Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 55: Kiểm tra một tiết - Phạm Thị Thuyên

ĐỀ 1:

 

Câu 1(2,5 điểm): Trình bày những đặc điểm cấu tạo của da ếch thích nghi với chức năng hô hấp?

Câu 2(3 điểm): Tim của thằn lằn chứa những loại máu nào? Vì sao nói máu đi nuôi cơ thể của thằn lằn ít bị pha hơn so với máu đi nuôi cơ thể của ếch đồng?

Câu 3(1,5 điểm): Phân tích sự thích nghi với đời sống bay lượn trong cấu tạo của hệ tiêu hoá của chim?

Câu 4(3 điểm): Em hãy chứng minh sự hoàn thiện trong cấu tạo hệ tuần hoàn của thỏ?

 

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.

 

Câu 1(2,5 điểm): Những đặc điểm của da ếch thích nghi với chức năng hô hấp:

- Da trần, mỏng, bên trong có nhiều mao mạch, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp chất nhầy tao điều kiện cho khí cácbonic từ máu ngấm qua thành mạch đến da tan vào lớp chất nhày rồi hoà vào không khí.(1,5 điểm)

- Ngược lại, ôxi từ không khí lại tan trong lớp chất nhày, thấm qua da và thành mạch để vào máu.(1 điểm)

 

Câu 2(3 điểm):

- Tâm nhĩ trái chứa máu đỏ tươi.(0,5 điểm)

- Tâm nhĩ phải chứa máu đỏ thẫm.(0,5 điểm)

- Tâm thất chứa máu pha.(0,5 điểm)

- Ở giữa tâm thất có một vách hụt nên khi tâm thất co thì vách hụt gần như chia tâm thất thành hai nửa: nủa phải chứa máu đỏ thầm nhiều hơn, nửa trái chứa máu đỏ tươi nhiêù hơn.(1 điểm)

- Vì vậy máu đi nuôi cơ thể của thằn lằn ít bị pha hơn so với ếch đồng.(0,5 điểm)

Câu 3(1,5 điểm): Hệ tiêu hoá của chim có những đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn, giúp cơ thể nhẹ khi bay:

- Hàm thiếu răng.(0,5 điểm)

- Ruột ngắn, phân được thải nhanh.(0,5 điểm)

 

Câu 4(3 điểm): Hệ tuần hoàn của thỏ:

- Gồm tim 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành hai vòng tuần hoàn.(1 điểm)

- Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đổi chất mạnh ở thỏ.(1 điểm)

- Thỏ là động vật hằng nhiệt.(1 điểm)

