Giáo án Sinh học Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2007-2008

I/ MỤC TIÊU:

 1) Kiến thức:

 - Nêu được sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau.

 - Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính.

 - Xác định được cơ sở và nguyên tắc xây dựng khẩu phần.

 2) Kỹ năng: Quan sát, phân tích, vận dụng.

 3) Tư duy: phát triển tư duy phân tích, tổng hợp.

 4) Thái độ: giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống.

 5) Trọng tâm: Nguyên tắc lập khẩu phần.

II/ CHUẨN BỊ:

• GV: Bảng giá trị dinh dưỡng của một số loại thức ăn.

• HS: Đọc bài trước ở nhà.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1) Ổn định lớp:

2) KTBC: Vitamin và muối khoáng có vai trò ntn đối với cơ thể? Kể tên các loại thực phẩm chứa vitamin A, C?

3) Giảng bài mới:

Hoạt động của GV - HS Nội dung

* HĐ1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể:

- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin và bảng 36.1 Sgk, thảo luận các câu hỏi Sgk trong 5’:

1) Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em, trưởng thành, người già khác nhau ntn? Vì sao có sự khác nhau đó?

2) Vì sao ở những nước đang phát triển tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao?

3) Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc yếu tố nào?

- Hs: nghiên cứu thông tin và bảng 36.1 Sgk, thảo luận để thống nhất ý kiến.

- Gv: tính giờ, bao quát lớp. Gọi đại diện 1 số bhóm trình bày sau khi hết thời gian

- Hs: đại diện các nhóm lần lượt trình bày:

 1) Trẻ em nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người lớn đặc biệt là prôtêin và cần được tích luỹ cho cơ thể phát triển.

2) Vì chất lượng cuộc sống người dân còn thấp.

3) Giới tính: Nam > Nữ.

 + Lứa tuổi: trẻ lớn hơn vì cần đảm bảo đủ năng lượng cho hoạt động cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.

 + Dạng hoạt động: Lao động nặng lớn hơn và tốn năng lượng nhiều,

 + Trạng thái cơ thể: Người có kích thướt lớn cao hơn.

 + Người bệnh cần nhiều để phục hồi sức khoẻ.

- Gv: Tóm ý và yêu cầu Hs rút ra kết luận về nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

- Hs: kết luận:

- GV: giải thích thêm tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em ở nước ta.

* HĐ2: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thức ăn:

- Gv: giới thiệu như sgk, treo bảng phụ về các loại dinh dưỡng. Yêu cầu hs hoàn thành BT.

- HS: hoàn thành bảng, lần lượt trình bày

- Gv: NX, tóm tắt nội dung:

 Loại dinh dưỡng Nguồn cung cấp

+ Đạm + Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu + Đường bột + gạo, ngô, khoai, sắn, mía, sữa,.

+ Béo + Dầu TV, mỡ ĐV

- Gv(H): Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ntn?

- Hs: Trả lời:

 

* HĐ3: Tìm hiểu khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần:

 

- Gv(H): Khẩu phần là gì?

- Hs: Trả lời:

- Gv: Yêu cầu hs thảo luận trong 4’ nội dung:

1) Khẩu phần ăn của người mới khỏi bệnh với người bình thường có gì khác nhau?

2) Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau, hoa, quả tươi?

- Hs: các nhóm tiến hành thảo luận để thống nhất

1) Khẩu phần người bệnh mới khỏi nhiều dinh dưỡng, phục hồi sức khoẻ.

2) Cung cấp rau, hoa, quả, bổ sung vitamin, xơ giúp tiêu hoá dễ dàng.

- Gv: Yêu cầu hs rút ra kết luận về khẩu phần ăn của các đối tượng khác nhau?

- Hs: trả lời

- GV: NX và bổ sung: Khẩu phần của các đối tượng không giống nhau. ở từng người, từng giai đoạn khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cũng khác nhau.

 => cần biết lập khẩu phần hợp lí

- GV(H): Để xây dựng khẩu phần ăn uống hợp lí dựa trên nguyên tắc nào?

- HS: trả lời: I/ Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau và phụ thuộc: tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí, dạng hoạt động.

 

 

 

 

II/ Giá trị dinh dưỡng của thức ăn:

 

- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện:

 + Thành phần các chất

 + Năng lượng cung cấp

 

- Cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể, đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và hoạt động bình thường.

III/ Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần:

- Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày.

 

- Đảm bảo đủ lượng, chất giúp cơ thể phát triển cân đối, phòng chống bệnh tật.

