Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 55 đến 59

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Giúp GV đánh giá được kết quả học tập cảu học sinh về kiến thức kỹ năng và vận dụng, qua kiểm tra hs rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập.

2. Kĩ năng;

- GV Có được những suy nghĩ cải tiến bổ sung cho bài giảng hấp dẫn hơn gây được sự hứng thú học tập của học sinh.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho hs có ý thức học tập.

II. Phương tiện dạy học

1. GV: - Đề kiểm tra

2: HS: - Kiến thức đã học

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp- kiểm tra sĩ số;

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới:

1. Đề kiểm tra:

 I/ Trắc nghiệm ( 4điểm )

Câu 1. Hãy ghép đôi thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp.

A Kết quả B

1.Da có vảy sừng bao bọc

2. Đầu có cổ dài

3. Màng nhĩ nằm ở hốc

4. Mắt có mí cử động

 1:.

 

2:.

 

3:.

 

4:. A. bảo vệ mắt, có nước mắt để mắt không bị khô

B.Ngăn sự thoát hơi nước

C.Phát huy được giác quan tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

D.Bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ

Câu 2. Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì?

A. Cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước B. Có bộ lông dày giữ nhiệt

C. Nuôi con bằng sữa D. Tất cả các ý trên

Câu 3. Con non của Kanguru phải nuôi trong túi ấp là do?

A. Thú mẹ có đời sống chạy nhảy C. Con non chưa biết bú sữa

B. Con non rất nhỏ D. Tất cả các ý trên

Câu 4. Cách cất cánh của Dơi là?

 A. Nhún mình lấy đà từ mặt đất

 B. Chân rời vật bám buông mình từ trên cao

 C. Chạy lấy đà rồi cất cánh

 D. Tất cả các ý trên

Câu 5. Đặc điểm nào của cá Voi thích nghi với đời sống ở nước?

 A. Cơ thể hình thoi cổ ngắn

 B. Vậy lưng to giữ thăng bằng

 C. Mình có vẩy trơn

 D. Lớp mỡ dưới da dày.

Câu 6. Máu đi nuôi cơ thể của chim là?

 A. Máu đỏ thẫm. B. Máu đỏ tươi

 C. Máu pha. D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 7. Vì sao bộ não của thú có bán cầu đại não và tiểu não rất phát triển?

