Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 54: Chữa một số bài tập trong vở bài tập Sinh 7 - Nhà xuất bản Giáo dục 2006 - Võ Văn Chi

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC 2006

I/MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

Cũng cố 1 số kiến thức cơ bản trong chương trình sinh học 7 .

Giúp học sinh nắm sâu hơn những kiến thức về những động vật gần gũi được nuôi trong gia đình.các động vật hoang dại cần được bảo vệ chăm sóc.

2.Kỹ năng:

Rèn luyện tính cần cù siêng năng ,chịu khó nghiên cứu tìm tòi.

Tập thói quen tư duy biết ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

3.Thái độ:

Làm cho hs có ý thức ham học tập bộ môn.yêu thích bộ môn.

II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Các kiến thức đã học trong học kỳ II.

Vở bài tập sinh 7 tập 2(nhà xuất bản ĐHSH)

III/HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.

Hoạt động 1:các kiến thức về lớp cá:

1.bóng hơi:

Bóng hơi thông với thực quản nhưng sự phồng dẹp của bóng hơi không phải cá đớp hay nhả không khí mà do thành trong của bóng hơi có nhiều mạch máu và các đám tế bào tuyến khí có khả năng hấp thụ hoặc tiết ra khí làm bóng hơi xẹp hay phồng,tạo điều kiện cho cá chìm nổi dễ dàng.

2/Khái niệm về THẬN

Trong quá trình phát triển phôi sinh của 1 số loài động vật có xương sống(bò sát,chim,thú)có sự xuất hiện nối tiếp theo thời gian và theo vị trí từ trước ra sau của 3 loại thận:thận trước(tiền thận)thận giữa(trung thận)thận sau(hậu thận).

Thận trước bao gồm những ống thận có phễu,thu sản phẩm bài tiết từ khoang cơ thể(thể xoang)đổ vào ống thận trước.Thận trước là thận hoạt động của ấu trùng 1 số loài cá và lưỡng cư.

