Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2006-2007

Chương I : Khái quát về cơ thể người

 Tiết 2: Bài 2 : Cấu tạo cơ thể người

I Mục tiêu :

 - Kiến thức : HS kể được tên các cơ quan trong cơ thể người, xác định được vị trí của các cơ quan trong cơ thể mình.

 - Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hoà hoạt động của các cơ quan .

 - Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát nhận biết kiến thức .

 Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp, lô rích, kĩ năng hoạt động nhóm

 - Thái độ : Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ, bảo vệ cơ thể tránh tác động mạnh vào một số hệ cơ quan quan trọng .

II . Đồ đùng dạy học:

III Thông tin hổ trợ: SGV.

IV Hoạt động dạy và học :

 1.Kiểm tra bài cũ:

- Cho biết nhiệm vụ của môn học cơ thể người và vệ sinh .

- Nêu những phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh.

2.Bài mới :

Hoạt động I: Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người .

 

GV hướng dẫn học sinh quan sát mô hình người và trả lời câu hỏi.

 - Cơ thể người gồm mấy phần? kể tên các phần đó ?

 - Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào ?

 - Những cơ quan nào nằm trong khoang ngực, những cơ quan nào nằm trong khoang bụng

 ( Học sinh giới thiệu trên mô hình )

 

Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập bảng - Học sinh thảo luận theo nhóm, cử đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung

 Gv thông báo đáp án

1. Các phần cơ thể người

 Cơ thể người gồm có 3 phần:

 + Đầu

 + Thân

 + Tay, chân

 Cơ hoành ngăn cách giữa khoang ngực và khoang bụng.

Khoang ngực chứa tim, phổi

Khoang bụng chưa dạ dày, ruột gan, tuỵ, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.

 2.Hệ cơ quan

Kết luận : Cơ thể người cũng có cấu tạo và sự sắp xếp các cơ quan và hệ co quan giống động vật thuộc lớp thú.

 

 Hệ cơ quan Các cơ quan Chức năng từng hệ cơ quan

 

Vận động

Cơ, xương

Vận động và di chuyển

Tiêu hoá Miệng, ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cho cơ thể

Tuần hoàn Tim và hệ mạch Vận chuyển chất dinh dưỡng, O2 đến tế bào và mang chất thải, CO2 đến cơ quan bài tiết

Hô hấp Mũi đường dẫn khí, phổi Thực hiện trao đổi khí O2,,CO2 giữa cơ thể và môi trường

Hệ bài tiết Thận , ống dẫn nước tiểu , bóng đái Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài

Thần kinh Não, tuỹ, hạch thần kinh, dây thần kinh Tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường, điều hoà hoạt động của các cơ quan.

 - Ngoài các hệ cơ quan trên trong cơ thể còn có hệ cơ quan nào nữa không ?

 ( Các giác quan, hệ nội tiết, hệ sinh dục )

- So sánh các hệ cơ quan của người em có nhận xét gì không ? ( giống nhau về sự sắp xếp , những nét đại cương về cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan )

 Hoạt động III : Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động của

 các cơ quan

 

- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin, quan sát sơ đồ SGK .

 HS đọc thông tin, trao đổi nhóm phân tích hoạt động chạy.

 Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện như thế nào ?

 

 

GV hướng dẫn học sinh rút ra kết luận

GV giải thích thêm về hoạt động của cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch

 Gv vẽ sơ đồ hình 2.3 như SGK và giải thích mối liên hệ qua lại giữa các hệ cơ quan trong cơ thể.

 

 

Phân tích hoạt động chạy :

Khi chạy : Tim mạch, nhịp hô hấp tăng , mồ hôi vả ra .hệ tiêu hoá tăng cường hoạt động cung cấp đủ O2 và chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động

 Kết luận :

+ Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau và cùng thực hiện một chức năng sống.

+ Sự phối hợp đó được thực hiện nhờ cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch

 3. Kiểm tra đánh giá:

 - Cơ thể người gồm có mấy phần ? là những phần nào ?

