Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 58: Tiến hóa về sinh sản - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu.

 1. Kiến thức:

 Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hoá thể hiện ở các hình thức sinh sản từ thấp đến cao.

 2. Kĩ năng:

 Có kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích tư duy.

 3. Thái độ:

 Có ý thức bảo vệ động vật đặc biệt trong mùa sinh sản .

II. Đồ dùng dạy học

 1. Giáo viên:

 Bảng phụ: Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật.

 2. Học sinh: nghiên cứu trước bài.

III. Phương pháp

 Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

IV. Tổ chức giờ học.

 1. Ổn định tổ chức. (1 phút)

 Sĩ số: .

 2. Khởi động. (16 phút)

 Kiểm tra 15 phút: Nêu sự phân hoá và chuyên hoá hệ hô hấp và hệ tuần hoàn trong quá trình tiến hoá của các ngành Động vật?

Đáp án:

- Hệ hô hấp: từ chỗ chưa phân hoá, hoặc hô hấp bằng da đến hình thành thêm phổi chưa hoàn chỉnh, rồi hình thành hệ ống khí, túi khí, đến phổi hoàn chỉnh. ( 5 đ)

- Hệ tuần hoàn: từ chỗ chưa phân hoá đến phân hoá; từ chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hoá thàn tâm nhĩ và tâm thất đến chỗ tim đã phân hoá thành tâm nhĩ và tâm thất. ( 5 đ)

 Đặt vấn đề: Một trong những đặc điểm đặc trưng nhất của sinh vật nói chung và động vật nói riêng là khả năng sinh sản. Vậy có những hình thức sinh sản nào? và sự tiến hoá được thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.

