Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 1 đến 17

 

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Học sinh thấy rõ được mục đích , vị trí , nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học .

- Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên, giải thích được người là động vật tiến hóa nhất trong lớp thú dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như hoạt động tư duy của con người.

- Nắm được các phương pháp đặc thù của môn học và áp dụng được các phương pháp học tập đó vào việc học.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm , kĩ năng tư duy đọc lập và làm việc với SGK.

3. Thái độ :

- Có ý thức tự giác học tập bộ môn , ý thức bảo vệ - giữ gìn vệ sinh cơ thể

 

II. Chuẩn bị :

1. Giáo viên :

- Chuẩn bị bài dạy , tranh 1.1-1.3 SGK phóng to

- Phiếu bài tập , bảng phụ ghi nội dung bài tập tr.5-SGK

2. Học sinh :

- Vở , SGK sinh học 8

 

III. Phương pháp

- Trực quan , thuyết trình

 

IV. Tiến trình dạy học

 

1. Ổn định tổ chức lớp : ( 1p )

2. Mở bài :

 Qua SH 6 và SH 7 các em đã được tìm hiểu về cấu tạo và đời sống của các cơ thể TV và ĐV , thấy được tính đa dạng và phong phú cũng như tính thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng . Bước sang SH 8 các em sẽ được tìm hiểu sâu về loài động vật cao nhất trên bậc thang tiến hóa – đó là con người , về những điều bí ẩn trong chính bản thân các em. Vậy thì bây giờ chúng ta cùng vào bài đầu tiên của SH 8.

 

3. Phát triển bài :

 Hoạt động 1 : Vị trí của con người trong tự nhiên.

- Mục đích : HS thấy được con người có vị trí cao nhất trong thế giới sinh vật do cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh và các hoạt động có mục đích.