 

* Nguyên tắc lập khẩu phần:

 - Đảm bảo lượng thức ăn phù hợp nhu cầu của từng đối tượng.

- Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ cung cấp đủ muối khoáng, vitamin.

- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

 

doc64 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể thủy tinh:
- Gv: hướng dẫn hs đọc thông tin mục 3, hướng dẫn hs qan sát TN về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ.
- Hs: đọc thông tin, nghiên cứu thí nghiệm
- (H): Qua các kết quả thí nghiệm trên, em có thể rút ra kết luận gì về vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt?
- Hs: như một thấu kính hội tụ có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật.
- Gv: Y/c hs nghiên cứu thông tin Sgk. Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?
- Hs: trình bày:
I/ Cơ quan phân tích:
 * Cơ quan phân tích gồm:
 - Cơ quan thụ cảm
 - Dây thần kinh thị giác
 - Bộ phận phân tích ở trung ương ( vùng vỏ não tương ướng)
* Ý nghĩa: Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường.
II/ Cơ quan phân tích thị giác:
 Gồm:
 - Cơ quan thụ cảm thị giác.
 - Dây thần kinh thị giác
 - Vùng thị giác ở thùy chẩm
1) Cấu tao của cầu mắt gồm:
- Ba lớp màng bao bọc:
 + Màng cứng phía trước là màng giác.
 + Màng mạch phía trước là lồng đen.
 + Màng lưới có tế bào nón và tế bào que.
- Môi trường trong suốt gồm: thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.
2) Cấu tạo của màng lưới:
- Màng lưới ( tế bào thụ cảm) gồm:
 + Tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
 + Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
3) Sự tạo ảnh ở màng lưới:
- Thể thủy tinh như một thấu kính hội tụ có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật.
- Ta nhìn được là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.
 4) Củng cố:
 - Gv: Đưa ra mô hình, yêu cầu hs mô tả cấu tạo của cầu mắt?
 - Mô tả cấu tạo của màng lưới và sự tạo ảnh ở màng lưới?
 5) Hướng dẫn học ở nhà:
 - Học bài, trả lời các câu hỏi Sgk/158.
 - Đọc mục “ Em có biết”.
 - Xem và nghiên cứu bài 50 “ Vệ sinh mắt”, kẻ bảng 50/160: tìm hiểu các bệnh về mắt, nguyên nhân và cách phòng tránh.
* RÚT KINH NGHIỆM
.
TUẦN : 26 TIẾT : 52 NS : 10/03/08 ND:14/03/08
TUẦN : 24 TIẾT : 48 NS : 24/02/08 ND: 27/02/08
BÀI 50: VỆ SINH MẮT
I/ MỤC TIÊU:
 1) Kiến thức:
 - Hiểu rõ nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục.
 - Trình bày nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột, cách lây truyền và biện pháp phòng tránh.
 2) Kỹ năng: Quan sát, nhận xét, liên hệ thực tế.
 3) Thái độ: giáo dục ý thức vệ sinh mắt, phồng tránh các bệnh và tật về mắt.
 4) Trọng tâm: nguyên nhân và cách khắc phục các tật: cận thị, viễn thị
II/ CHUẨN BỊ:
 * GV: - Tranh vẽ H50.1 – 50.4 Sgk.
 - bảng phụ kẻ bảng 50/160 Sgk
 * HS: - Xem lại bài 49, kẻ BT 50/160 Sgk
 - Tìm những tài liệu các bệnh về mắt
III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
Ổn định lớp:
KTBC: - Treo tranh H 49.2, yêu cầu hs xác định và trình bày cấu tạo của cầu mắt.
 - Cấu tạo của màng lưới? Sự tạo ảnh ở màng lưới ntn?
 3) Giảng bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu các tật của mắt:
- Gv: yêu cầu hs kể các tật của mắt mà em biết?
- Hs: kể các tật mà em biết
- Gv: thế nào là tật cận thị? Thế nào là tật cận thị?
- Hs: trả lời
- Gv: Y/c hs qs H50.1 àH50.4 kết hợp với thông tin hoàn thành Bt Sgk bảng 50/160 ( TL nhóm 6’)
- Hs: các nhóm tiến hành trao đổi nhóm để rút ra Kl, các nhóm lần lượt trình bày:
- Gv: NX, Kl:
I/ Các tật của mắt:
Cận thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
Viễn thị: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
Các tật của mắt
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Cận thị
- Bẩm sinh: cầu mắt quá dài
- Thể thủy tinh quá phồng do không giữ vệ sinh học đường
Đeo kính cận ( kính phân kì, mặt lõm)
Viễn thị
- Bẩm sinh do cầu mắt quá ngắn.
- Thể thủy tinh bị lão hóa mất tính đàn hồi, không phồng được
 Đeo kính lão ( kính hội tụ)
- Gv: Tại sao hiện nay hs lại cận thị nhiều: ( gd Hs giữ vệ sinh mắt)
- Gv: giới thiệu thêm về tật loạn thị
* HĐ2: Tìm hiểu các bệnh về mắt:
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin, hoàn thành phiếu học tập: Thông tin về bệnh đau mắt hột
1. Nguyên nhân
2. Đường lây
3. Triệu chứng
4. Hậu quả
5. Cách phòng tránh
- Hs: Lần lượt hoàn thành phiếu học tập, trình bày:
- Gv: Ngoài bệnh đau mắt hột có các bệnh nào khác về mắt?
- Hs: Kể 1 số bệnh về mắt
- Gv: Phòng tránh bệnh về mắt bằng cách nào?
- Hs: Kể 1 số cách
- Gv: Hướng dẫn hs cách pha nước muối loãng.
II/ Bệnh về mắt:
* Bệnh đau mắt hột: ( Sgk)
* Các bệnh về mắt: Đau mắt đỏ, viêm kết mạc, khô mắt.
* Các biện pháp phòng tránh bệnh về mắt:
 - Giữ mắt sạch sẽ
 - Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt, ăn uống đủ vitamin A.
 - Khi đi đường nên đeo kính.
 4) Củng cố:
 * Đánh dấu X vào đầu câu đúng trong các câu sau:
 A. Người cận thị phải đeo kính mặt lồi.
 B. Người cận thị phải đeo kính mặt lõm.
 C. Người viễn thị phải đeo kính mặt lồi.
 D. Người viễn thị phải đeo kính mặt lõm.
 * Đánh dấu X vào câu đúng nhất trông các câu sau:
 1) Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị là:
 a. Do cầu mắt dài bẩm sinh.
 b. Do không giữ vệ sinh khi đọc sách.
 c. Do nằm đọc sách ( khoảng cách giữ mắt và sách không ổn định)
 d. Cả a và b đúng.
 2) Nguyên nhân dẫn đến tật viễn thị là:
 a. Cầu mắt ngắn bẩm sinh.
 b. Do thể thủy tinh lão hóa mất khả năng điều tiết.
 c. Do thường xuyên đọc sách nơi thiếu ánh sáng.
 d. cả a và b.
* Nêu những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh?
5) Hướng dẫn về nhà:
 Học bài, trả lời 4 câu hỏi Sgk trang 161.
 Đọc và nghiên cứu bài 51 “ Cơ quan phân tích thính giác”, quan sát các hình 51.1, 51.2 Sgk.
* RÚT KINH NGHIỆM
.
TUẦN : 27 TIẾT : 53 NS : 16/03/08 ND:19/03/08
TUẦN : 24 TIẾT : 48 NS : 24/02/08 ND: 27/02/08
Bài 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
I/ MỤC TIÊU:
 1) Kiến thức:
 - Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
 - Mô tả được các bộ phận của tai và cấu tạo của cơ quan Coocti.
 - Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh.
 2) Kỹ năng: quan sát, phân tích kênh hình, hoạt động nhóm.
 3) Thái độ:Giáo dục ý thức giữ vệ sinh tai
 4) Trọng tâm: Mô tả được các bộ phận của tai.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Tranh phóng to H51.1 và H51.2 Sgk
HS: Xem lại chương II sách vật lí, đọc và nghiên cứu bài 51Sgk.
III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
Ổn định lớp:
Ktbc: Gv đưa bài tập:
 * Đánh dấu X vào đầu câu đúng trong các câu sau:
 A. Người cận thị phải đeo kính mặt lồi.
 B. Người cận thị phải đeo kính mặt lõm.
 C. Người viễn thị phải đeo kính mặt lồi.
 D. Người viễn thị phải đeo kính mặt lõm.
 * Đánh dấu X vào câu đúng nhất trông các câu sau:
 1) Nguyên nhân dẫn đến tật cận thị là:
 a. Do cầu mắt dài bẩm sinh.
 b. Do không giữ vệ sinh khi đọc sách.
 c. Do nằm đọc sách ( khoảng cách giữ mắt và sách không ổn định)
 d. Cả a và b đúng.
