Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 1 đến 17

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1) Kiến thức:

 - Phân biệt động vật với thực vật, thấy chúng có những đặc điểm chung của sinh vật , khác nhau về một số đặc điểm cơ bản.

 - Nêu được các đặc điểm của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên.

 - Phận biệt được ĐVKXS với ĐVCXS, vai trò của chúng trong thiên nhiên và đời sống con người.

 2) Kỹ năng:

 - Quan sát, phân tích, tổng hợp.

 - Sử dụng Sgk.

 3) Thái độ: ích lợi của động vật, bảo vệ động vật có ích, tiêu diệt động vật có hại.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 * GV: - Kẻ bảng 1 vào bảng phụ.

 - Tranh vẽ H2.1 và 2.2.

 * HS: Kẻ bảng 1 vào vở bài tập, Soạn bài theo gợi ý của GV tiết trước.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

 1) On định lớp:

 2) Kiểm tra bài cũ:

 - Em có nhận xét gì về thế giới động vật và môi trường sống của chúng?

 - Nguyên nhân khiến động vật ở vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú ở Nam cực.

 3) Giảng bài mới:

Hoạt động của GV - HS Nội dung

* HĐ1: Phân biệt động vật với thực vật:

- Gv: yêu cầu tổ chức nhóm.

- Hs: các nhóm tập trung lại.

- Gv: yêu cầu hs quan sát tranh H2.1, hoàn thành bảng 1 trong 5 thảo luận nhóm.

- Hs: Nghiên cứu H2.1( A, B, C), trao đổi bảng 1.

- Gv: treo bảng phụ kẻ sẵn bảng 1. gọi đại diện các nhóm điền và nhận xét kết quả.

- Hs: các nhóm đại diện lên hoàn thành.

- GV: nhận xét, hỏi tiếp:

 + Động vật khác thực vật ở đặc điểm nào?

 + Động vật giống thực vật ở đặc điểm nào?

- Hs: nhận phiếu, nghiên cứu 31 số hs trả lời, nhận xét hoàn chỉnh.

- Gv: nhận xét, gợi ý để hs nắm thực vật là sinh vật tự dưỡng, động vật là sinh vật dị dưỡng.

- Gv: yêu cầu hs nhắc lại và ghi:

- Hs: nhắc lại và ghi:

 

* HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm chung của động vật:

-Gv: treo bảng phụ với nội dung bài tập phần II. Yêu cầu HS chọn những đặc điểm quan trọng nhất của động vật để phân biệt với thực vật bằng cách đánh dấu x vào ô trống.

- Hs: quan sát bảng phụ và làm bài tập ở bảng phụ.

- Gv: nhận xét, bổ sung và đưa câu hỏi: Đặc điểm chung của động vật là gì?

- Hs: trả lời dựa vào kết quả bài tập.

 

* HĐ3: Tìm hiểu sơ lược phân chia giới động vật:

- GV: gọi hs đọc to nội dung mục III.

- Hs: đọc to nội dung cho cả lớp nắm được chương trình.

- GV: nhấn mạnh và giới thiệu lại chương trình sinh 7 Sgk.

* HĐ4: Tìm hiểu vai trò của động vật:

- Gv: yêu cầu hs nghiên cứu bảng 2 trang 11 Sgk.

- hs: nghiên cứu cá nhân và ghi tên các động vật đại diện.

- Gv: Treo bảng phụ mẫu bảng.

- Hs: điền phù hợp tên động vật, vai trò. Cả lớp nhận xét:

- GV: đánh giá. Khẳng định kiến thức.

- Hs: hoàn chỉnh bảng 2 vào vở bài tập và ghi kết luận: I/ Phân biệt động vật với thực vật:

 

 - Động vật và thực vật cùng cấu tạo từ tế bào và có khả năng sing trưởng, sinh sản.

 - Tế bào động vật không cóthành xenlulôzơ, sử dụng chất hữu cơ có sẵn, có cơ quan di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan.

 

 

II/ Đặc điểm chung của động vật:

 - Có khả năng di chuyển.

 - Dị dưỡng.

