản .
Tiết 20: KIỂM TRA I/ MỤC TIÊU: Nhằm kiểm tra học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản từ chương I tới chương III: + Chương I: Khái quát cơ thể người + Chương II: Hệ vận động + Chương III: Hệ tuần hoàn II/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: - Ra đề kiểm tra 2) Học sinh: - Ôn lại bài từ chương 1 chương 3. -Giấy kiểm tra III/ NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA: Phần A: TNKQ (3đ) “ Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng ” Câu 1(0,25đ): Chức năng của mô cơ là: A. Bảo vệ B. Nâng đỡ C. Co, dãn tạo nên sự vận động D. Truyền xung thần kinh Câu 2(0,25đ): Cơ tim thuộc loại: A. Mô cơ tim B. Mô cơ vân C. Mô cơ trơn D. Mô liên kết Câu 3(0,25đ): Khớp cổ tay thuộc loại khớp: A. Động B. Bán động C. Bất động D. A và B đúng Câu 4(0,25đ): Bộ xương người gồm: A.Xương đầu, xương thân, xương sườn B. Xương đầu, xương chi trên, chi dưới C.Xương sọ, xương thân, xương chi D. Xương đầu, xương thân, xương chi Câu 5(0,25đ): Nguyên nhân của sự mỏi cơ: A. Sự tích tụ Axit lắctic B. Tích tụ Axit axetic C. Thiếu chất dinh dưỡng D. Tất cả đều đúng Câu 6(0,25đ): Máu gồm huyết tương và các TB máu, các TB máu gồm: A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Tiểu cầu D. Cả 3 loại trên Câu 7(0,25 đ):Chức năng của hồng cầu: A.Vận chuyển O2 B. Vận chuyển CO2 C. Vận chuyển N2 D. Cả O2;CO2 Câu 8(0,25 đ): Chức năng bảo vệ cơ thể là do: A. TB Bạch Cầu ưa kiềm B. TB Bạch Cầu ưa axit C. TB Bạch Cầu lim pho D. TB Bạch Cầu trung tính Câu 9(0,25 đ): Người có nhóm máu B có thể truyền cho người có nhóm máu: A. B và AB B. A và B C. O và AB D. A và AB Câu 10(0,25 đ): Khi tâm thất trái co, máu từ tim được bơm tới: A. Động mạch Phổi B. Tĩnh mạch chủ C. Động mạch chủ D. Tĩnh mạch phổi Câu 11(0,25 đ): Trong một chu kì tim, tâm thất : A. Làm việc 0,3s, nghỉ 0,5s B. Làm việc 0,3s, nghỉ 0,8s C. Làm việc 0,3s, nghỉ 0,6s D. Làm việc 0,3s, nghỉ 0,7s Câu 12(0,25 đ): Trong điều kiện bình thường, mỗi phút tim đập: A. 60 lần/phút B. 80 lần/phút C. 75 lần/phút D. 55lần/phút Phần B: TL (7 đ) Câu 1(2đ): Trình bày những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú? Câu 2(2,5đ): Vẽ sơ đồ hai vòng tuần hoàn máu ở người? Tại sao máu vận chuyển được trong hệ mạch? Câu 3 (2,5đ): Trong một gia đình, người bố có nhóm máu O, mẹ nhóm máu AB, con trai họ nhóm máu A. Khi người con bị bệnh cần phải truyền máu thì người bố hay người mẹ có thể truyền máu cho con trai? Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ trước khi truyền máu? IV: KẾT QUẢ LỚP/ĐIỂM 9;10 7;8 5;6 3;4 8A V: NHẬN XÉT: Ngày soạn: 20/10/2009 Ngày giảng: 25/10/2009 TIẾT 21: THỰC HÀNH SƠ CỨU CẦM MÁU Mục tiêu: Phân biệt vết thương , làm tổn thương động mạch , tỉnh mạch , mao mạch Rèn luyện kỷ năng băng bó vết thương Biết cách ga rô và nắm được những quy định khi đặt ga rô II - Chuẩn bị: GV: Băng gạc , bông , cây cao su, vải mềm sạch HS : 4 nhóm chuẩn bị như của GV III- Tiến trình bài giảng: 1. Bài cũ: Trình bày sự vận chuyển của máu qua hệ mạch ? Nêu các biện pháp bảo vệ và rèn luyện hệ tim mạch ? 