 - Nêu chức năng của từng hệ cơ quan

 -Phân tích một ví dụ để thấy được vai trò của hệ thần kinh trong sư điều hoà họat động của các cơ quan trong cơ thể

 4. Dặn dò : Học kĩ bài và trả lời 2 câu hỏi cuối - Học thuộc phần ghi nhớ

 

Giảng ngày

Tiết 3 : Bài 3 : Tế bào

 I .Mục tiêu:

 + Kiến thức:Học sinh nắm được thành phần cấu trúc cơ bản của TB, gồm : màng sinh chất, chất TB ( lưới nội chất, Ribôxôm, ti thể , bộ máy Gôngi, trung thể, .), nhân ( NST, nhân con)

 Phân biệt được chức năng từng cấu trúc của TB

 Chứng minh được TB là đơn vị chức năng của cơ thể .

 + Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát ,kĩ năng hoạt động nhóm

 + Thái độ : Giáo dục ý thức học tập , yêu thích bộ môn.

II Đồ dùng dạy học: Tranh phóng to hình 3.1 SGK

III Hoạt động dạy và học :

 1.Kiểm tra bài cũ

 Trình bày chức năng của từng hệ cơ quan trong cơ thể người

 Cơ thể người là một thể thống nhất được thể hiện như thế nào ?

 2. Bài mới :

 