 - Có hệ thần kinh và giác quan.

III/ Sơ lược phân chia giới động vật:

- Động vật không xương sống.

- Động vật có xương sống.

IV/ Vai trò của động vật:

Động vật có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và đời sống con người.

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tuần 1 đến 17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại cơ thể vật chủ.
2, Đẻ ở hậu môn vì ở đây thoáng khí gây ngứa, trả đưa tay lên gãi và có thói quen mút tay, liền đưa trứng giun vào miệng để khép kín vòng đời.
3, Cá nhân và cộng đồng cần giữ vệ sinh: Vệ sinh mt tốt, tiêu diệt ruồi nhặng, không tưới rau bằng phân tươi.
- Gv: Nx từng nội dung và đưa ra đáp án đúng. Cho các nhóm NX lẫn nhau
- (H): Nhắc lại một số giun tròn kí sinh?
- HS: nhắc lại:
- (H): Biện pháp phòng tránh bệnh giun kí sinh?
- Hs: nhắc lại các biện pháp:
-GV Liên hệ và giáo dục Hs
- GV: giới thiệu phần thông tin để dẫn dắt vào mục 2. Yêu cầu hs thảo luận nhóm nhỏ trong 4’ để hoàn thành bảng BT Sgk ( dựa vào thông tin và hình vẽ).
- Hs: các nhóm tiến hành trao đổi
- GV: tính giờ, bao quát lớp và treo bảng phụ kẻ sẵn BT. Gọi hs trình bày sau khi hết thời gian:
- HS: đại diện 1 số nhóm trình bày.
- GV: NX. Yêu cầu các em tiếp tục thảo luận rút ra đặc điểm chung của ngành Giun tròn?
- Hs: Tự rút ra kết luận:
I/ Một số giun tròn khác:
 - Một số giun tròn kí sinh: Giun tóc, giun móc, giun chỉ, giun rễ lúa, gây nhiều tác hại.
- Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và vệ sinh ăn uống để tránh giun.
II/ Đặc điểm chung:
- Cơ thể hình trụ thường thuôn 2 đầu, có vỏ bọc cuticun.
- Khoang cơ thể chưa chính thức.
- Cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.
- Phần lớn sống kí sinh, một số nhỏ sống tự do.
 3) Kiểm tra đánh giá: Hãy tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3, để hoàn chỉnh các câu sau:
 Giun đũa, giun kim, giun móc câu, thuộc ngành (1), có các đặc điểm chung như cơ thể (2) thường thuôn 2 đầu, có khoang cơ thể (3), cơ quan tiêu hoá bắt đầu(4) và kết thúc ở hậu mô. Phần lớn số loài giun tròn sống(5). Một số nhỏ sống (6) .
 4) Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, trả lời câu hỏi sau bài trang 52.
 - Chuẩn bị bài 15 “ Giun đất”.
 - Đọc và nghiên cứu bài trước ở nhà. Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con giun đất.
TUẦN 8
TIẾT 15	NGÀNH GIUN ĐẤT
BÀI 15: GIUN ĐẤT
I/ MỤC TIÊU:
 1) Kiến thức:
 - Mô tả được hình dạng ngoài, cách di chuyển của giun đất.
 - Xác định được cấu tạo trong, trên cơ sở đó biết được cách dinh dưỡng của chúng.
 2) Kỹ năng: Hoạt động nhóm, quan sát, so sánh, phân tích.
 3) Tư duy: phân tích, so sánh.
 4) Thái độ: giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.
 5) Trọng tâm: Nắm được cấu tạo và sự dinh dưỡng của giun đất.
II/ CHUẨN BỊ: 
 * GV: Tranh hình cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và sơ đồ di chuyển của giun đất, giun đất sinh sản, giun đất đào hang.
 * Hs: Mẫu vật ( con giun đất), đọc và nghiên cứu Sgk.
III/: HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1) KTBC: Kể tên các loại giun tròn gây hại? Đặc điểm chung của ngành giun tròn? Cần có biện pháp gì để phòng chống bệnh giun tròn?