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu các dạng chảy máu: -Chảy máu mao mạch -Chảy máu tỉnh mạch -Chảy máu động mạch FG/v: Em hãy cho biết biểu hiện của các dạng chảy máu đó ? FG/v: Giúp HS hoàn thiện kiến thức Hoạt động 2: Tập băng bó vết thương FG/v: Yêu cầu khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào? FG/v: Yêu cầu HS đọc to các bước tiến hành ở SGK trang 61 FG/v: Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hiện FG/v: Quan sát các nhóm giúp đỡ nhóm yếu FG/v Hỏi : Khi bị thương máu ở động mạch cần băng bó như thế nào ? FG/v: Củng cố để các nhóm tự đánh giá FG/v: Yêu cầu các nhóm tiến hành FG/v: Quan sát HS làm. -Cá nhân tự ghi nhận 3 dạng chảy máu -Thảo luận nhóm -Đại diện nhóm trả lời -Nhóm khác nhận xét bổ sung -Cá nhân tự nghiên cứu SGK -Các nhóm tự tiến hành băng bó theo hướng dẫn -1 HS đọc các bước tiến hành -Đại diện nhóm trình bày các thao tác -Nhóm khác nhận xét -Các nhóm theo 3 bước tương tư như mục a -Tham khảo thêm hình 19.1 SGK -Yêu cầu: mẫu băng gọn không quá chặt , không lỏng quá -Vị trí dây garô cách vết thương không gần và không xa . I- Các dạng chảy máu: -Chảy máu mao mạch máu chảy ít chậm -Chảy máu tỉnh mạch máu chảy nhiều hơn , nhanh hơn, -Chảy máu động mạch máu chảy nhiều mạnh thành tia. II- Tập băng bó vết thương 1- Băng bó ở lòng bàn tay (Chảy máu mao mạch , tỉnh mạch) + Các bước tiến hành ( SGK trang 61 ) *Lưu ý : Sau khi băng nếu vết thương vẫn chảy máu à Đưa nạn nhân đến bệnh viện 2- Băng bó vết thương ở cổ tay (chảy máu động mạch ) -Các bước tiến hành như SGK IV- Củng cố: Viết thu hoạch Yêu cầu mỗi HS về nhà viết thu hoạch theo mẫu SGK trang 63 Đánh giá giờ học: GV đánh giá chung : + Phần chuẩn bị + ý thức học tập + Kết quả (mẫu HS tự làm ) V- Hướng dẫn về nhà: Hoàn thành báo cáo Ôn tập cấu tạo hệ hô hấp ở lớp dưới *************************************** CHƯƠNG IV: HÔ HẤP Ngày soạn: 20/10/2009 Ngày giảng: 25/10/2009 Tiết 22: Hô hấp và các cơ quan hô hấp I Mục tiêu: -Học sinh trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống -Xác định được trên hình các cơ quan hô hấp ở người và nêu được chức năng của chúng -Rèn kỷ năng : -Quan sát tranh hình Hoạt động nhóm -Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp II. chuẩn bị: -Mô hình cấu tạo hệ hô hấp III. Tiến trình bài giảng. 1. Bài cũ: Không kiểm tra giới thiệu chương mới. 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu hô hấp -GV: Yêu cầu h/s nghiên cứu thông tin SGK kết hợp H.20.1 Thảo luận nhóm Tl câu hỏi -Hô hấp là gì? -Hô hấp có những giai đoạn chủ yếu nào? -Sự thở có ý nghĩa gì với hô hấp? -Hô hấp có liên quan như thế nào với hoạt động sống của tế bào và cơ thể? Gv: Gọi đại diện nhóm trả lời Gv: Giải thích thêm và hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 2:Tìm hiểu các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng. Gv: Y/c học sinh tự nghiên cứu thông tin bảng 20 và quan sát tranh, mô hình. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. -Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào? Cấu tạo của các cơ quan đó? Gọi học sinh trả lời bằng cách chỉ trên mô hình. Cho h/s khác nhận xét . Gv chốt lại. Gọi h/s đọc nd bảng: 20 SGK Gv: tiếp tục nêu câu hỏi. -Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm , ám không khí và bảo vệ ? -Đặc điểm cấu tạo nào của phổi làm tăng diện tích bề mặt trao đổi khí? -Chức năng đường dẫn khí và hai lá phổi ? -Gọi đại diện nhóm trả lời Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm và đưa ra đáp án đúng. -Gv giảng giải thêm. -Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp? H/S: nghiên cứu thông tin SGK kết hợp H.20.1 Thảo