 3. Các hoạt động.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 58: Tiến hóa về sinh sản - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/3/2014
Ngày giảng: 28/3/2014
Tiết 58
Bài 55: Tiến hóa về sinh sản.
I. Mục tiêu.
 1. Kiến thức: 
 Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hoá thể hiện ở các hình thức sinh sản từ thấp đến cao.
 2. Kĩ năng:
 Có kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích tư duy.
 3. Thái độ:
 Có ý thức bảo vệ động vật đặc biệt trong mùa sinh sản .
II. Đồ dùng dạy học
 1. Giáo viên:
 Bảng phụ: Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật.
 2. Học sinh: nghiên cứu trước bài.
III. Phương pháp
 Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
IV. Tổ chức giờ học.
 1. Ổn định tổ chức. (1 phút)
 Sĩ số: ........................................................
 2. Khởi động. (16 phút)
 Kiểm tra 15 phút: Nêu sự phân hoá và chuyên hoá hệ hô hấp và hệ tuần hoàn trong quá trình tiến hoá của các ngành Động vật?
Đáp án:
Hệ hô hấp: từ chỗ chưa phân hoá, hoặc hô hấp bằng da đến hình thành thêm phổi chưa hoàn chỉnh, rồi hình thành hệ ống khí, túi khí, đến phổi hoàn chỉnh. ( 5 đ)
Hệ tuần hoàn: từ chỗ chưa phân hoá đến phân hoá; từ chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hoá thàn tâm nhĩ và tâm thất đến chỗ tim đã phân hoá thành tâm nhĩ và tâm thất. ( 5 đ)
 Đặt vấn đề: Một trong những đặc điểm đặc trưng nhất của sinh vật nói chung và động vật nói riêng là khả năng sinh sản. Vậy có những hình thức sinh sản nào? và sự tiến hoá được thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.
 3. Các hoạt động.	
HĐ1: Tìm hiểu về sinh sản vô tính. ( 4 phút)
 Mục tiêu: Biết được sinh sản vô tính là gì và các hình thức sinh sản vô tính.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV y/c hs nghiên cứu sgk và trả lời câu hỏi:
? Thế nào là sinh sản vô tính.(HS: Không có sự kết hợp đực cái)
? Có những hình thức sinh sản vô tính nào( HS: Phân đôi, mọc chồi)
- GV treo tranh 1 số hình thức sinh sản VT ở ĐVKXS.
? Hãy phân tích các hình thức sinh sản ở thủy tức và trùng roi.
? Tìm 1 số ĐV khác có kiểu sinh sản giống như trùng roi.( hs: Trùng Amíp, trùng giày)
- GV y/c hs rút ra kết luận.
I. Sinh sản vô tính. 
- Sinh sản vô tính không có sự kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái.
- Hình thức sinh sản: 
 + Phân đôi cơ thể
 + Sinh sản sinh dưỡng: Mọc chồi, tái sinh.
HĐ2: Tìm hiểu về sinh sản hữu tính. (8 phút)
 Mục tiêu: Biết được sinh sản hữu tính là gì và các hình thức sinh sản hữu tính.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV y/c hs đọc sgk T 179 trả lời câu hỏi: 
? Thế nào là sinh sản hữu tính.(hs: Có sự kết hợp đực và cái) 
? So sánh SSVT với SSHT ( hoàn thành bảng 1) 
- GV kẻ bảng để hs so sánh.
HTSS
Số cá thể
Thừa kế Đ2 của
1cáthể
2 cá thể
Vô tính
1
x
H.tính
2
x
? Từ nội dung này rút ra nhận xét gì.(hs:SSHT ưu việt hơn SSVT: kết hợp đặc tính cả bố và mẹ) 
? Em hãy kể tên 1 số ĐVKXS và ĐVCXS sinh sản hữu tính.(hs: Thủy tức, giun đất, châu chấu, sứagà, mèo, chó)
- GV phân tích: 1 số ĐVKXS có cơ quan SD đực và cái trên một cơ thể được gọi là lưỡng tính. Y/C hs trả lời :
? Hãy cho biết giun đất, giun đũa cơ thể nào là lưỡng tính, phân tính và có hình thức thụ tinh ngoài, thụ tinh trong.
- HS trả lời:
Giun đất: lưỡng tính, thụ tinh ngoài.
Giun đũa: phân tính, thụ tinh trong
- GV y/c hs tự rút ra kết luận: SSHT và các hình thức SSHT.
II. Sinh sản hữu tính. 
- SSHT là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái tạo thành hợp tử.
- SSHT trên cá thể đơn tính hay lưỡng tính.
HĐ3: Tìm hiểu về sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính. (12 phút)
 Mục tiêu: nêu được sự tiến hóa các hình thức sinh sản ở ĐV từ đơn giản đến phức tạp (sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính) và thấy được sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản HT.
 Đồ dùng dạy học: Bảng phụ: Sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
? Hình thức SSHT hoàn chỉnh dần qua các lớp ĐV được thể hiện như thế nào
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm thông báo đó là những đặc điểm thể hiện sự hoàn chỉnh hình thức SSHT.
- GV y/c các nhóm hoàn thành bảng sgk 
- GV kẻ sẳn bảng¦ treo để hs chữa bài
- GV cho hs theo dõi bảng chuẩn.
GV y/c hs dựa vào bảng trả lời:
?* Thụ tinh trong ưu việt hơn thụ tinh ngoài như thế nào?
? Sự đẻ con tiến hóa hơn so với đẻ trứng ntn.( Phôi phát triển an toàn hơn)
?* Tại sao sự phát triển trực tiếp lại tiến bộ hơn so với phát triển gián tiếp.( Tỉ lệ con non phát triển cao hơn)
? Tại sao hình thức thai sinh thực hiện trò chơi học tập là tiến bộ nhất trong giới ĐV
GV cho hs rút kết luận.
- Tại sao không nên săn bắt, đánh bắt động vật về mùa sinh sản. ( Vì con non sẽ không được sinh ra nữa)
- Làm thế nào để bảo vệ động vật?
Không đánh bắt trong mùa sinh sản.
Bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
Nuôi trồng các loài có giá trị.
Cấm săn bắt thú rừng và động vật hoang dã.
III. Sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính.
- Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản thể hiện:
+ Từ thụ tinh ngoài ¦ thụ tinh trong
+ Đẻ trứng nhiều ¦ đẻ trứng ít ¦ đẻ con
+ Phôi phát triển có biến thái ¦phát triển trực tiếp không có nhau thai ¦phát triển trực tiếp có nhau thai.
+ Con non không được nuôi dưỡng ¦ con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ¦ được học tập thích nghi với cuộc sống.
Bảng chuẩn về sự sinh sản hữu tính và tập tính chăm sóc con ở động vật.
Tên loài
Thụ tinh
Sinh sản
Phát triển phôi
Tập tính bảo vệ trứng
Tập tính nuôi con
Trai sông
Ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Không
ấu trùng tự đi kiếm mồi
Châu chấu
Trong
Đẻ trứng
Biến thái
Không
ấu trùng tự đi kiếm mồi
Cá chép
Ngoài
Đẻ trứng
Trực tiếp (k nhau thai)
Không
Con non tự đi kiếm mồi
ếch đồng
Ngoài
Đẻ trứng
Biến thái
Không
ấu trùng tự đi kiếm mồi
Thằn lằn bóng đuôi dài
Trong
Đẻ trứng
Trực tiếp (k nhau thai)
Không
Con non tự đi kiếm mồi
Chim bồ câu
Trong
Đẻ trứng
Trực tiếp (k nhau thai)
Làm tổ ấp trứng
Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi
Thỏ
Trong
Đẻ con
Trực tiếp (có nhau thai)
Đào hang, lót ổ
Nuôi con bằng sữa mẹ.
4. Kiểm tra - Đánh giá (3 phút)
 - Đọc kết luận cuối bài.
 - Trả lời các câu hỏi SGK trang 181.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
 - Học bài và trả lời câu hỏi: 
Nêu khái niệm về sinh sản hữu tính, sinh sản vô tính?
Trình bày sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính?
 - Đọc mục: Em có biết.
 - Ôn tập : Đặc điểm chung các ngành ĐV đã học. 
 - Nghiên cứu trước bài 56: Cây phát sinh giới động vật.

File đính kèm:

  • docTiet 58 SINH.doc