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 55: Kiểm tra một tiết - Phạm Thị Thuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hồng Hưng.
GV: Phạm Thị Thuyên
Ma trận đề kiểm tra 45 phút. Sinh học 7
Tiết 55.
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp 
Cấp độ cao
1. Lớp lưỡng cư
Tổng số câu: 01
Tổng số điểm: 2,5
Tỉ lệ %: 25%
Các đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của ếch thích nghi với đời sống của ếch.
2. Lớp bò sát
Tổng số câu: 01
Tổng số điểm:3
Tỉ lệ %:30%
Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng. 
3. Lớp chim
Tổng số câu: 01
Tổng số điểm:1,5
Tỉ lệ %:15%
Cấu tạo của chim bồ câu thích nghi với sự bay.
4. Lớp thú 
Tổng số câu:01
Tổng số điểm:3
Tỉ lệ %:30%
Đặc điểm chung của lớp thú. Đa dạng của lớp thú.
Tổng số câu:04
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ %:100%
ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 7. Tiết 55.
Năm học 2011-2012.
ĐỀ 1:
Câu 1(2,5 điểm): Trình bày những đặc điểm cấu tạo của da ếch thích nghi với chức năng hô hấp?
Câu 2(3 điểm): Tim của thằn lằn chứa những loại máu nào? Vì sao nói máu đi nuôi cơ thể của thằn lằn ít bị pha hơn so với máu đi nuôi cơ thể của ếch đồng?
Câu 3(1,5 điểm): Phân tích sự thích nghi với đời sống bay lượn trong cấu tạo của hệ tiêu hoá của chim?
Câu 4(3 điểm): Em hãy chứng minh sự hoàn thiện trong cấu tạo hệ tuần hoàn của thỏ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
Câu 1(2,5 điểm): Những đặc điểm của da ếch thích nghi với chức năng hô hấp:
Da trần, mỏng, bên trong có nhiều mao mạch, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp chất nhầy tao điều kiện cho khí cácbonic từ máu ngấm qua thành mạch đến da tan vào lớp chất nhày rồi hoà vào không khí.(1,5 điểm)
 Ngược lại, ôxi từ không khí lại tan trong lớp chất nhày, thấm qua da và thành mạch để vào máu.(1 điểm)
Câu 2(3 điểm):
Tâm nhĩ trái chứa máu đỏ tươi.(0,5 điểm)
Tâm nhĩ phải chứa máu đỏ thẫm.(0,5 điểm)
Tâm thất chứa máu pha.(0,5 điểm)
Ở giữa tâm thất có một vách hụt nên khi tâm thất co thì vách hụt gần như chia tâm thất thành hai nửa: nủa phải chứa máu đỏ thầm nhiều hơn, nửa trái chứa máu đỏ tươi nhiêù hơn.(1 điểm)
 Vì vậy máu đi nuôi cơ thể của thằn lằn ít bị pha hơn so với ếch đồng.(0,5 điểm)
Câu 3(1,5 điểm): Hệ tiêu hoá của chim có những đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn, giúp cơ thể nhẹ khi bay:
Hàm thiếu răng.(0,5 điểm)
Ruột ngắn, phân được thải nhanh.(0,5 điểm)
Không có ruột thẳng, phân không được tích trữ lại.(0,5 điểm) 
Câu 4(3 điểm): Hệ tuần hoàn của thỏ:
- Gồm tim 4 ngăn cùng với hệ mạch tạo thành hai vòng tuần hoàn.(1 điểm) 
- Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đổi chất mạnh ở thỏ.(1 điểm) 
- Thỏ là động vật hằng nhiệt.(1 điểm)
ĐỀ 2:
Câu 1(2,5 điểm): Hãy cho biết tim ếch chứa những loại máu nào? Tại sao máu đi nuôi cơ thể ở ếch lại có nồng độ ôxi thấp?
Câu 2(3 điểm): Giải thích tại sao khủng long cỡ lớn lại bị tiêu diệt còn bò sát cỡ nhỏ lại tồn tại đến ngày nay?
Câu 3(1,5 điểm): Hãy chứng minh đặc điểm cơ quan sinh dục của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
Câu 4(3 điểm): Em hãy chứng minh sự hoàn thiện trong cấu tạo hệ hô hấp của thỏ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Câu 1(2,5 điểm):
- Tâm nhĩ phải chứa máu đỏ thẫm nghèo ôxi. (0,5 điểm)
	-Tâm nhĩ trái chứa máu đỏ tươi giàu ôxi. (0,5 điểm)
	-Tâm thất chứa máu pha. (0,5 điểm)
Do máu đi nuôi cơ thể ở ếch là máu trộn lẫn giữa máu đỏ tươi giàu ôxi với máu đỏ thẫm nghèo ôxi tạo thành máu pha. (0,5 điểm)
Nồng độ ôxi trong máu pha thấp hơn trong máu đỏ tươi. (0,5 điểm)
Câu 2(3 điểm):
+ Khủng long cỡ lớn bị tiêu diệt vì:
Sự xuất hiện chim và thú là những động vật hằng nhiệt đã cạnh tranh nguồn thức ăn nơi ở..., thậm chí một số thú ăn thịt đã tấn công khủng long, một số thú gặm nhấm ăn trứng của khủng long. (1 điểm)
Do khí hậu lạnh đột ngột và thiên tai: ảnh hưởng đến sự quang hợp của thực vật(thức ăn của nhiều loài khủng long), thiên thạch va vào Trái đất làm phá huỷ nơi trú ẩn của khủng long....(1 điểm)
Bò sát cỡ nhỏ có thể sống sót và tồn tại cho đến ngày nay vì cơ thể nhỏ nên chúng dễ tìm nơi ẩn náu để trú rét và lẩn trốn kẻ thù, yêu cầu về thức ăn không nhiều.(1 điểm)
Câu 3(1,5 điểm):
- Ở chim mái, chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển(0,5 điểm) 
- Buồng trứng và ống dẫn trứng bên phải tiêu giảm.(0,5 điểm)
- Góp phần làm cho cơ thể chim nhẹ.(0,5 điểm)
Câu4(3 điểm): 
Hệ hô hấp của thỏ:
Hệ hô hấp gồm khí quản, phế quản và phổi.(1 điểm) 
Phổi lớn gồm nhiều túi phổi( phế nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh giúp sự trao đổi khí dễ dàng.(1 điểm)
Sự thông khí ở phổi thực hiện được nhờ sự co dãn các cơ liên sườn và cơ hoành.(1 điểm)

File đính kèm:

  • docde kiem tra t 55 sinh 7.doc