 A. Vì tai Thỏ rất thính

 B. Mắt Thỏ rất tinh

 C. Thú có hệ tuần hoàn hoàn thiện

 D.Vì thú có nhiều hoạt động phức tạp

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 55 đến 59, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể là máu pha.(1 đ)
Thú: Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. (1 đ).
Câu 2.(2đ).
Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với lối sống ở môi trường trên cạn là:
+Da khô, có vảy sừng bao bọc.
+ Cổ dài.
+ Mắt có mi cử động được, có nước mắt.
+ Thân dài đuôi rất dài.
+ Chân có vuốt.
Câu 3. Đặc diểm chung và vai trò của lớp thú (2 điểm)
Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất
Có lông mao bao phủ, bộ răng phân hóa thành 3 loại
Có hiện tượng thai sinh, nuôi con bằng sữa mẹ
Tim 4 ngăn, bộ não phát triển
Là động vật hằng nhiệt
 Vai trò; 
Làm thực phẩm
Làm dược phẩm
Làm sức kéo
Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ
Vật liệu thí nghiệm
4. Củng cố: 
- GV thu bài và nhận xét thái độ của hs. 
5. Dặn dò ; 
- Đọc trước bài: Môi trường sống, sự vận động - di chuyển.
Ngày soạn: .......................
Ngày dạy: 
Tuần:
chương VII. Sự tiến hóa của động vật
Tiết 56 môi trường sống và sự vận động - di chuyển.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức; 
- nêu được hình thức di chuyển của động vật, thấy được sự phức tạp và phân hóa của cơ quan di chuyển, ý nghĩa của sự phân hóa trong đời sống của động vật.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, thu thập thông tin và hoạt động nhóm.
3. Thái độ; 
- Giáo dục cho hs có ý thức bảo vệ môi trường và động vật.
II. Phương tiện dạy học
1. GV: - Tranh hình 53.1 sgk
2: HS: - Kẻ bảng sgk T 174 vào vở bài tập.
III. Tiến trình dạy học: 
1. ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới: 
*. Đặt vấn đề: Sự vận động và di chuyển là một đặc điểm cơ bản để phân biệt ĐV với TV. Nhờ có khả năng di chuyển mà ĐV có thể tìm thức ăn, bắt mồi tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản và lẫn trốn kẻ thù. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: 
- GV y/c hs ng/cứu sgk, qs hình 53.1 Ư làm BT .
 + Hãy nối các cách di chuyển ở các ô với loài động vật cho phù hợp. 
- GV treo tranh h 53.1 để hs chữa bài.
? ĐV có những hình thức sinh sản nào.
? Ngoài những ĐV trong sgk em còn biết những động vật nào. Nêu hình thức di chuyển của chúng.
- GV y/c hs rút ra kết luận.
HĐ 2: 
- GV y/c hs ng/cứu sgk và qs hình 52.2 T173 Ư Hoàn thành phiếu học tập sgk T174.
- GV ghi nhanh đáp án của các nhóm lên bảng theo thứ tự 1, 2, 3
? Tại sao lựa chọn loài ĐV với đặc điểm tương ứng
- ( Để củng cố kiến thức) Nhóm nào chọn sai GV giảng giải để hs lựa chọn lại.
- GV y/c hs theo dõi phiếu kiến thức chuẩn.
- GV y/c hs theo dõi nội dung trong phiếu học tập trả lời câu hỏi sau:
? Sự phức tạp và phân hóa này có ý nghĩa gì.
- GV tổng kết lại ý kiến của hs thành 2 vấn đề: 
+ Sự phân hóa về cấu tạo các bộ phận di chuyển.
+ Chuyên hóa dần về chức năng.
- GV y/c hs rút ra kết luận.
I. Các hình thức di chuyển . 
- ĐV có nhiều cách di chuyển như: Đi, bò, chạy, nhảy, bayphù hợp với môi trường và tập tính của chúng.
II. Sự tiến hóa các cơ quan di chuyển. 
 Sự phức tạp hóa và phân hóa của bộ phận di chuyển giúp ĐV di chuyển có hiệu quả thích nghi điều kiện sống.
4. Củng cố:
 1. Cách di chuyển “ Đi, bay, bơi” là của loài động vật nào ? 
 a. Chim b. Dơi c. Vịt trời Đáp án: C
 2. Nhóm ĐV nào dưới đây chưa có bộ phận di chuyển, có đời sống bám cố định ?
 a. Hải quì, đĩa, giun b. Thủy tức, lươn, rắn c. San hô, hải quì Đáp án: C 