doc137 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2006-2007, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 V “ Trao đổi chất và năng lượng”
Giảng ngày
Tiứt 35 : ôn tập học kì I
I.Mục tiêu : Hệ thống hoá kiến thức đã học trong học kì I
	Nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học .
 Có khả năng vận dụng những kiến thức cơ bản để giải tích một số hiện tượng trong thực tế.
II. Hoạt dộng dạy và học :
Hoạt động I : Hệ thống hoá kiến thức
Cánh tiến hành giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài truớc ở nhà , đến lớp phân công nội dung thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm cử đại diện trình bày, giáo viên bổ sung và thông báo đáp án đúng.
Học sinh ghi chép vào vở học :
1.Khái quát về cơ thể người :
 Cấp độ tổ chức
 Đặc điểm đặc trưng
 Cấu tạo 
Vai trò
Tế bào 
Gồm: - Màng
 - Chất TB ( ti thể, lưới nội chát, bộ máy gôngi, ribô xôm, trung thể )
- Nhân
Là đơn vị cấu tạo Tb và chức năng của cơ thể.
Mô
Tập họp các Tb bào chuyên hoá có cấu trúc giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định.
Tham gia cấu tạo nên các cơ quan.
Cơ quan 
Được tạo nên bởi các mô khác nhau.
Tham gia cáu tạo và thực hiện một chức năng nhất định của hệ cơ quan.
Hệ cơ quan 
Gồm các cơ quan có mối quan hêj vè chức năng.
Thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.
Sự vận động của cơ thể :
Hệ cơ quan thực hiện vận động 
 Đặc điểm cấu tạo đặc trưng
 Chức năng
 Vai trò chung 
Bộ xương
Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp.
Có tính chất cứng rắn và đàn hồi
Tạo bộ khung cơ thể.
Nơi bám của cơ.
.
Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường.
Hệ cơ 
Tế bào cơ dài có khả năng co dãn
Co dãn giúp cơ hoạt động 
Tuần hoàn.
Cơ quan 
Đặc điểm cáu tạo đặc trung
Chức năng
Vai trò chung
Tim
Có 4 ngăn chia thành hai nữa trái và phải .
Có van nhỉ thất và van vào động mạch 
Bôm máu liên tục theo một chiều từ tâm nhỉ vào tam thất và từ tâm thất vào động mạch.
Giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong cơ thể, nước mô cũng liên tục được đổi mới, bạch huyết cũng liên tục được lưu thông .
Hệ mạch 
Gồm : Động mạch, tỉnh mạch, mao mạch.
Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ cơ thể về tim.
Hô hấp:
Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp
 Cơ chế 
 Vai trò 
Riêng 
Chung
Thỏ 
Hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ quan hô hấp 
Gíp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới
Cung cấp O2 cho Tb cảu cơ thể và thải CO2 ra khỏi cơ thể .
Trao đổi khí ở phổi 
Các khí O2 và CO2 khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng đọ thấp.
Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ CO2 trong máu.
Trao dổi khí ở TB
Các khí O2 và CO2 khuếch tán từ nơi có nồng đọ cao đến nơi có nồng độ thấp.
Cung cấp O2 cho Tb và nhận khí CO2 do Tb thải ra.
5.Tiêu hoá :
Khoang miệng
Thực quản 
Dạ dàu 
Ruột non
Ruột già
Tiêu hoá
Gluxit
*
*
*
Lipit
*
Prôtêin
*
Hấp thụ 
Đường
*
Axitbéo và glixêrin
*
Axit amin
*
6.Trao đổi chát và chuyển hoá:
 Các quá trình 
 Đặc điểm 
 Vai trò
Trao đổi chất
ở cấp độ cơ thể
Lờy các chất cần thiết từ môi trường ngoài, thải các chất cặn bả, thừa ra môi trường.
Là cơ sở của quá trình chuyển hoá.
ặ cấp độ TB
Lờy các chất cần thiết cho Tbtừ môi trường trong, tthải các chất cặn bả ra môi trường trong .
Chuyển hóa ở TB 
Đồng hoá 
Tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể. Tích luỹ năng lượng.
Là cơ sở cho mọi hoạt động sống của TB.
Dị hoá
Phân giải các chất của TB
Giải phóng năng lượng cho hoạt động sống của TB và cơ thể.
Hoạt động II : Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi ôn tập
1 trong phạm vi các kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng Tb là đợn vị cấu trúc và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể ?
2. Trình bày mối liên hệ vè chức năng giữa các cơ quan đã học ( bộ xương, hệ cơ, tieu hoá, tuần hoàn, bài tiết, hô hấp, thần kinh..)
3. Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá như thế nào ?
IV. Dặn dò : Học sinh về nhà ôn tập chu đáo giờ sau kiểm tra 1 tiết.
giảng ngày 25/1/2007
 Chương VII : 	BàI tiết
Tiết 40: Bài 38 BàI tiết và cấu tạo hệ bàI tiết nước tiểu 
I.Mục tiêu:
 - Kiến thức: Hiểu rõ khái niệm bài tiết và vai tò của nó đối với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể.
 - Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ ( mô hình và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
 - Kĩ năng : Phát triển kĩ năng quan sát , phân tích kênh hình 
 - Rèn kĩ năng hoạt động theo nhóm .
 -Thái độ :Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cơ quan bài tiết.
II.Đồ dùng dạy học :
	Tranh cấu tạo hệ bài tiết .
III.Hoạt động dạy và học :
 1.Kiểm tra bài cũ :
 Khẩu phần là gì ? nêu nguyên tắc lập khẩu phần 
 2. Bài mới : Giáo viên giới thiệu chương , bài nội dung học 
 hoạt động I : Tìm hiểu bàI tiết 
Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm bài tiết ở cơ thể người và vai trò quan trọng của chúng với cơ thể sống .
 Hoạt động dạy HĐ học 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc độc lập với SGK. học sinh thu thập thông tin .
 - Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:
 + Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh ra từ đâu ?