Thận giữa nằm ở phía sau thận trước.ống thận của thận giữa không còn liên hệ với khoang cơ thể,đầu ống thận hình thành 1 túi bao lấy 1 búi mạch gọi là nang Baoman,có nhiệm vụ lọc chất bài tiết từ máu theo ống dẫn(ống Vônphơ)để đổ vào khoang huyệt hoặc bóng đái.thận giữa là thận hoạt động của cá và lưỡng cư và chỉ có ở chim,thú trong giai đoạn phôi.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 7 - Tiết 54: Chữa một số bài tập trong vở bài tập Sinh 7 - Nhà xuất bản Giáo dục 2006 - Võ Văn Chi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết54.ngày soạn:16/03/2011.	Võ Văn Chi
BÀI TẬP
CHỮA MỘT SỐ BÀI TẬP TRONG VỞ BÀI TẬP SINH 7
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC 2006
I/MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Cũng cố 1 số kiến thức cơ bản trong chương trình sinh học 7 .
Giúp học sinh nắm sâu hơn những kiến thức về những động vật gần gũi được nuôi trong gia đình.các động vật hoang dại cần được bảo vệ chăm sóc.
2.Kỹ năng:
Rèn luyện tính cần cù siêng năng ,chịu khó nghiên cứu tìm tòi.
Tập thói quen tư duy biết ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
3.Thái độ:
Làm cho hs có ý thức ham học tập bộ môn.yêu thích bộ môn.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các kiến thức đã học trong học kỳ II.
Vở bài tập sinh 7 tập 2(nhà xuất bản ĐHSH)
III/HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
Hoạt động 1:các kiến thức về lớp cá:
1.bóng hơi:
Bóng hơi thông với thực quản nhưng sự phồng dẹp của bóng hơi không phải cá đớp hay nhả không khí mà do thành trong của bóng hơi có nhiều mạch máu và các đám tế bào tuyến khí có khả năng hấp thụ hoặc tiết ra khí làm bóng hơi xẹp hay phồng,tạo điều kiện cho cá chìm nổi dễ dàng.
2/Khái niệm về THẬN
Trong quá trình phát triển phôi sinh của 1 số loài động vật có xương sống(bò sát,chim,thú)có sự xuất hiện nối tiếp theo thời gian và theo vị trí từ trước ra sau của 3 loại thận:thận trước(tiền thận)thận giữa(trung thận)thận sau(hậu thận).
Thận trước bao gồm những ống thận có phễu,thu sản phẩm bài tiết từ khoang cơ thể(thể xoang)đổ vào ống thận trước.Thận trước là thận hoạt động của ấu trùng 1 số loài cá và lưỡng cư.
Thận giữa nằm ở phía sau thận trước.ống thận của thận giữa không còn liên hệ với khoang cơ thể,đầu ống thận hình thành 1 túi bao lấy 1 búi mạch gọi là nang Baoman,có nhiệm vụ lọc chất bài tiết từ máu theo ống dẫn(ống Vônphơ)để đổ vào khoang huyệt hoặc bóng đái.thận giữa là thận hoạt động của cá và lưỡng cư và chỉ có ở chim,thú trong giai đoạn phôi. 
Thận sau nằm sau thận giữa và là thận hoạt động của chim và thú.
Lớp lưỡng cư:
 Eách có 1 đốt sống cổ,sọ ếch có 2 lồi cầu chẩm khớp với 2diện khớp ở đốt sống cổ khiến ếch chỉ thực hiện được động tác cúi gập đầu mà không quay đầu được.
Lớp bò sát:
Khe huyệt:
Khe huyệt nằm ở mặt bụng phần cuối thận,từ khe đổ ra ngoài:phân,nước tiểu và sản phẩm sinh dục.Khe huyệt thông với túi huyệt .đổ vào túi huyệt có phần cuối của ống tiêu hoá và ống sinh dục.
Hiện tượng noãn thai sinh:
Hiện tượng noãn thai sinh hay hiện tượng đẻ trứng thai.Trong hiện tượng noãn thai sinh ở thằn lằn bóng hoa,cá thể cái đẻ con,trong hiện tượng này trứng nằm trong ống dẫn trứng trong 1 thời gian dài.trong thời gian đó phôi tiếp tục phát triển nhờ sử dụng chất noãn hoàng có ở trong trứng.Cuối cùng trứng nở thành con nên khi đẻ là đẻ con.
*Hiện tượngthích nghi thứ sinh:
Tổ tiên bò sat sống trên cạn.Tuy nhiên có 1 số loài với số lượng không nhỏ,trong quá trình phát triển đã quay trở về môi trường nước để sinh sống và đã có 1 số đặc điểm thích nghi với môi trường đó(chân có màng bơi)Song vẫn giữ những đặc điểm caaus tạo thích nghi với đời sống trên cạn như tổ tiên của chúng(cơ thể có vảy sừng khô bao bọc,thở chủ yếu bằng phổi,mắt có mi mắt)cũng vì những lẽ đó mà lớp bò sát vẫn được coi ĐVCXS thích nghi với đời sống ở cạn.Hiện tượng trở lại môi trường nước để sinh sống ở 1 số loài được gọi là hiện tượng thích nghi thứ sinh.
Lớp chim:
Các bộ phận cơ thể chim thích nghi với sự bay:
a.Hàm chim thiếu răng,làm đầu chim nhẹ.Đặc biệt chim thường có cổ dài khi bay cổ chim vươn thẳng được ra phía trước,cổ dài linh hoạt phát huy các giác quan trên đầu,mở rộng tầm quan sát của chim,thích nghi với công việc rỉa lông,bắt mồi,tấn công,bảo vệ khi kẻ thù tấn công,làm tổ,mớm mồi cho con.
b.Chân chim cao (xương bàn dài)có tác dụng nâng chim lên khỏi mặt đất tạo nên tầm nhìn cao,mở rộng sự quan sát của chim.
Lớp thú:
Sự sinh sản đẻ con thai sinh là tiến bộ nhất.
Sự phát triển phôi ở thỏ không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng.Ở thỏ phôi được nuôi bằng chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ qua nhau thai nên ổn định.
.
Phôi thỏ được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn và có đầy đủ các điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển
Con sơ sinh và con non được nuôi bằng sữa mẹ(bổ,ổn định và chủ động)không lệ thuộc vào con mồi trong tự nhiên và khả năng bắt mồi của con non như những loài ĐVCXS đẻ trứng khác.
IV/KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ:
1.Trình bày quá trình tiến hoá của thận từ lớp cá đến lớp thú?
2.hiện tượng đẻ trứng,noãn thai sinh,thai sinh có gì khác nhau?cho biết sự hoàn chỉnh của hiện tượng thai sinh?
3.tính thích nghi của động vật qua các lớp đã học thể hiện như thế nào?
4.Hiện tượng thích nghi thứ sinh là gì?giải thích?cho ví dụ minh hoạ?
V/DẶN DÒ:
Ôn lại toàn bộ các kiến thức đã học từ đầu HK II.(từ lớp cá đến lớp thú)
Chú ý những đặc điểm thích nghi,đặc điểm tiến hoá,đặc điểm chung của từng lớp.
Chuẩn bị kiểm tra trong tiết tới.(tiết 55)
Kẻ bảng 174 sgk vào vở học.
BẢNG:
SỰ PHỨC TẠP HOÁ VÀ PHÂN HOÁ CƠ QUAN DI CHUYỂN Ở ĐỘNG VẬT
ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN DI CHUYỂN
TÊN ĐỘNG VẬT
Chưa có cơ quan di chuyển,có đời sống bám,sống cố định
Chưa có cơ quan di chuyển,di chuyển chậm,kiểu sâu đo
Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản(mấu lồi cơ và tơ bơi)
Cơ quan di chuyển đã phân hoá thành chi phân đốt
Cơ quan di chuyển được phân hoá thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau
5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi
2 đôi chân bò,1 đôi chân nhảy
Vây bơi với các tia vây
Chi 5 ngón có màng bơi
Cánh được cấu tạo bằng lông vũ
Cánh được cấu tạo bằng màng da
Bàn tay,bàn chân cầm nắm

File đính kèm:

  • docCopy of T53.doc
Giáo án liên quan