3. Nhóm ĐV nào có bộ phận di chuyển phân hóa thành chi 5 ngón để cầm nắm ?
 a. Gấu, chó, mèo b. Khỉ, sóc, dơi c. Vượn, khỉ tinh tinh Đáp án:C 
5. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi sgk 
 - Kẻ bảng T 176 vào vở BT . Ôn lại nhóm ĐV đã học.
 - Đọc mục: “ Em có biết ”
Ngày soạn: ...............................
Ngày dạy: .
Tuần:
Tiết 57 tiến hóa về tổ chức cơ thể . 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- nêu được mức độ phức độ phức tạp dần trong cơ thể của các lớp ĐV thể hiện sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát,so sánh. Phân tích tư duy .
3. Thái độ; 
- Giáo dục cho hs có ý thức học tập và nghiên cứu kiến thức bộ môn .
II. Phương tiện dạy học
1. GV: - Tranh hình 54 sgk
2: HS: - Kẻ bảng T 176 SGK vào vở BT
III. Tiến trình lên lớp: 
1. ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu các hình thức di chuyển của động vật. Lấy ví dụ cụ thể.
3. Bài mới: 
* Đặt vấn đề: Trong quá trình tién hóa của ĐV, các hệ cơ quan được hình thành và hoàn chỉnh dần thông qua quá trình phức tập hóa nghĩa là các hệ cơ quan đó có sự hình thành các bbộ phận mới. Các bộ phận này được hoàn thiện dần đảm bảo chức năng sinh lí phức tạp, thích nghi điều kiện sống đặc trưng ở mối nhóm ĐV.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: 
- GV y/c hs qs tranh , đọc các câu trả lời Ư hoàn thành bảng vào vở BT.
- GV lưu ý gọi nhiều nhóm để biết ý kiến của hs ( GV ghi phần bổ sung vào cạnh bảng để hs theo dõi và trao đổi)
- GV kiểm tra số lượng nhóm có kết quả đúng và chưa đúng.
- GV y/c hs qs nội dung bảng chuẩn.
HĐ 2: 
- GV y/c hs qs lại nội dung bảngƯ trả lời câu hỏi: 
? Sự phức tạp hóa các hệ cơ quan hô hấp. Tuần hoàn, thần kinh, sinh dục được thể hiện như thế nào qua các lớp ĐV đã học.
- GV ghi tóm tắt ý kiến các nhóm lên bảng, và cho các nhóm khác có ý kiến bổ sung.
- GV nhận xét đánh giá và y/c hs rút ra kết luận về sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể.
I. So sánh 1 số hệ cơ quan của động vật.
II. Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể. 
- Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể của các lớp ĐV thể hiện ở sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng: 
+ Các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn.
+ Giúp cơ thể thích nghi với môi trường sống.
4. Củng cố; 
 ? Hãy chứng minh sự phân hóa và chuyên hóa của hệ tuần hoàn và hệ thần kinh của động vật.
5. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi sgk 
 - Kẻ bảng 1, 2 vào vở BT.
 - Tìm hiểu các hình thức sinh sản của động vật.
Ngày soạn: ............................
Ngày dạy: ..
Tuần:
Tiết 58 tiến hóa về sinh sản .
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức; 
- nêu được sự tiến hóa các hình thức sinh sản ở ĐV từ đơn giản đến phức tạp ( sinh sản vô tính đến sinh sản hữu tính) và thấy được sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản HT.
2. Kĩ năng; 
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát,so sánh, phân tích tư duy .
3. Thái độ:
- Giáo dục cho hs có ý thức bảo vệ đông vật đặc biệt trong mùa sinh sản .
II. Phương tiện dạy học
1. GV: - Tranh sinh sản vô tính ở trùng roi, thủy tức, sự chăm sóc trứng và con.
2: HS: - Kẻ bảng 1, 2 vào vở BT
III. Tiến trình dạy học: 
1. ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Trình bày sự chuyên hóa của cơ quan hô hấp, tuần hoàn của động vật.
 3 . Bài mới: 
