Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 56: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức.

 Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hoá thể hiện ở sự di chuyển, vận động cơ thể.

 2. Kĩ năng.

 Có kĩ năng quan sát, thu thập thông tin.

 3. Thái độ.

 Có ý thức bảo vệ môi trường và động vật.

II. Đồ dùng dạy và học

 1. Giáo viên.

 2. Học sinh.

III. Phương pháp.

 Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.

IV. Tổ chức giờ học.

 1. Ổn định tổ chức. (1 phút)

 Sĩ số: /27. Vắng: .

 2. Khởi động. (1 phút)

 Kiểm tra bài cũ: không

 Đặt vấn đề: Sự vận động và di chuyển là một đặc điểm cơ bản để phân biệt ĐV với TV. Nhờ có khả năng di chuyển mà ĐV có thể tìm thức ăn, bắt mồi tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẫn trốn kẻ thù.

 3. Các hoạt động.

 

HĐ1: Tìm hiểu về các hình thức di chuyển của động vật. (18 phút)

 Mục tiêu: Nêu được hình thức di chuyển của động vật, thấy được sự phức tạp và phân hóa của cơ quan di chuyển.

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

- Yêu cầu: Nghiên cứu SGK và hình 53.1, làm bài tập.

- Hãy nối các cách di chuyển ở các ô với loài động vật cho phù hợp?

 

- GV hỏi:

- Động vật có những hình thức di chuyển nào?

- Ngoài những động vật ở trên đây, em còn biết những động vật nào? Nêu hình thức di chuyển của chúng?

- GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - Cá nhân tự đọc thông tin và quan sát hình 53.1 SGK trang 172.

- Trao đổi nhóm hoàn thành phần trả lời.

- Yêu cầu: 1 loài có thể có nhiều cách di chuyển.

- Đại diện các nhóm lên chữa bài gạch nối bằng các màu khác nhau.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nhìn sơ đồ, HS nhắc lại hình thức di chuyển của một số động vật như: bò, bơi, chạy, đi, bay

- HS có thể kể thêm:

Tôm: bơi, bò, nhảy.

Vịt: đi, bơi. I. Các hình thức di chuyển .

 

 

 

 

 

ĐV có nhiều cách di chuyển như: Đi, bò, chạy, nhảy, bay phù hợp với môi trường và tập tính của chúng.