 +Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng ?
 +Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ?
- Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung .
- Giáo viên tồng hợp và rút ra kết luận : 
 Nội dung kiến thức
Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và yêu cầu nêu được :
Sản phảm thải bài tiết phát sinh từ hoạt động trao đổi chất của Tb và cơ thể .
Hoạt động bài tiết có vai trò quan trọng là
 + Bài tiết CO2 của hệ hô hấp.
 +Bài tiết nước thải của hệ bài tiết nước tiểu.
Kết luận : Vai trò của cơ quan bài tiết
Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi truờng.
Nhờ hoạt động bài tiết mà tính chất môi trường bên trong luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
 Hoạt động II Tìm hiểu cấu tạo hệ bàI tiết nước tiểu 
Mục tiêu : Hiểu và trình bày được các thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ quan bài tiết nuớc tiểu .
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 38.1, đọc kĩ chú thích, ghi nhớ thông tin.
Giáo viên treo tranh cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu ở bảng lớp
Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành phần bài tập
 Đại diện các nhóm trình bày đáp án , lớp nhận xét bổ sung. 
Giáo viên rút ra kết luận 
Giáo viên giảng :
Cầu thận ( thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận ( thực chất là một cái túi gồm hai lớp bao quanh cầu thận).
Học sinh đọc kết luận chung SGK
Bài tập : Chọn các câu trả lời đúng.
 Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:
 -Thận , ống dẫn nước tiểu, bóng đái , ống đái.
 - Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là : Thận 
- Cấu tạo của thần gồm ; 
 Phần vỏ và phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp bể thận .
 Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận , nang cầu thận, ống thận 
Kết luận :
 - Hệ bài tiết nước tiểu gồm : Thận , ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
-Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu 
- Mỗi đơn vị chức năng gồm : Cầu thận, nang cầu thận , ống thận .
IV . Kiểm tra đánh giá :
 Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống ?
 Bài tiết ở cơ thể người do các cơ quan nào đảm nhận? 
 Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ?
V. Dặn dò : Học kĩ bài trả lời các câu hỏi cuối bài 
 Tìm hiểu trước bài “ Bài tiết nước tiểu”
Giảng ngày 29/1/2007
Tiết 41 : 	BàI 39: BàI tiết nước tiểu.
I Mục tiêu :
 - Kiến thức :
 Trình bày được quá trình tạo thành nước tiểu.
 Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu
 Quá trình bài tiết nước tiểu.
 Phân biệt được:
 Nước tiểu đầu và huyết tương
 Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.
 - Kĩ năng : Phát triển kĩ năng quan sát và kĩ năng phân tích kênh hình.
 	 Rèn kĩ năng hoat động nhóm
 - Thái độ : Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn cơ quan bài tiết.
II. Đồ dùng dạy học 
	Tranh phóng to hình 38 .1
III. Hoạt động dạy và học 
	1.Kiểm tra bài cũ :
 	- Bài tiết đóng vai trò như thế nào với cơ thể sống ? 
	- Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ?
	2. Bài mới :
 Hoạt động I: Tìm hiểu quá trình tạo thành nước tiểu 
 Hoạt động dạy và HĐ học
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 39.1
- Tìm hiểu quá trình hình thành nước tiểu ghi nhớ kiến thức .
 -Thảo luận theo nhóm .
 + Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào ? Diễn ra ở đâu ?
 + Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chổ nào ?
 + Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chổ nào ? .
- Đại diện nhóm trình bày , nhóm khác bổ sung
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kết luận kiến thức
 Nội dung
Sự tạo thành nước tiểu gồm các quá trình sau :
 - Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầudiễn ra ở cầu thận
 - Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước và các chất cần thiết như Na+ , Cl- ,..; quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bả
 Cả hai quá trình này đều diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức .
Sự khác biệt trong thành phần của nước tiểu đầu và máu:
 - Nước tiểu đầu không có các TB máu và 
prôtêin, máu có các TB máu và prôtêin
Sự khác biệt trong thành phần của nước tiểu chính thức
 và nước tiểu đầu
 Nước tiểu đầu
 Nước tiểu chính thức 
Nồng độ các chất hoà tan loãng hơn. 
Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn
Chứa ít các chất cặn bả và các chất độc hơn.
Chứa nhiều các chất cặn bả và chất độc hơn.
Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng.
Gần như không còn các chất dinh dưỡng.
 Hoat động II Tìm hiểu về sự thải nước tiểu 
- Mỗi cá nhân học sinh tự thu nhận thông tin của mục II SGK.
- Đại diện học sinh trình bày học sinh khác theo dõi bổ sung dưới sự điều khiển của Giáo viên.
Sự tạo thành nước ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục , nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định, có sự khác nhau đó là do đâu ?
Học sinh đọc kết luận chung SGK 
Sự tạo thành nước ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục , nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do : Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể kh

File đính kèm:

  • docGiao an Sinh hoc 8 hay(1).doc
Giáo án liên quan