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 1 đến 17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch BC không đổi còn AB và CD dài hơn trước.
- Yêu cầu HS quan sát H 8.5 cho biết vai trò của sụn tăng trưởng.
- GV lưu ý HS: Sự phát triển của xương nhanh nhất ở tuổi dậy thì, sau đó chậm lại từ 18-25 tuổi.
- Trẻ em tập TDTT quá độ, mang vác nặng dẫn tới sụn tăng trưởng hoá xương nhanh, người không cao được nữa. Tuy nhiên màng xương vẫn sinh ra tế bào xương.
- HS nghiên cứu mục II trả lời câu hỏi.
- Trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
3. Sự to ra và dài ra của xương.
- Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia.
- Xương dài ra do các tế bào ở sụn tăng trưởng phân chia và hoá xương.
V. Củng cố
GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu lên những ý chính của bài
VI. Dặn dò :
Học thuộc và ghi nhớ phần tóm tắt cuối bài
Học bài và trả lời 3 câu hỏi cuối bài
đọc mục em có biết.
VII. Rút kinh nghiệm:
g b ò a e
Ngày soạn: ../ 9
Ngày dạy: ../ .
Tiết 9 – Bài 9: Cấu tạo tính chất của cơ
I.	Mc tiêu: 
1. Kiến thức: 
- Biết: Mô tả được cấu tạo của tế bào cơ và của bắp cơ. 
- Hiểu: Giải thích được t.chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu ý nghĩa của sự co cơ. 
- Vận dụng: giải thích được các hiện tượng co và duỗi cơ trên cơ thể khi hoạt động. 
Kỹ năng: rèn kĩ năng: 
Quan sát tranh rút ra kiến thức
Thu thập thông tin, khái quát hoá. 
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Tranh vẽ phóng to : Hình 9-1® 9-4; Dụng cụ: 1 búa y tế 
Hoc sinh: xem trước nội dung bài 9 
III. Phương pháp
Trực quan + Thuyết trình + Đàm thoại + Thực hành. 
Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định tổ chức lớp ( 1p)
2. Kiểm tra bài cũ :	
Đề bài: xác định chức năng tương ứng với các phần của xương bằng cách ghép chữ(a, b, c ..) với số(1, 2, 3,...) sao cho phù hơp
các phần của xương
trả lời
chức năng
1. sụn đầu xương
a. sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già
2. Sụn tăng trưởng
b. Giảm ma sát trong khớp
3. Mô xương xốp
c. Xương lớn lên về bề ngang
4. Mô xương cứng
d. Phân tán lực, tạo ô chứa tủy
5. Tủy xương
e. Chịu lực
g. Xương dài ra
Câu 2: thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương
Bài mới:
A. Đặt vấn đề : Hệ vận động cấu tạo nhờ xương và cơ, chúng ta đã biết cấu tạo và tính chất của xương. Vậy cơ có cấu tạo và tính chất như thế nào ? 
Phát triển bài: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ
- Mục tiêu: Học sinh chỉ ra được cấu tạo của TB cơ liên quan đến các vân ngang. 
- Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát H 9.1 SGK, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi:
? Bắp cơ có cấu tạo như thế nào ?
? Nêu cấu tạo tế bào cơ ?
- Gọi HS chỉ trên tranh cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ.
- GV KL và ghi bảng
- HS nghiên cứu thông tin SGK và quan sát hình vẽ, thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung và rút ra kết luận.
Tiết 9 – Bài 9: Cấu tạo tính chất của cơ
I. Cấu tạo bắp cơ và TB cơ 
1. Bắp cơ: gồm nhiều bó cơ, cấu tạo gồm: 
Ngoài: là màng liên kết; hai đầu thon có gân; phần bụng phình to. 
Trong: có nhiều sợi cơ tập trung thành bó 
2. Tế bào cơ: (sợi cơ) gồm nhiều tơ cơ, có 2 loại tơ cơ xếp xen kẽ tạo thành vân tối và vân sáng: 
Tơ cơ dày ® vân tối. 
Tơ cơ mãnh ® vân sáng. 
Ngoài ra, giữa 2 đơn vị cấu trúc còn có tiết cơ.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu tính chất của cơ
- Mục tiêu : HS thấy rõ được tính chất căn bản của cơ là sự co cơ và dãn cơ. Bản chất của co cơ và giãn cơ.
- Yêu cầu HS đọc thí nghiệm và quan sát H 9.2 SGK (nếu có điều kiện GV biểu diễn thí nghiệm)
- Yêu cầu HS mô tả thí nghiệm sự co cơ
- GV giải thích về chu kì co cơ (nhịp co cơ).
- Yêu cầu HS đọc thông tin
? Gập cẳng tay sát cánh tay.
? Nhận xét về sự thay đổi độ lớn của cơ bắp trước cánh tay? Vì sao có sự thay đổi đó?
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm phản xạ đầu gối, quan sát H 9.3 
- Giải thích cơ chế phản xạ sự co cơ?
- HS nghiên cứu thí nghiệm và trả lời câu hỏi :
- Nêu kết luận.
- HS đọc thông tin, làm động tác co cẳng tay sát cánh tay để thấy bắp cơ co ngắn lại, to ra về bề ngang.
- Giải thích dựa vào thông tin SGK, rút ra kết luận.
- HS làm phản xạ đầu gối (2 HS làm).
- Dựa vào H 9.3 để giải thích cơ chế phản xạ co cơ.
II. Tí nh chất của cơ.
- Tính chất của cơ là co và giãn.
- Cơ co theo nhịp gồm 3 pha:
+ Pha tiềm tàng gồm 1/10 thời gian nhịp .
+ Pha co: 4/10 ( Cơ ngắn lại sinh công ).
+ Pha giãn: 1/2 thời gian ( trở lại trạng thái ban đầu ) -> Giúp cơ phục hồi..
- Cơ co chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động co cơ.
- Mục tiêu : HS thấy được ý nghĩa của hoạt động co cơ.
- GV cho HS trả lời câu hỏi SGK .
- GV nhận xét bổ sung, vừa chỉ tranh H9.4 SGK vừa phân tích để HS tự nêu được đáp án 
- HS quan sát tranh phóng to H 9.4 SGK để trả lời câu hỏi 
+ Sự co cơ có tác dụng gì? Phan tích sự hoạt động co, dãn giữa cơ 2 đầu và cơ 3 đầu ở cánh tay .
-HS trao đổi nhóm và cử đại diện phát biểu câu trả lời, các nhóm khác nghe và bổ sung.
III. ý nghĩa của hoạt động co cơ:
- Cơ co giúp xương chuyển động -> Cơ thể vận động, lao động, di chuyển.
- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ.
V. củng cố:
GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu lên những ý chính của bài
VI. Dặn dò:
Về nhà học thuộc và ghi nhớ phần tóm tắt cuối bài 
Học bài và trả lời 3 câu hỏi cuối bài
VII. Rút kinh nghiệm:
g b ò a e
Ngày soạn: ../ 9
Ngày dạy: ../ .
Tiết10 – Bài 10: Hoạt động của cơ
I) Mục tiêu
1.Kiến thức:
- HS chứng minh được cơ co sinh ra công. công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển
- Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu được các phương pháp chống mỏi cơ
- Nêu được lợi ích của sự luyện lập cơ từ đó vận dụng vào đời sống thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức.
2.Kĩ năng:	
- Thu thập thông tin, phân tích , khái quát hóa
- Hoạt động nhóm
- Vận dụng lý thuyết vào thực tế à rèn luyện cơ thể
3. Thái độ :	
- Giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ , rèn luyện cơ
II) Chuẩn bị
Máy ghi công cơ và các quả cân với khối lượng 100g. 200g, 300g, 400g,và 800g.
III) Phương pháp: 
- Vấn đáp làm việc với SGK và thông báo.
- Trực quan + Đàm thoại + Thuyết trình 
IV) Hoạt động dạy học
Ổn định lớp (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: Tính chất của cơ là gì ? Đặc điểm cấu tạo nào của cơ phù hợp với ch.năng co và dãn cơ ? 
 3. Bài mới:
A. Đặt vấn đề : Hãy nêu hiện tượng xảy ra khi làm việc với một động tác nhưng em làm nhiều lần thì cảm giác cơ như thế nào ? Làm thế nào để rèn luyện cơ ?
B. Phát triển bài:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu công cơ
- Mục tiêu : HS chỉ ra được cơ co sinh ra công , công của cơ sử dụng vào các hoạt động
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
- GV yêu cầu HS làm bài tập SGK.
- GV gọi HS trả lời , 1-2 HS khác nhận xét và bổ sung
? Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về sự liên quan giữa cơ, lực và sự co cơ?
- Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi:
? Thế nào là công của cơ? Cách tính?
? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động của cơ?
? Hãy phân tích 1 yếu tố trong các yếu tố đã nêu?
- GV gọi Hs khác nhận xét , bổ sung
- GV giúp HS rút ra kết luận và ghi bảng.
- Yêu cầu HS liên hệ trong lao động.
- HS nghiên cứu SGK chọn từ trong khung để hoàn thành bài tập 
- HS trả lời và nhận xét : 1- co; 2- lực đẩy; 3 - lực kéo.
+ Hoạt động của cơ tạo ra lực làm di chuyển vật hay mang vác vật.
- HS tìm hiểu thông tin SGK kết hợp với kiến thức đã biết về công cơ học, về lực để trả lời.
- 1, 2 HS khác nhận xét và bổ sung
- Hs lắng nghe,ghi nhớ và ghi bài
 - HS liên hệ thực tế trong lao động.
Tiết10 – Bài 10: Hoạt động của cơ
I. Công của cơ
- Khi cơ co tác động vào vật làm di chuyển vật, tức là cơ đã sinh ra công.
- Công của cơ : A = F.S
	F : lực Niutơn
	S : độ dài
	A : công 
- Công của cơ phụ thuộc :
+ Trạng thái thần kinh.
+ Nhịp độ lao động.
+ Khối lượng của vật di chuyển.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự mỏi cơ
- Mục tiêu : HS chỉ rõ nguyên nhân sự mỏi cơ, từ đó có được biện pháp rèn luyện, bảo vệ cơ giúp cơ lâu mỏi, bền bỉ.
- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm trên máy ghi công cơ đơn giản.
- GV hướng dẫn tìm hiểu bảng 10 SGK và điền vào ô trống để hoàn thiện bảng.
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời :
- Qua kết quả trên, em hãy cho biết khối lượng của vật như thế nào thì công cơ sản sinh ra lớn nhất ?
- Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả quả cân nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài ?
- Hiện tượng biên độ co cơ giảm khi cơ làm việc quá sức đặt tên là gì ?
-Yêu cầu HS rút ra kết luận.
-GV kết luận và ghi bảng
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi :
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự mỏi cơ ?
a. Thiếu năng lượng
b. Thiếu oxi
c. Axit lăctic ứ đọng trong cơ, đầu độc cơ
d. Cả a, b, c đều đúng.
-Mỏi cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, lao động và học tập như thế nào?
- Làm thế nào để cơ không bị mỏi, lao động và học tập đạt kết quả?
- Khi mỏi cơ cần làm gì?
- GV nhận xét và ghi bảng
- 1 HS lên làm 2 lần:
+ Lần 1: co ngón tay nhịp nhàng với quả cân 500g, đếm xem cơ co bao nhiêu lần thì mỏi.
+ Lần 2 : với quả cân đó, co với tốc độ tối đa, đếm xem cơ co được bao nhiêu lần thì mỏi và có biến đổi gì về biên độ co cơ.
- Dựa vào cách tính công HS điền kết quả vào bảng 10.
- HS theo dõi thí nghiệm, quan sát bảng 10, trao đổi nhóm và nêu được :
+ Khối lượng của vật thích hợp thì công sinh ra lớn.
+ Biên độ co cơ giảm dẫn tới ngừng khi cơ làm việc quá sức.
- HS tìm hiểu SGK trả lời câu hỏi của GV
- HS nghiên cứu thông tin để trả lời :đáp án d. Từ đó rút ra kết luận.
- HS liên hệ thực tế và trả lời.
+ Mỏi cơ làm cho cơ thể mệt mỏi, năng suất lao động giảm.
- Liên hệ thực tế và rút ra kết luận.
2) Sự mỏi cơ
- Mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu à biên độ co cơ giảm 
à ngừng
Nguyên nhân sự mỏi cơ.
- Lượng oxi cung cấp cho cơ thiếu
- Năng lượng cung cấp ít
- Sản phẩm tạo ra là axit lactic tích tụ, đầu độc cơ à cơ mỏi
b) Biện pháp chống mỏi cơ
- Hít thở sâu
- Xoa bóp cơ, uống nước đường
- Cần có thời gian lao động, học tập, nghỉ ngơi hợp lý. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự luyện tập để rèn luyện cơ.
- Mục tiêu : Thấy được vai trò quan trọng của luyện tập cơ và chỉ ra đ

File đính kèm:

  • docgiao an Sinh 8 cuc chuan.doc