luận theo nhóm Tl câu hỏi H/s ghi vào giấy nháp Đại diện từng nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên. Nhóm khác nhận xét bổ sung. -Cá nhântự nghiên cứu thông tin bảng 20 SGK và quan sát tranh, mô hình. àXác định các cơ quan hô hấp. -Đại diện h/s trả lời chỉ trên mô hình. -H/s khác nhận xét . h/s đọc nd bảng: 20 SGK HS: tiếp tục thảo luận nhóm thống nhất câu TL -Yêu cầu: -Mao mạch làm ẩm không khí. -Chất nhầy làm ẩm -Lông mủi ngăn bụi. -Đại diện nhóm học sinh trả lời -Nhóm khác nhận xét bổ sung. -H/s trả lời. -Học sinh đọc phần KL SGK. I.Khái niệm hô hấp. -Hô hấp là quá trình cung cấp oxi cho các tế bào của cơ thể và thải khí cácbonic ra ngoài -Hô hấp gồm 3 giai đoạn: -Sự thở -Trao đổi khí ở phổi -Trao đổi khí ở tế bào -Nhờ hô hấp oxi được lấy vào để oxi hoá các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. II.Các cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng. a.Cấu tạo: -Đường dẩn khí: Mủi, họng thanh quản, khí quản và phế quản. -Hai lá phổi. -Lá phổi trái có 2 thuỳ. -Lá phổi phải có 3 thuỳ. “ Nội dung bảng 20 SGK” b.Chức năng: -Đường dẫn khí có chức năng dẫn khí vào ra, ngăn bụi và làm ẩm không khí. -Phổi thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài. IV- Củng cố: - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. -Thế nào là hô hấp? Vai trò của hô hấp đối với các hoạt động của cơ thể? -Cấu tạo của cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng như thế nào? V- Hướng dẫn về nhà: -Nắm chắc nội dung bài học. -Trả lời các câu hỏi cuối SGK. -Đọc mục “Em có biết” -Xem trước bài mới *************************************** Ngày soạn: 20/10/09 Ngày giảng: 25/10/09 Tiết 23: Hoạt động hô hấp Mục tiêu: HS trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ thể thông khí ở phổi Trình bày được cơ chế TĐK ổ phổi và ở TB Rèn kỷ năng : Quan sát tranh hình và * phát hiện kiến thức Vận dụng kiến thức liên quan giảI thích hiện tượng thực tế Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp. II - Chuẩn bị: Sơ đồ vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn III- Tiến trình bài giảng: 1. Bài cũ: ? Cơ quan hô hấp có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Thông khí ở phổi FG/v hỏi : ? Vì sao khi các xương sườn nâng lên thì khí thể tích lồng ngực tăng và ngược lại ? ? Thực chất việc thông khí ở phổi là gì ? FG/v: Đánh giá kết quả của các nhóm FG/v: Giảng giải thêm theo hình vẽ FG/v: Các cơ ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động như thế nào để tăng giảm V lồng ngực ? ? Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức phụ thuộc vào yếu tố nào? FG/v: Giúp HS hoàn thiện kiến thức . Hoạt động 2: Tìm hiểu sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào : FG/v: Sự trao đổi khí ở TB thực hiện theo cơ chế nào? ? Nhận xét thành phần khí (CO2 ;O2 ) hít vào và thở ra ? FG/v: Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí ? FG/v: Đánh giá kết quả của các nhóm FG/v: Giảng giải cho HS vì phần này khó theo sách TKBG trang 113 FG/v: Sự TĐK ở phổi thực chất là sự TĐK giữa mao mạch và phế nang nồng độ O2 trong mao mạch thấp và CO2 trong mao mạch cao và ngược lại . FG/v: Sự TĐK ở tế bào là sự TĐK giữa TB với mao mạch mà TB tiêu dùng O2 nhiều nên nồng độ O2 bao giờ cũng thấp còn CO2 cao . Máu ở vòng tuần hoàn lớn đI tới các TB giàu O2 à chê
File đính kèm:
- SINH HOC 8(5).doc