* Đặt vấn đề: Sinh sản là đặc điểm đặc trưng của sinh vật để duy trì nòi giống. ĐV có những hình thức sinh sản nào ? Sự tiến hóa các hình thức sinh sản thể hiện như thế nào? 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: 
- GV y/c hs ng/cứu sgk và trả lời câu hỏi:
? Thế nào là sinh sản vô tính.(HS: Không có sự kết hợp đực cái)
? Có những hình thức sinh sản vô tính nào( HS: Phân đôi, mọc chồi)
- GV treo tranh 1 số hình thức sinh sản VT ở ĐVKXS.
? Hãy phân tích các hình thức sinh sản ở thủy tức và trùng roi.
? Tìm 1 số ĐV khác có kiểu sinh sản giống như trùng roi.( hs: Trùng Amíp, trùng giày)
Hoạt động 2 
? Thế nào là sinh sản hữu tính.(hs: Có sự kết hợp đực và cái) 
? So sánh SSVT với SSHT ( hoàn thành bảng 1) 
- GV kẻ bảng để hs so sánh.
HTSS
Số cá thể
Thừa kế Đ2 của
1cáthể
2 cá thể
Vô tính
1
x
H.tính
2
x
? Từ nội dung này rút ra nhận xét gì.(hs:SSHT ưu việt hơn SSVT: kết hợp đặc tính cả bố và mẹ) 
? Em hãy kể tên1 số ĐVKXS và ĐVCXS sinh sản hữu tính.(hs: Thủy tức, giun đất, châu chấu, sứagà, mèo, chó)
- GV phân tích: 1 số ĐVKXS có cơ quan SD đực và cái trên một cơ thể được gọi là lưỡng tính. Y/C hs trả lời :
? Hãy cho biết giun đất, giun đũa cơ thể nào là lưỡng tính, phân tính và có hình thức thụ tinh ngoài thụ tinh trong.
- GV y/c hs tự rút ra kết luận: SSHT và các hình thức SSHT.
HĐ 3: 
? Hình thức SSHT hoàn chỉnh dần qua các lớp ĐV được thể hiện như thế nào
- GV tổng kết ý kiến của các nhóm thông báo đó là những đặc điểm thể hiện sự hoàn chỉnh hình thức SSHT.
- GV y/c các nhóm hoàn thành bảng sgk 
- GV kẻ sẳn bảngƯ treo để hs chữa bài
- GV cho hs theo dõi bảng chuẩn.
- GV y/c hs dựa vào bảng trả lời:
? Thụ tinh trong ưu việt hơn thụ tinh ngoài như thế nào.
? Sự đẻ con tiến hóa hơn so với đẻ trứng ntn.( Phôi phát triển an toàn hơn)
Tại sao sự phát triển trực tiếp lạitiến bộ hơn so với phát triển gián tiếp.( Tỉ lệ con non phát triển cao hơn)
? Tại sao hình thức thai sinh thực hiện trò chơi học tập là tiến bộ nhất trong giới ĐV
- GV cho hs rút kết luận.
I. Sinh sản vô tính . 
- Sinh sản vô tính không có sự kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái.
- Hình thức sinh sản: 
 + Phân đôi cơ thể
 + Sinh sản sinh dưỡng: Mọc chồi, tái sinh.
II. Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể. 
- SSHT là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái tạo thành hợp tử.
- SSHT trên cá thể đơn tính hay lưỡng tính.
III. Sự tiến hóa các hình thức sinh sản.
- Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản thể hiện:
+ Từ thụ tinh ngoài Ư thụ tinh trong
+ Đẻ trứng nhiều Ư đẻ trứng ít Ư đẻ con
+ Phôi phát triển có biến thái Ưphát triển trực tiếp không có nhau thai Ưphát triển trực tiếp có nhau thai.
+ Con non không được nuôi dưỡng Ư con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ Ư được học tập thích nghi với cuộc sống.
4. Củng cố;
- GV yêu cầu HS hệ thống lại nội dung bài học
5. Dặn dò: 
- Ôn tập : Đặc điểm chung các ngành ĐV đã học. 
Ngày soạn: ..............................
Ngày dạy: 
Tuần: 
Tiết 59 cây phát sinh giới động vật .
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 
- nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hóa thạch và đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật.
2. Kĩ năng; 
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát,so sánh, phân tích tư duy .
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho hs có ý thức nghiên cứu bộ môn .
II. Phương tiện dạy học
1. GV: - Tranh sơ đồ hình 56.1 sgk, cây phát sinh động vật
2: HS: - Nghiên cứu sgk.
III. Tiến trình lên lớp: 
1. ổn định lớp- Kiểm tra sĩ số:

File đính kèm:

  • doc55-59.doc