 2) Giảng bài mới:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
- Gv: treo tranh H15.1, 15.2 Sgk.
- hs: quan sát tranh.
- Gv: Yêu cầu hs quan sát và đọc ghi chú ở mỗi hình. (H): Hãy cho biết giun đất có hình dạng ngoài và cấu tạo ngoài ntn?
- Hs: đọc ghi chú và lần lượt trả lời câu hỏi và trình bày trên hình vẽ.
- GV: hoàn chỉnh cho hs ghi:
- Gv: Treo tranh H15.3 Sgk. Yêu cầu hs thảo luận nhóm dựa vào sơ đồ đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự các động tác của giun di chuyển.
- Hs: thảo luận và hoàn thành Bt.
- (H): Vậy giun đất di chuyển như thế nào ?
- Hs: trả lời:
- Gv: Treo tranh H15.4, 15.5 Sgk. Yêu cầu hs quan sát trả lời các câu hỏi sau:
 1, Trình bày hệ tiêu hoá của giun đất?
 2, Dựa vào H15.5 , so sánh với giun tròn để tìm hệ cơ quan mới bắt đầu xuất hiện ở giun đất?
- Hs: Trả lời ( 2, có khoang cơ thể chính thức, căng có dạ dày cơ, có hệ tuần hoàn, có hệ thần kinh.)
- Gv: khẳng định lại trên hình vẽ.
- Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin. Phát phiếu cho hs:
 1, Trình bày quá trình lấy và tiêu hoá thức ăn của giun đất?
 2, Giun đất hô hấp như thế nào?
 3, Vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên khỏi mặt đất?
 4, Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và tại sao có màu đỏ?
- Hs: đọc thông tin, thảo luận thống nhất ý kiến. Lần lượt trả lời
- Gv: NX, nhấn mạnh một số ý ( 3, vì nước ngập cơ thể làm chúng bị ngạt thở do hô hấp qua da; 4, Vì có hệ tuần hoàn kín, máu mang sắc tố chứa sắt nên có màu đỏ).
- Hs: ghi nhận các ý kiến. Ghi tóm tắt:
- Gv: Cho hs nghiên cứu Sgk và H15.6, cho biết giun đất sinh sản như thế nào?
- Hs: nghiên cứu thông tin và trả lời. Hs khác nhận xét.
- Gv: kết kuận:
- GV Liên hệ và giáo dục HS
I/ Hình dạng ngoài:
 - Cơ thể dài gồm nhiều đốt, có đối xứng 2 bên, có khoang cơ thể chính thức.
 - Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.
II/Di chuyển:
 Di chuyển nhờ sự chun dãn của cơ thể kết hợp với các vòng tơ.
III/ Cấu tạo trong:
Giun đất có cơ quan tiêu hóa phân hoá , hô hấp qua da , hệ tuần hoàn kín và hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch
IV/ Dinh dưỡng:
- Hệ tiêu hoá phân hoá: lỗ miệngà hầuà thực quảnà diều, dạ dày cơà ruột tịtà hậu môn.
- Hệ tuần hoàn kín: mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu.
V/ Sinh sản:
- Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi.
- Trứng được thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non.
 3) Ki ểm tra đánh giá: gv đặt câu hỏi cho hs trả lời:
 - Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất như thế nào?
 - Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?
 à giáo dục ý thức bảo vệ giun đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất trồng.
 4) Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, đọc phần “ Em có biết” trang 55.
 - Chuẩn bị đọc trước nội dung các bước tiến hành của bài thực hành, mỗi nhóm chuẩn bị 1 con giun đất to.
-----------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 8
TIẾT 16	BÀI 16: THỰC HÀNH
MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT
I/ MỤC TIÊU:
 1) Kiến thức: Tìm tòi, quan sát cấu tạo của giun đất như: Sự phân đốt cơ thể, các vòng tơ ở xung quanh mỗi đốt, đai sinh dục, các loại lỗ miệng, hậu môn, sinh dục đực, cái.