 2) Nguyên nhân dẫn đến tật viễn thị là:
 a. Cầu mắt ngắn bẩm sinh.
 b. Do thể thủy tinh lão hóa mất khả năng điều tiết.
 c. Do thường xuyên đọc sách nơi thiếu ánh sáng.
 d. cả a và b.
* Nêu những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh?
3) Vào bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo của tai:
- Gv: Yêu cầu hs đọc phần đầu bài, phận tích cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào?
- Hs: Đọc thông tin và trả lời:
- Gv: Nhấn mạnh bộ phận thụ cảm thính giác nằm trong tai, tại cơ quan Coocti để vào cấu tạo tai:
- Gv: Treo H51.1, hướng dẫn hs qs và hoàn thành Bt điền vào chỗ trống ( Cho hs thảo luận3’ Bt)
- Hs: Qs tranh để hoàn thành BT
- GV: tính giờ, bao quát lớp, gọi hs trình bày:
- Hs: Đại diện các nhóm đọc kết quả, nx
- GV: NX, đưa đáp án đúng: Vành tai; ống tai; màng nhĩ; chuỗi xương tai
- GV(H): tai được cấu tạo ntn?
- Hs: trả lời
- Gv: Nx, yêu cầu hs lên tranh xác định từng phần của tai?
- Gv: Tai ngoài có cấu tạo ntn? Chức năng của tai ngoài?
- Hs: Phân tích
- Gv: Yêu cầu hs qs tai giữa, cho biết tai giữa có cấu tạo ntn? Chức năng?
- Hs: Qs tranh và BT trả lời:
- Gv: Yêu cầu hs đọc Sgk/163, qs tai trong. (H): Tai trong có cấu tạo ntn?
- Hs: trả lời:
* HĐ2: Tìm hiểu chức năng thu nhận sóng âm:
- Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin mục II, QS lại H51.1, 51.2A tìm hiểu đường truyền sóng âm à Trình bày sự thu nhận cảm giác âm thanh?
- Hs: Dựa vào thông tin và hình, trình bày:
* HĐ3: Nghiên cứu vệ sinh về tai:
- Gv: Yêu cầu hs nghiên cứu thông tin, trả lời:
 + Để tai hoạt động tốt cần lưu ý điều gì?
 + Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai?
- Hs: nghiên cứu thông tin và trả lời:
I/ Cấu tạo của tai:
* Cơ quan phân tích thính giác gồm:
 - Tế bào thụ cảm thính giác
 - Dây thần kinh thính giác
 - Vùng thính giác
* Cấu tạo của tai:
Gồm: Tai ngoài, tai giữa và tai trong
 a) Tai ngoài gồm:
 - Vành tai: hứng sóng âm
 - Ống tai: hướng sóng âm
 - Màng nhĩ: khuếch đại am
b) Tai giữa gồm:
- Chuỗi xương tai ( xương búa, xương đe, xương bàn đạp): truyền sóng âm
 - Vòi nhĩ: cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ.
c) Tai trong gồm: 
- Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
- Ốc tai: thu nhận kích thích sóng âm
*** Cấu tạo ốc tai: ốc tai xoắn 2 vòng rưỡi gồm:
 + Ốc tai xương ở ngoài ( ở ngoài)
 + Ốc tai màng (ở trong): màng tiền đình (ở trên); màng cơ sở ( ở dưới) có cơ quan Coocti chứa các tế bào thụ cảm thính giác.
II/ Chức năng thu nhận sóng âm:
* Cơ chế truyền âm và sự thu nhận cảm giác âm thanh: Sóng âmà màng nhĩà chuỗi xương tai à cửa bầu à chuyển động ngoại dịch và nôih dịch à rung màng cơ sở à kích thích cơ quan Coocti xuất hiện xung thần kinh à vùng thính giác ở thùy thái dương ( phân tích cho biết âm thanh)
III/ Vệ sinh về tai:
- Giữ vệ sinh tai
- Bảo vệ tai:
 + Không dùng vật sắc nhọn ngoáy tai
 + Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai.
 + Có biện pháp chống, giảm tiếng ồn.
 4) Kiểm tra đánh giá:
- GV đưa mô hình cấu tao tai, yêu cầu hs mô tả lại cấu tạo tai?
- Treo tranh H51.2, uêu cầu hs mô tả quá trình thu nhận kích thích của sóng âm?
 5) Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, trả lời và làm Bt sau bài học Sgk
 - Đọc mục “ Em có biết”
 - Đọc và nghiên cứu bài 52 “ Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện”, kẻ bảng 51.1 và 51.2
 - Xem lại bài 6 “ Phản xạ”
* RÚT KINH NGHIỆM
.
TUẦN : 27 TIẾT : 54 NS :

File đính kèm:

  • docTUAN 19-35.doc