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 56: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/3/2011.
Ngày giảng: 25/3/2011.
chương VII. Sự tiến hóa của động vật
Tiết 56
môi trường sống và sự vận động, di chuyển.
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức.
 Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hoá thể hiện ở sự di chuyển, vận động cơ thể.
 2. Kĩ năng.
 Có kĩ năng quan sát, thu thập thông tin.
 3. Thái độ.
 Có ý thức bảo vệ môi trường và động vật.
II. Đồ dùng dạy và học
 1. Giáo viên.
 2. Học sinh.
III. Phương pháp.
 Dạy học nhóm, vấn đáp – tìm tòi.
IV. Tổ chức giờ học.
 1. ổn định tổ chức. (1 phút)
 Sĩ số: /27. Vắng: ........................................................
 2. Khởi động. (1 phút)
 Kiểm tra bài cũ: không
 Đặt vấn đề: Sự vận động và di chuyển là một đặc điểm cơ bản để phân biệt ĐV với TV. Nhờ có khả năng di chuyển mà ĐV có thể tìm thức ăn, bắt mồi tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẫn trốn kẻ thù.
 3. Các hoạt động.
HĐ1: Tìm hiểu về các hình thức di chuyển của động vật. (18 phút)
 Mục tiêu: nêu được hình thức di chuyển của động vật, thấy được sự phức tạp và phân hóa của cơ quan di chuyển.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu: Nghiên cứu SGK và hình 53.1, làm bài tập.
- Hãy nối các cách di chuyển ở các ô với loài động vật cho phù hợp?
- GV hỏi:
- Động vật có những hình thức di chuyển nào?
- Ngoài những động vật ở trên đây, em còn biết những động vật nào? Nêu hình thức di chuyển của chúng?
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- Cá nhân tự đọc thông tin và quan sát hình 53.1 SGK trang 172.
- Trao đổi nhóm hoàn thành phần trả lời.
- Yêu cầu: 1 loài có thể có nhiều cách di chuyển.
- Đại diện các nhóm lên chữa bài gạch nối bằng các màu khác nhau.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhìn sơ đồ, HS nhắc lại hình thức di chuyển của một số động vật như: bò, bơi, chạy, đi, bay
- HS có thể kể thêm:
Tôm: bơi, bò, nhảy.
Vịt: đi, bơi.
I. Các hình thức di chuyển . 
ĐV có nhiều cách di chuyển như: Đi, bò, chạy, nhảy, bayphù hợp với môi trường và tập tính của chúng.
HĐ2: Tìm hiểu về sự tiến hóa các cơ quan di chuyển ở động vật. (20 phút)
 Mục tiêu: Biết được ý nghĩa sự tiến hóa của cơ quan di chuyển.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu GSK và quan sát hình 52.2 trang 173, hoàn thành phiếu học tập: “Sự phức tạp hoá và sự phân hoá bộ phận di chuyển ở động vật” như trong SGK trang 173.
- GV ghi nhanh đáp án của các nhóm lên bảng theo thứ tự 1, 2, 3
- GV nên hỏi: Tại sao lựa chọn loài động vật với đặc điểm tương ứng? (để củng cố kiến thức).
- Khi nhóm nào chọn sai, GV giảng giải để HS lựa chọn lại.
- GV yêu cầu các nhóm theo dõi phiếu kiến thức chuẩn.
- Cá nhân HS tự nghiên cứu tóm tắt SGK, quan sát hình 52.2.
- Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi và sửa chữa nếu cần.
II. Sự tiến hóa các cơ quan di chuyển. 
Bảng kiến thức chuẩn
STT
Đặc điểm cơ quan di chuyển
Tên đơn vị
1
2
3
4
Chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bám, cố định
Chưa có bộ phận di chuyển, di chuyển chậm kiểu sâu đo
Bộ phận di chuyển rất đơn giản (mấu lồi cơ và tơ bơi)
Bộ phận di chuyển đã phân hoá thành chi phân đốt.
San hô, hải quỳ
Thuỷ tức
Rươi
Rết, thằn lằn
5
Bộ phận di chuyển được phân hoá thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau.
5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi. 
Vây bơi với các tia vây
2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy.
Bàn tay, bàn chân cầm nắm. 
Chi 5 ngón có màng bơi. 
Cánh được cấu tạo bằng màng da. 
Cánh được cấu tạo bằng lông vũ.
Tôm
Cá chép
Châu chấu
Khỉ, vượn
ếch
Dơi
Chim, gà
- Yêu cầu HS theo dõi lại nội dung trong phiếu học tập, trả lời câu hỏi:
- Sự phức tạp và phân hoá bộ phận di chuyển ở động vật thể hiện như thế nào?
- Sự phức tạp và phân hoá này có ý nghĩa gì?
- GV tổng kết lại ý kiến của HS thành 2 vấn đề đó là:
+ Sự phân hoá về cấu tạo các bộ phận di chuyển
+ Chuyên hoá dần về chức năng.
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
- HS tiếp tục trao đổi nhóm theo 2 câu hỏi:
- Yêu cầu nêu được:
+ Từ chưa có bộ phận di chuyển đến có bộ phận di chuyển đơn giản, đến phức tạp dần.
+ Sống bám " di chuyển chậm " di chuyển nhanh.
+ Giúp cho việc di chuyển có hiệu quả.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Sự phức tạp hoá và phân hoá của bộ phận di chuyển giúp động vật di chuyển có hiệu quả, thích nghi với điều kiện sống.
4. Kiểm tra - Đánh giá (4 phút)
1. Cách di chuyển “ Đi, bay, bơi” là của loài động vật nào? 
 a. Chim b. Dơi c. Vịt trời 
 Đáp án: C
 2. Nhóm ĐV nào dưới đây chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bám cố định?
 a. Hải quì, đĩa, giun b. Thủy tức, lươn, rắn c. San hô, hải quì 
 Đáp án: C 
3. Nhóm ĐV nào có bộ phận di chuyển phân hóa thành chi 5 ngón để cầm nắm?
 a. Gấu, chó, mèo b. Khỉ, sóc, dơi c. Vượn, khỉ tinh tinh 
 Đáp án:C 
5. Hướng dẫn học bài ở nhà (1 phút)
 - Học bài và trả lời câu hỏi sgk 
 - Kẻ bảng T 176 vào vở BT . Ôn lại nhóm ĐV đã học.
 - Đọc mục: “ Em có biết ”

File đính kèm:

  • docTiet 56.doc