 2) Kỹ năng:
 - Quan sát tìm tòi.
 - Mổ động vật không xương sống.
 - Sử dụng kính lúp, bộ đồ mổ.
 3) Thái độ: có ý thức cẩn thận trong lao động.
II/ CHUẨN BỊ:
 * GV: 
 - Tranh vẽ cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của giun đất.
 - Chậu thuỷ tinh, bộ đồ mổ, lúp tay, khai mổ, khăn lau.
 * HS : Mỗi nhóm chuân bị 1 con giun, nghiên cứu lí thuyết.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1) KTBC: Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống trong đất ntn? Trình bày quá trình dinh dưỡng của giun đất? Giun đất có vai trò gì trong trồng trọt?
 2) Vào bài mới:
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. Phát dụng cụ cho từng nhóm.
 I Nội dung:
	1 cấu tạo ngoài:
- Gv: yêu cầu hs nghiên cứu Sgk /56. cho hs xử lí mẫu.
- Hs: tự đọc thông tin. Cử đại diện 1 bạn trong nhóm tiến hành dùng ête loãng hay cồn loãng để xử lí mẫu.
- Gv: Kiểm tra các nhóm làm được và không được để nhắc nhở.
+ Cho hs tiến hành quan sát cấu tạo ngoài
- Gv: Yêu cầu hs quan sát bằng kính lúp:
 1’. Quan sát các đốt, vòng tơ.
 2’. Xác định mặt lưng và mặt bụng.
 3’ Tìm đai sinh dục.
- Hs: các nhóm đặt giun lên giấy quan sát bằng kính lúp.
- GV: hướng dẫn hs quan sát từng chi tiết.
- Hs: Quan sát dựa trên sự hướng dẫn của Gv.
- GV: 1’. Làm thế nào để quan sát được vòng tơ?
 2’. Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng và mặt bụng?
 3’. Tìm đai sinh dục và lỗ sinh dục dựa trên đặc điểm nào?
- Hs: trả lời dựa trên sự gợi ý( 1’. Kéo giun lên giấy thấy lạo xạo; 2’. Màu sắc; 3’. Phía đầu, kích thước bằng 3 đốt, hơi thắt lại màu nhạt hơn.)
- GV: cho hs làm BT chú thích vào H16.1.
	2 cấu tạo trong :
- GV: Yêu cầu hs các nhóm quan sát H16.2; đọc các thông tin Sgk/57: Thực hành mổ giun đất.
- HS: Cá nhân quan sát hình, đọc kỹ các bước tiến hành mổ, cử đại diện mổ, các thành viên khác lau dịch cho sạch mẫu.
- GV: nhắc nhở các nhóm tiến hành theo từng bước 1 cách nhanh gọn, uốn nắn từng nhóm. Mổ động vật không xương sống chú ý: mổ mặt lưng, nhẹ tay đường kéo ngắn, lách nội quan từ từ, ngâm vào nước.
- Hs: tiến hành theo các thao tác của Gv để quan sát từng cơ quan.
- Gv: Hướng dẫn hs quan sát cấu tạo trong:
 + Dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan.
 + Dựa vào H16.3 A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hoá.
 + Dựa vào H16.3 B Sgk, quan sát bộ phận sinh dục.
 + Gạt ống tiêu hoá sang bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng.
 + Hoàn thành chú thích ở H 16.B, 16.C Sgk
- Hs: ghi chú thích hình vẽ.
- GV: Kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên bảng chú thích vào hình câm.
- Hs: đại diện các nhóm lên chữa bài, nhóm khác bổ sung.
 3 Củng cố: Nhận xét giờ thực hành, tuyên dương nhóm làm tốt, nhắc nhở những nhóm chưa làm tốt. Vệ sinh, thu dọn dụng cụ.
 4 Hướng dẫn học ở nhà:
 - Học lại bài 15.
 - Chuẩn bị bài 17 , đọc và nghiên cứu bài, kẻ bảng 1 và bảng 2SGk/60 vào vở BT.
-----------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 9
TIẾT 17
BÀI 17: MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC VÀ 
 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN Đ

File đính kèm:

  • docTUAN 1-19.doc
Giáo án liên quan